Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những phương pháp giúp sếp tối đa hóa năng lực của nhân viên

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 09 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Để tìm kiếm được những người nhân viên ưu tú không phải là chuyện dễ dàng gì. Nó luôn khiến cho những vị lãnh đạo phải đau đầu. Thế nhưng đó chưa phải là điều được đánh giá là khó nhất, có những chuyện khó hơn thế như chuyện giữ chân nhân tài, sử dụng nhân tài như thế nào cho hiệu quả. Dường như nhà lãnh đạo nào cũng luôn đắn đo, trăn trở rất nhiều trước câu hỏi làm sao để có thể tối đá hóa năng lực nhân viên? Nhất là sử dụng nhân viên hiệu quả trong thời kỳ khó khăn. Để giúp các bạn có thêm những giải pháp quan trọng trong việc lãnh đạo của mình, chúng tôi mang tới những nội dung quan trọng bên dưới đây. Hy vọng bài viết sẽ giúp cho các bạn có được những chiến lược quản lý nhân viên tốt nhất. Vậy để có thể tối đa hóa năng lực nhân viên chúng ta nên làm gì?

Cần đánh giá được tiềm năng của từng nhân viên

Người quản lý, lãnh đạo giỏi là người có khả năng đánh giá được đúng năng lực, trình độ của nhân viên. Đồng thời có thể khơi gợi tiềm năng nhằm giúp cho người nhân viên có thể hăng hái để làm việc hiệu quả với tinh thần trách nhiệm cao. Mỗi một người cộng sự dưới quyền của chúng ta đều có những điểm mạnh và điểm yếu riêng. Bạn cần nhớ rằng, họ hoàn toàn có thể mắc lỗi trong công việc. Đó là điều hết sức thường tình nên thay vì chúng ta áp đặt quá nhiều, đòi hỏi quá cao ở nhân viên thì chưa chắc đã giúp họ hoàn thiện đâu nhé, mà đó còn là một biện pháp phản tác dụng khiến cho công tác quản lý của bạn gặp trở ngại lớn.

Tối đa hóa năng lực nhân viên

Những người làm lãnh đạo muốn kỹ năng quản lý của mình có thể đạt được những giá trị như mong muốn thì đòi hỏi bạn cần phải hết sức nghệ thuật, đòi hỏi sự khéo léo hết sức để vừa có thể đạt được mục đích nhưng đồng thời cũng không gây tổn thương đến lòng tự trọng của người nhân viên. Đây là một điều quan trọng mà những nhà lãnh đạo nên lưu ý hết sức.

Do đó, người lãnh đạo cần phải đưa ra được những tiêu chí nhằm đánh giá được nguồn năng lực của mỗi thành viên thuộc sự quản lý của mình. Nắm bắt đánh giá nhân viên nên dựa vào những tiêu chí đánh giá, bình xét năng lực. Và anh/chị nên thông báo cho nhân viên của mình biết rõ những tiêu chí đó. Lúc này bạn sẽ sàng lọc được nhân viên, những người biết rõ tiêu chí mà không cố gắng phấn đấu để đạt được chỉ tiêu thì hẳn bạn không có gì quá khó khăn để nhận thấy nhân viên đó là người không có tinh thần phấn đấu.  Trong khi đó, những nhân viên luôn cố gắng leo lên những nấc thang mà bạn đưa ra chính là những nhân viên có thể trở thành những cánh tay đắc lực để bạn phát triển công việc một cách hiệu quả, đưa công ty phát triển vững mạnh và ổn định.

Đồng thời dựa vào những tiêu chí của mà lãnh đạo đưa ra, nhân viên sẽ có những hình dung rõ nhất về con đường thăng tiến dành cho họ. Từ đó, những nhân viên ưu tú sẽ luôn luôn cố gắng để vượt trội hơn, không ngừng hoàn thiện kỹ năng, trình độ của mình để đáp ứng được những mức mong muốn, yêu cầu của bạn.

Việc làm quản lý điều hành tại Hồ Chí Minh

Đưa nhân viên vào đúng vị trí công việc

Yếu tố con người luôn đóng một vai trò quan trọng. Trong hoạt động của các doanh nghiệp, con người chính là một yếu tố quan trọng hàng đầu mang tính quyết định tới sự thành công hay thất bại đối với tổ chức. Mỗi một nhà quản lý và điều hành công việc của doanh nghiệp, công ty nên để mối quan tâm hàng đầu của mình vào nguồn nhân lực để xây dựng những chiến lược và phát triển doanh nghiệp của mình sao cho phù hợp nhất. Tất cả nhân viên đều mong muốn rằng mình được làm việc ở đúng vị trí để có thể phát huy đúng và trọn vẹn khả năng , năng lực của mình cho công việc. Nhưng đôi khi người lãnh đạo lại không hiểu rõ nhu cầu cũng như khả năng đáp ứng công việc của họ đến đâu thì sẽ rất dễ xảy ra trường hợp không sử dụng đúng nguồn lao động hoặc làm lãng phí nhân tài trong công việc. là một người lãnh đạo các bạn chớ nên lựa chọn đưa nhân viên vào những vị trí theo cảm tính hoặc theo ấn tượng ban đầu của mình. Để có thể đưa nhân viên vào đúng các vị trí công việc thì các bạn cần phải biết cách lắng nghe, biết thấu hiểu với từng ứng viên. Hãy thực hiện điều đó ngay từ khâu tuyển chọn. Bạn nên đọc hồ sơ của người ứng viên thật kỹ, một phần nào đó trong con người của họ sẽ được bộc lộ qua đây. Sau đó, vận dụng thật hiệu quả kỹ năng tuyển dụng của mình để lựa chọn đúng nhân viên đưa vào đúng việc ngay từ đầu.

 

Đào tạo việc làm thường xuyên cho nhân viên

Có nhiều công ty, doanh nghiệp cho rằng, việc đào tạo nhân viên thường xuyên là không cần thiết và vô ích, lại gây tốn kém chi phí cho doanh nghiệp, tổ chức. Đây chính là một nhận thức sai lầm mà có thể vì điều đó mà doanh nghiệp cứ phát triển trì trệ, giậm chân tại chỗ. Nếu chúng ta muốn có thể xây dựng được cho công ty của mình một thương hiệu uy tín, có thể sản xuất ra nhiều dòng sản phẩm chất lượng cao nhằm phục vụ cho khách hàng thì đội ngũ nhân viên làm việc tại công ty doanh nghiệp cần phải hết sức chuyên nghiệp và có trình độ chuyên môn cao. Việc đào tạo thường xuyên cho nhân viên trong công ty tổ chức không những giúp cho nhân viên công ty  nắm vững chắc kiến thức mà mình có mà còn giúp cho mọi người có thể kịp thời cập nhật được những luồng tri thức mới của thời đại. Việc cập nhật thông tin mới mẻ này có thể giúp cho doanh nghiệp luôn đi cùng với thời đại. Nếu như không muốn mãi tụt lùi ở phía sau nhu cầu của  xã hội thì chỉ còn cách duy nhất và hiệu quả nhất chính là tạo ra những  điều kiện thuận lợi để giúp cho nhân viên có thể học hỏi và và bổ sung đầy đủ những luồng kiến thức mới.

Mà hầu hết những chương trình đào tạo chuyên môn cho nhân viên doanh nghiệp thường được kết hợp từ việc truyền đạt lại kiến thức với việc chia sẻ kinh nghiệm thực tiễn. Thông qua những buổi đào tạo, tập huấn này, nhân viên không những được trang bị đầy đủ hơn nữa về những kỹ năng nghề nghiệp mà còn được tạo điều kiện để gắn bó với bạn bè đồng nghiệp nhiều hơn.

Việc làm trưởng phòng đào tạo

Nên  khuyến khích nhân viên lập kế hoạch nghề nghiệp

Để tối đa năng lực nhân viên, bạn nên có một sự tác động tích cực vào nhân viên để khuyến khích họ có thể lập kế hoạch nghề nghiệp cho mình. Mỗi nhân viên đều có một bản kế hoạch nghề nghiệp phù hợp thì điều đó đồng nghĩa rằng doanh nghiệp , tổ chức của bạn sẽ có thêm những viên gạch được đặt vào một cách vững chắc, doanh nghiệp sẽ leo lên được những nấc thang cao hơn nữa trong thương trường đầy tính cạnh tranh khốc liệt.

cách tối đa hóa năng lực cho nhân viên

Trong công việc, mục tiêu luôn chiếm giữ một phần quan trọng để đánh giá nhân viên. Nhân viên có mục tiêu công việc rõ ràng thì đồng nghĩa họ luôn là một người nhân viên mẫu mẫu, họ luôn luôn tạo ra được những giá trị công việc nhất định tốt nhất. Thế nên trong cương vị của một nhà lãnh đạo thì bạn nên khuyến khích nhân viên của mình có thể chủ động thiết lập ra những mục tiêu cho công việc một cách rõ ràng.  Có như vậy thì nhân viên của doanh nghiệp bạn mới có trách nhiệm và nhiệt tình với công việc, họ sẽ luôn luôn cố gắng để hoàn thành những mục tiêu đã đề ra.

ở bất cứ tổ chức, công ty doanh nghiệp nào cũng vậy, nhân viên và sếp luôn luôn có những mục tiêu khác nhau. Không ai có thể bắt ép họ phải đi chung cùng một hướng nhưng nếu không đi cùng nhau và hướng vì một cái đích nhất định thì rất khó để đưa doanh nghiệp phát triển, sự lãnh đạo của những người đứng đầu cũng gặp không ít khó khăn. Thế nên, trong quá trình làm việc, chúng ta cần phải thông tin thường xuyên cho nhau về tính chất công việc để có thể tìm ra được tiếng nói chung.  Từ đó tránh xa trường hợp không có bên nào thỏa mãn và thậm chí có thể gây ra những hiểu lầm không đáng có khiến cho mối quan hệ giữa mọi người trong công sở bị rạn nứt. Đứng đầu doanh nghiệp, đứng đầu một phòng ban hay dự án, các bạn cần phải đưa ra những định hướng nghề nghiệp và kế hoạch phát triển nghề nghiệp của nhân viên dược dựng xây dựa trên việc bám sát những chiến lược của doanh nghiệp. Đây chính là nền tảng quan trọng để cho những yếu tố khác có cơ sở phát triển.

>>> Tham khảo ngay những update mới nhất của thông tin việc làm quản lý điều hành tại Đà Nẵng đang tuyển dụng tại đây và đừng quên apply ngay tại Timviec365.vn nếu bạn tìm thấy công việc phù hợp nhất.

Việc làm quản lý nhân sự

Giúp nhân viên giữ ngọn lửa nhiệt huyết trong công việc

Ngọn lựa nhiệt huyết giống luôn là ngọn đèn đuốc sáng rực soi đường cho các bạn ngay cả khi đi trong đường hầm tối tăm. Với nhân viên , ngọn lửa công việc càng cháy rực tỡ thì sự nhiệt tình và hăng say của họ trong công việc càng phát triển mạnh mẽ, nó mang tới những hiệu ứng tích cực đối với kết quả công việc tốt nhất. Nhưng ngọn lửa ấy liệu có cháy sáng rực rỡ mãi hay không? Nếu như ở một giai đoạn nào đó nhân viên của bạn bị mất đi ngọn lửa nhiệt huyết trong công việc thì bạn cần phải tự hỏi lòng mình rằng làm thế nào để có thể giúp họ thắp lại ngọn lửa ấy?

phương pháp Tối đa hóa năng lực nhân viên

 

Hơn ai hết các bạn nên là người hiểu rõ nhất, tất cả những điều kiện từ bên ngoài doanh nghiệp lẫn bên trong doanh nghiệp đều có thể tác động mạnh mẽ đến người nhân viên. Bất kể khi nào chúng cũng có thể khiến cho người nhân viên bị mất đi ngọn lửa trong công việc. Hiểu được điều đó rồi thì bạn sẽ biết cách ứng xử thích hợp hơn để có thể tối đa hóa năng lực nhân viên của mình. Đối với những tác động đến từ cá nhân thì bạn khó có thể nắm bắt và kiểm soát chúng được cho nên rất cần bạn phải biết cách lắng nghe được ý kiến của họ để thấu hiểu họ một cách sâu sắc. Khi đã hiểu được mấu chốt  của vấn đề nằm ở đâu bạn mới có thể giúp nhân viên của mình đúng cách được.

Bên cạnh đó, muốn giữ lửa cho nhân viên, người quản lý còn cần phải biết cách đề phòng những tác nhân xấu gây ảnh hưởng đến ngọn lửa nhiệt huyết của nhân viên mình.  Đó có thể là những xung đột trong nội bộ nhân viên của mình, cũng có thể là đến từ những áp lực về thời gian trong công việc, nhân viên phải làm thêm quá nhiều giờ mỗi ngày để có thể giải quyết được cả một “núi” việc làm chồng chất... Nói chung với tất cả những vấn đề đó, các bạn cần phải nhạy bén thì mới có thể giúp cho nhân viên của mình giữ ngọn lửa đam mê, nhiệt huyết trong công việc và tối đa hóa năng lực nhân viên. Chính sự quan tâm sát sao của bạn sẽ tạo nên được mối quan hệ gần gũi giữa bạn với nhân viên, và đây là cơ sở để cho bạn có thể giải quyết được những rắc rối kịp thời ngay khi chúng xảy ra.

Như vậy, tối đa hóa năng lực nhân viên cũng không quá khó. Hy vọng với những chia sẻ của chúng tôi, các bạn sẽ được những lời khuyên bổ ích nhất. Từ đó vận dụng hiệu quả vào công việc quản lý của chính  mình không chỉ từ phương diện khai thác thế mạnh của nhân viên.

Tìm kiếm việc làm

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;