Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 06 năm 2024
Hầu hết, những ông lớn của làng công nghệ như Google, Microsoft, Facebook, Apple, Intel,… đều dùng đến Nginx. Là một dân công nghệ, bạn có chắc chắn hiểu Nginx là gì mà lại được nhiều doanh nghiệp lớn toàn cầu ưu ái đến như vậy? Bài chia sẻ của Phượng ngay sau đây sẽ mang đến cho bạn, không chỉ dân công nghệ, những thông tin quan trọng về Nginx. Hãy theo dõi thật kỹ nếu như bạn muốn khám phá về nó và áp dụng vào công việc của mình.
Trước khi hiểu thật rõ về Nginx, bạn hãy hình dung về điều này: một ứng dụng công nghệ nào đó được tạo ra và chúng ta cần có một web server thực sự phù hợp lưu trữ nó. Nginx xuất hiện để thực hiện nhiệm vụ đó.
Nginx còn được các kỹ sư công nghệ gọi là “engine – ex”, là một web server mã nguồn mở có tiếng từ lâu trong hệ thống máy chủ. Ở thời điểm Nginx ra đời, người ta sử dụng nó với mục đích chính là phục vụ cho http. Cho đến nay, chức năng của nó đã được mở rộng hơn rất nhiều. Người ta dùng nó để làm ra các HTTP Load Balancer, Email Proxy, Reverse Prox.
Kiến trúc sự kiện trong Nginx không đồng bộ và điều đó đã tạo ra lợi thế giúp nó mở rộng tính năng, không chỉ tăng tốc độ mà còn tăng sự uy tín. Khả năng có thể xử lý một lúc hàng ngàn các kết nối khác nhau của Nginx đã khiến cho nó trở thành một sự lựa chọn hàng đầu của rất nhiều doanh nghiệp, đặc biệt là những doanh nghiệp thương mại điện tử đang vận hành chính trên website.
Xem thêm: Promise Javascript là gì? Sử dụng Promise trong Javascript
Muốn biết Nginx hoạt động như thế nào thì bạn sẽ phải biết một máy chủ web server hoạt động như thế nào trước.
Nếu nhận được yêu cầu về việc mở ra một trang web nào đó thì trình duyệt tự động kết nối tới server chứa trang web ấy và đồng thời cũng tiến hành chức năng tìm kiếm yêu cầu mà khách hàng thao tác ngay tại chính trang web này để gửi trở lại trình duyệt. Nginx sẽ tiến hành sự hoạt động của nó theo Event Driven và Asynchronous. Đây là những kiến trúc của một tiến trình, hoạt động dựa trên Worker Connections.
Worker Connections sẽ gửi truy vấn tới Worker Process, tiếp theo Worker Process làm nhiệm vụ gửi chúng tới cho Master Process (Process cha). Process này sẽ gửi lại kết quả cuối cùng.
Mỗi một Worker Connections có thể xử lý yêu cầu ở con số rất lớn, cụ thể là 1024. Đó là lý do vì sao nginx có thể xử lý rất rất nhiều yêu cầu tính đến hàng ngàn mà vẫn chẳng hề có chút trục trặc nào xảy ra. Các kỹ sư công nghệ cho biết, môi trường tốt nhất giúp cho Nginx hoạt động hiệu quả đó chính là khi có yêu cầu tìm kiếm diễn ra, trong Cloud Storage và trong các hoạt động thương mại điện tử.
Xem thêm: Programmer là gì? Và những nội dung liên quan đến programmer
Việc làm it phần mềm tại Hồ Chí Minh
Có một list dài các tính năng đặc biệt và vượt trội của Nginx. Những gạch đầu dòng dưới đây sẽ là cách giúp bạn ghi nhớ nhanh nhất về chúng:
- Lập chỉ mục cho các tập tin
- Nginx phục vụ cho các File Static
- Có thể xử lý hơn 10 ngàn các kết nối trong cùng một lúc, một thời điểm với điểm kiện các kết nối đó được kết nối cùng các bộ nhớ thấp
- Chuyển hướng những lỗi 3XX – 5XX
- Giúp làm giảm thiểu tối đa mức truy vấn trên web
- Rewrite URL thông qua tính năng sử dụng các Biểu thức chính quy (Regular Expressions)
- Tham gia vào việc giúp tăng tốc thao tác truy vấn dựa trên máy chủ Memcached cùng những cache (SCGI, WSGI và Fast CGI)
- Dùng Cache để giúp Proxy tăng tốc ngược
- Nginx có một cấu hình khá thuận lợi để lưu lịch sử truy vấn, đặc điểm cấu hình khá linh hoạt
- Có thể nhúng PERL
- Giúp hạn chế các truy vấn đến từ 1 địa chỉ IP (internet protocol)
- Giới hạn kết nối cùng lúc
- Hỗ trợ các chương trình: IPv6, web sockets, truyền tải các file FLV & MP4
Thông qua những thông tin trên đây có thể đánh giá rằng Nginx mang đến cho con người hàng loạt các tính năng nổi bật, chúng làm nên vai trò quan trọng của Nginx trong lĩnh vực công nghệ số.
Với những thông tin về nginx như đã cung cấp ở trên, có thể khẳng định lại một lần nữa, nginx chính là một máy chủ mang theo những đặc điểm hoạt động tương tự như 3 dạng: Email Proxy, Đảo ngược Reverse và Cân bằng tải Load Balancer. Với cấu trúc không đồng nhất thì nó đã tạo ra được lợi thế khi có thể xử lý hàng ngàn truy vấn web trong cùng một thời điểm. Theo đó, người ta đã sử dụng Nginx vào việc tăng traffic cũng như mở rộng trang web.
Có thể nói, cả Nginx và apache chính là những máy chủ được chọn vận dụng trong thực tế nhiều nhất vì những giá trị lợi ích chúng mang tới cho con người. Thế nhưng giữa hai yếu tố này vẫn sẽ tồn tại những điều khác biệt. Để dễ dàng nhận diện những khác biệt đó, bạn hãy theo dõi thật kỹ cách Phượng đưa ra sự so sánh bên dưới đây.
Việc làm nhân viên thiết kế website
Thứ nhất, cả hai đều có khả năng vận hành trên rất nhiều hệ điều hành trong UNIX
Thứ hai, cả hai đều giúp bảo mật tốt bộ mã nguồn
Thứ ba, Apache và Nginx đều nhận được sự hỗ trợ từ hệ thống Mailing, có diễn đàn Stack Overflow
Thứ tư, có thể ghép nối với chương trình khác để tạo ra được khả năng xử lý truy vấn đồng thời. Cụ thể, Nginx sẽ ghép nối với ngôn ngữ PHP còn Apache ghép nối cùng với Modular của PHP và FPM
Thứ năm, cả hai đều có thời gian tương đương nhau khi chạy trong PHP
Thứ sáu, chúng có hiệu năng về mặt nội dung giống nhau
Có vẻ như giữa hai yếu tố này có khá nhiều điểm chung. Để sử dụng có hiệu quả từng yếu tố này thì chúng ta sẽ phải phân biệt rõ chúng.
* Sự hỗ trợ của hệ điều hành windown
Nginx có hiệu năng kém hiệu quả
Apache có hiệu năng hiệu quả hơn
* Khả năng nhận được sự hỗ trợ
Nginx nhận nhiều hỗ trợ bởi các công ty
Apache có ít công ty hỗ trợ
* Khả năng làm việc với nội dung tĩnh
Với nginx, có thể xử lý được hàng ngàn kết nối với nội dung tĩnh, sự hoạt động nhanh hơn 2,5 lần (đây là kết quả của cuộc thử nghiệm Benchmark) đồng thời cũng phải dùng tới bộ nhớ ít hơn.
Với Apache, khả năng xử lý các kết nối cùng lúc kém hơn Nginx trong cùng một cuộc thử nghiệm.
* Khả năng tương thích
Thời gian trước, nginx phải có sự biên dịch module bởi các admin, được nhị phân. Đến nay, nó được nhận được sựu hỗ trợ từ Dynamic Module. Còn Apache thì khác. Apache đã nhận được hỗ trợ từ lâu bởi Dynamic Module cho nên sẽ có lợi thế về khả năng tương thích hơn là Nginx.
Xem thêm: Nodejs là gì? Hệ thống phần mềm hiện đại bậc nhất 2024
Nói tới máy chủ có vẻ to tát và phải sử dụng những kỹ thuật công nghệ cao siêu mới có thể tiến hành cài đặt nhưng không phải như vậy, dù là một dạng thuộc máy chủ thế nhưng Nginx lại rất dễ sử dụng và bản thân mỗi người có chút am hiểu về công nghệ, hiểu biết Nginx là gì thì đều có thể tự cài đặt. Hãy làm theo cách bên dưới đây để trải nghiệm nhiệm vụ thú vị này theo các đơn giản nhất.
Bước 1: Sử dụng lệnh Yum để tiến hành cài đặt
Bước 2: Thực hiện cài đặt Source
- Đầu tiên, chúng ta cần phải cài đặt những package.
- Tiếp theo, cài đặt những phần phụ thuộc Nginx
- Sau đó, cần tải nguồn Nginx
- Giải nén nguồn Nginx vừa tải về, truy cập vào đường link
- Config Nguồn Nginx từ Script
- Tạo tài khoản, phân quyền cho các thư mục
- Tạo file để thực hiện mục đích chạy lệnh
- Bắt đầu chạy Service Nginx
- Thực hiện một số công đoạn sau: Backup Nginx, sửa file cấu hình, tạo thư mục (chứa file cấu hình)
Bước 3: Cài đặt PHP
Để kiểm tra những trang web nào đang chạy Nginx thì bạn có thể dùng chính HTTP – Header với những bước nhanh chóng bên dưới đây:
Bước 1: Mở trình duyệt Chrome, mở trang web cần kiểm tra Nginx
Bước 2: Nhấn phím F12/ tổ hợp Ctrl + Shift + I, lúc này một cửa sổ mới sẽ xuất hiện có tên là Chrome Devtools
Bước 3: Lựa chọn trong cửa sổ mới xuất hiện lệnh Netwwork tab. Thông thường Netwwork tab sẽ xuất hiện ngay nhưng đô khi vẫn có lỗi xảy ra, lệnh này không xuất hiện. Để xử lý sự cố này, bạn hãy nhấn vào ký hiệu “>>” nhé.
Ngoài cách thực hiện 3 bước trên cho một chu trình thì bạn còn có thể dùng cách khác. Đó là dùng Gmetrix hoặc sử dụng Pingdom.
Việc làm nhân viên quản trị website
Bước 1: Tiến hành cấu hình Https
Ngay tại config, ở cổng số 80 hãy comment vào listen, để lại listen ở cổng số 443.
Bước 2: Redirect hết toàn bộ những yêu cầu truy vấn, áp dụng với toàn bộ domain tới https.
Bước 3: Chỉ redirect duy nhất domain website của bạn
Bước 4: Restart lại Nginx, check lại đường dẫn để xem nó đã được chuyển thành công sang https hay chưa.
Như vậy, bài viết đã cung cấp cho bạn hiểu rõ Nginx là gì. Về cơ bản, sau khi bạn đọc hoàn thiện bài viết này sẽ biết rõ Nginx chính là một dạng service có mã nguồn mở, Nginx mang đến cho hệ thống rất nhiều lợi ích lớn. Chính vì thế mà việc tìm hiểu Nginx là gì đặc biệt quan trọng với chúng ta, nhất là đối với dân công nghệ.
Bài viết tham khảo: Oracle là gì? Cẩm nang kiến thức tổng hợp về Oracle cho bạn!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc