
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Tác giả: Lại Trang
Với những ai là Fan hâm mộ của nghệ thuật thị giác, nhưng không có cơ hội để theo đuổi chuyên ngành thú vị này hoặc gia nhập một trung tâm đồ họa có tiếng với học phí khá chát, chắc chắt rằng, tự học thiết kế đồ họa là câu hỏi mà các bạn đã đặt ra cho mình rất nhiều lần. Nhưng tự học thiết kế đồ họa bắt đầu từ đâu? Cần trau dồi, trang bị những gì? Và cần lưu ý ra sao? Nếu thật sự đang tìm một lời giải, bài viết ngay sau đây sẽ dành cho bạn.
Merriam-Webster, từng định nghĩa về bộ môn Infographics (Thiết kế đồ họa) như sau “Graphic Design is the art or profession of using design elements (as typography and images) to convey information or create an effect, also a product of this art”
Chúng ta có thể tạm dịch là nghệ thuật ứng dụng các hình ảnh và yếu tố thiết kế để truyền tải những thông điệp hoặc sáng tạo ra một hiệu ứng hay tác phẩm nghệ thuật. Tuy vậy, khác với tranh vẽ hay điêu khắc, thiết kế đồ họa ứng dụng trên nền tảng công nghệ. Điều này đồng nghĩa rằng, đam mê nghệ thuật hay năng lực cảm thụ hình ảnh cũng chỉ là một phần nhỏ dẫn lối bạn đến với nghiệp thiết kế đồ họa sớm hơn, chứ không phải là thành tố quyết định.
Do đặc thù này, mà tự học thiết kế đồ học cũng khó khăn hơn nhiều so với những bộ môn cơ học, vì nó buộc bạn phải ứng dụng liên tục và khối óc sáng tạo của mình kết hợp với năng lực công nghệ. Trong bối cảnh chiếm sóng của truyền thông, hàng loạt những tác phẩm thiết kế đồ họa trở nên đắt giá so với những chiến dịch hay những bài viết dài bởi khả năng truyền tải thông điệp cao.
Được xếp vào tốp những ngành hot hút được sự quan tâm đặc biệt của giới trẻ, nhưng thực tế, thiết kế đồ họa vẫn còn là một ngành khá mới tại Việt Nam và chưa có nhiều cơ sở đào tạo công lập. Trong khi đó, học phí cao và số lượng các trung tâm về thiết kế đồ họa mới được mở ra tại nhiều thành phố lớn như Thành phố Hồ Chí Minh, Hà Nội, Đà Nẵng chính là một trong những bất cập chung cho những Fan chân chính của bộ môn thú vị có thể theo đuổi một cơ hội nghề nghiệp nghiêm túc.
May mắn rằng, theo học các trường đại học, cao đẳng, trung tâm không phải là con đường duy nhất để những tín đồ của ngành này trau dồi tri thức và theo đuổi đam mê. Nếu thật sự, mong muốn gắn bó với nghiệp Infographic Designer không qua hai con đường trên, bạn sẽ bắt buộc phải chủ động tự học đồ họa. Vậy bạn cần phải bắt đầu học tự học đồ họa từ đâu và như thế nào?
Xem thêm: Học thiết kế đồ họa ra làm gì?
Bạn chắc chắn đồng ý với Trang rằng, việc tự học chưa bao giờ dễ dàng và tự học thiết kế đồ họa còn khó hơn thậm chí là nhàm chán hơn rất nhiều lần vì phải bắt đầu làm quen với một mớ kiến thức chuyên ngành và cảm giác tốn thời gian khủng khiếp.
Do vậy, thứ mà bạn cần đầu tiên khi mong muốn theo đuổi thiết kế đồ họa chính chưa phải là công nghệ hay những nguyên lý pha màu hay ý tưởng mà là thời gian và đam mê đủ lớn. Bạn có thật sự thích thiết kế đồ họa hay không? Bạn có sẵn sàng dành vài tiếng đồng hồ lướt newfeed săn hàng giá rẻ hay cập nhập những tin nóng trên mạng xã hội để rèn luyện thói quen đọc tài liệu và tham khảo những mẫu thiết kế đồ họa hay không?
Bạn có sẵn sàng dành một khoảng thời gian nho nhỏ trong giờ nghỉ ngơi buổi tối sau công việc mình đang làm để tập trung vào những video hướng dẫn thiết kế và mày mò làm theo không? Nếu câu trả lời là “Có”, bạn đang đáp ứng được thành tố quan trọng đầu tiên trên hành trình tự học thiết kế đồ họa của mình rồi đấy. Hãy chuyển sang công cụ chuyên ngành tiếp theo để tiến gần hơn đến giấc mơ trở thành nhà thiết kế đồ họa chuyên nghiệp của bằng con đường tự học nhé.
Xem thêm: Mô tả công việc nhân viên thiết kế đồ họa chi tiết
Như đã nhấn mạnh, đam mê và sự kiên trì chính là từ khóa đầu tiên bạn phải sở hữu, nhưng những phẩm chất này là chưa đủ, thành tố quan trọng nhất, bạn phải đảm bảo chính là những kiến thức chuyên ngành trong thiết kế đồ họa. Nói cách khác là nền tảng về thiết kế, mỹ thuật và kiến trúc cho phép sáng tạo ra những sản phẩm gần với với thói quen thị giác của con người. Mục đích lớn nhất của thiết kế đồ họa là phục vụ nhãn quan của tiêu dùng.
Bên cạnh những yêu cầu, mong muốn về chất lượng sản phẩm đã trao đổi trước đó, những yếu tố thuộc nguyên lý thị giác sẽ giúp các “ma mới” của nghề đồ họa có thể phối hợp được những hình khối phù hợp, màu sắc tinh tế và có thể truyền tải được thông điệp của mình hay của một thương hiệu. Trong bối cảnh công nghệ số bành trướng, nguyên lý thị giác cực kỳ quan trọng. Đây cũng là triết lý nền tảng cho bất kỳ ai theo thiết kế đồ họa từ những ngày đầu dù trong môi trường đào tạo đại học, tại trung tâm hay tự học tại nhà.
Trong nguyên lý này, bạn cần thiết đáp ứng được đầy đủ những yếu tố cơ bản sau: Đường nét, màu sắc, mảng khối, không gian, chất liệu, cách bố trí sắp xếp vật thể, điểm nhấn, kích cỡ và nhịp điệu.
Thiếu đi những điều này đồng nghĩa rằng, bạn đang thiếu đi một lỗ hổng to đùng trong những kiến thức nền tảng.
Tìm hiểu thêm: Nguyên tắc thiết kế logo cho Designer mới
Bạn có khả năng vẽ rất tốt, bạn đam mê đồ họa và có nền tảng về nguyên lý thị giác tốt, tuy nhiên, đây cũng chỉ là một điểm công để bạn theo đuổi con đường thiết kế đồ họa chuyên nghiệp. Nếu tự học thiết kế đồ họa, ngoài hai nhân tố kia, bạn cần xác định những kỹ năng công nghệ chuyên biệt của ngành học và dành thời gian làm quen và học tập chúng.
Bởi lẽ, những phần mềm thiết kế của hãng adobe sẽ là phương tiện để biến những ý tưởng của bạn và những kiến thức về nguyên lý thị giác bạn đang để trong đầu thành sự thật. Trong hàng tá những công cụ mà một dân chuyên thiết kế chuyên nghiệp sử dụng mà hàng loạt Vlogger ca ngợi, 3 phần mềm bất ly thân với dân thiết kế tham gia trực tiếp vào công cuộc thiết kế của bạn ngay từ những ngày đầu tiên bao gồm: Photoshops, Lightroom, Illustrator, Indesign.
Trong đó, photoshop được biết đến là công cụ chỉnh sửa ảnh thần thánh. Bạn có thể xóa phông, tăng sáng, lựa chọn màu sắc yêu thích, chèn text, tạo hiệu ứng, thậm chí làm video animation...đều có thể làm được. Trong khi đó, Illustrator là công cụ hỗ trợ tín đồ của đồ họa thiết kế các sản phẩm in ấn trên nền tảng các hình ảnh vector quen thuộc trong truyền thông, quảng cáo như logo, banner, namecard, brochure,...một cách chuyên nghiệp. Còn Indesign chính là phần mềm bắt buộc nằm lòng của người thiết kế đặc biệt là những ai có tham vọng đầu quân vào các tòa soạn tạp chí, tòa soạn báo, các trang tin vì nó cho phép dàn trang.
Dĩ nhiên, nếu chỉ mong muốn học thiết kế đồ ở họa ở mức trung bình hay đủ năng lực tạo ra những sản phẩm đồ họa mà mình yêu thích hay phục vụ công việc truyền thông hiện tại, thành thạo photoshop là đủ. Vì trên thực tế đây là phần mềm tổng quát cho phép bạn có thể thực hiện đầy đủ được chức năng của cả hai lựa chọn còn lại. Tuy vậy, tính không thực sự chuyên dụng cho tính năng nào sẽ làm bạn mất nhiều thời gian hơn trong quá trình xây dựng ý tưởng thiết kế.
Suy cho cùng, nguyên lý thị giác cũng chỉ là tài liệu, kiến thức nền tảng cho bạn để ứng dụng vào thiết kế và để tạo ra độ mỹ miều cho bề ngoài của sản phẩm, nhưng để có thể tạo tính cạnh tranh về thương hiệu, những sản phẩm thiết kế của bạn phải mang một “thần thái”riêng. Thần thái của mỗi tác phẩm phụ thuộc vào năng lực sáng tạo của bạn như thế nào.
Ý tưởng là thành tố quan trọng và được đánh giá cao của dân thuận não phải. Bởi lẽ nó tạo ra được sự độc đáo, những cái mới và thoát khỏi bóng của những sản phẩm đã có trước đó. Dĩ nhiên, sáng tạo không đơn giản là tưởng tượng vô căn cứ mà là một quá trình suy nghĩ, tìm tòi và học tập để tạo ra một màu sắc riêng cho chính mình. Đây cũng là phẩm chất để nhận định rằng, bạn có phù hợp với lựa chọn nghề liên quan đến nghệ thuật hay không.
Để tự học thiết kế đồ họa, ngoài những thành tố quan trọng bạn cần phải nằm lòng và trau dồi liên tục trên đây, dẫu biết là sẽ khó cho bạn có thể bố trí một nhiệm vụ khác song song với cuộc sống thường nhật, nhất là khi bạn đã có một công việc ổn định. Tuy vậy, để có thể rút ngắn được quãng thời gian tự học của một cách đáng kể. Những kỹ năng này bao gồm: Kỹ năng vẽ phác thảo sketch, kỹ năng ngoại ngữ đặc biệt là tiếng Anh và kiến thức Marketing - thương hiệu. Trong đó, thành thạo việc vẽ phác thảo là cách dễ dàng nhất để ghi lại và lột tả những ý tưởng của bạn. Bạn có thể vẽ trên giấy hoặc trên máy tính dựa vào những công cụ đã được list ở trên nhé.
Năng lực ngoại ngữ cũng là một khía cạnh khác mà bạn cần phải trau dồi bởi lẽ, nguồn tài liệu tham khảo từ các tạp chí nổi tiếng và cả những cuốn sách được viết bởi các chuyên gia đồ họa đều có xuất xứ nước ngoài và là người tự học, bạn cần một vốn ngôn ngữ chuyên ngành để thẩm thấu những điều này.
Kiến thức về Marketing và thương hiệu là một nội dung quan trọng không kém mà quá trình tự học thiết kế đồ họa bạn cần phải lưu tâm. Đây chính là một bước quan trọng trong khâu định hướng nghề nghiệp sau này. Marketing - thương hiệu là hai lĩnh vực ứng dụng lớn nhất của thiết kế đồ họa tính đến thời điểm hiện tại. Nắm được những kiến thức nền tảng sẽ tạo điều kiện để bạn hòa trộn thiết kế của mình theo xu thế của thị trường và thị hiếu của người tiêu dùng lẫn những nét độc đáo, riêng biệt trong phong cách.
Xem thêm: Việc làm Marketing
Ngoài ra, công cụ học tập và thực hành cho những “bữa tiệc ý tưởng”trong đầu của một dân mê Designer đang tập tành những bước đầu chính là một chiếc máy tính tốt.
Theo những dân chuyên, một máy tính được mệnh danh là “Laptop đồ họa” có thể xử lý tất cả các tác vụ của thiết kế phức tạp thường sẽ rơi vào giá từ trên 20 triệu đồng.
Tuy vậy, khi bạn mới bắt đầu tự học và mong muốn tạo dựng ra những sản phẩm thiết kế đơn giản đặc biệt là khi điều kiện tài chính không cho phép, bạn vẫn có thể lựa chọn các sản phẩm rẻ hơn, song phải chắc chắn rằng, nó đáp ứng được phiên bản phần mềm như Photoshop cc 14, Illustrator hay Indesign và có thể mở được nhiều tab để tham khảo.
Thường thường, để thiết kế ra dạng đồ họa 2D chuyên nghiệp, bạn cần đến Laptop có CPU Core I7, RAM 8GB, ổ cứng SSD, màn hình full HD 1920 x 1080. Dĩ nhiên, loại này cần bạn bỏ ra nhiều kinh tế hơn, nhưng không hẳn là yêu cầu cần kíp. Bạn có thể học dần từ những chiếc máy tính cũ với điều kiện đáp ứng được độ nặng của những phần mềm bạn tải về và phục vụ cho công việc học tập.
Dĩ nhiên, việc tạo ra cảm hứng để tăng động lực học đồ họa mỗi ngày cũng rất quan trọng. Hãy bỏ qua chiếc bàn mini của mình trên giường và sắm một chiếc bàn gỗ và trang trí cho góc học tập và làm việc cho mình bằng những hình vẽ đồ họa, tạp chí nổi tiếng mà bạn thích để tăng cảm hứng học hành nhé.
Trong khi đối với những sinh viên năm thứ 2 chuyên ngành thiết kế đồ họa trong các trường cao đẳng, đại học hay một thời gian tại trung tâm chuyên nghiệp có thể ra thực tập, thì không ít người tự học đồ họa sốt ruột không rõ, nếu tự học đồ họa sẽ kiếm tiền như thế nào. Trên thực tế, điều gì cũng có hai mặt. Việc tự học dĩ nhiên sẽ mất nhiều thời gian hơn, song những kinh nghiệm thực tiễn bạn tích lũy sẽ ứng dụng tốt hơn trong quá trình làm nghề.
Cơ hội cho những ứng viên tự học đồ họa hay được đào tạo bài bản thì tương đương như nhau. Nếu chăm chỉ tích lũy, cày cuốc,rèn luyện, khi thành thục và tích lũy kiến thức, bạn có thể xin vào một công ty in ấn, một công ty chuyên thiết kế quảng cáo, các client hay các Agency. Ngoài ra, đặc thù nghệ sĩ cho phép đam mê thiết kế đồ họa của bạn bằng lựa chọn Freelancer và làm trong thời gian rảnh rỗi…
Dĩ nhiên, lựa chọn này yêu cầu ở bạn quá trình rèn luyện khá lâu. Mức lương hiện tại cho dân thiết kế đồ họa rơi vào khoảng 8 -12 triệu đồng. Mức lương này, khá ổn và nằm trong tốp những ngành nghề đang khát nhân lực hiện nay khi xu hướng marketing, thương hiệu bành trướng. Cơ hội để săn lùng được một công việc mơ ước ngay cả khi tự học đồ họa cũng còn quá khó khăn như bạn nghĩ nữa.
Trên đây chính là toàn bộ những kinh nghiệm xoay quanh chủ đề tự học thiết kế đồ họa của timviec365.vn . Hi vọng rằng, nó thật sự hữu ích với bạn và tạo động lực để giúp bạn chinh phục được công việc mơ ước.
Graphic Designer là gì? Tìm hiểu nghề “hái ra tiền” hot nhất hiện nay
Ngoài những thông tin về cách để tự học thiết kế đồ họa bạn có thể tham khảo đầy đủ những tri thức xoay quanh bộ môn lý thú này trong bài viết dưới đây nhé.
Graphic Designer là gì? Tìm hiểu nghề “hái ra tiền” hot nhất
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận