Tác giả: Vũ Bích Phượng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 04 năm 2024
Sàng lọc CV xin việc cũng cần công thức để đưa nhà tuyển dụng tiếp cận thuận lợi các ứng viên tiềm năng, chọn đúng người vào đúng vị trí cần tuyển dụng. Vậy bạn đã biết các bước sàng lọc CV xin việc của ứng viên theo quy trình chuẩn chỉnh hay chưa?
Đọc ngay bài viết này để đảm bảo công việc tuyển dụng của bạn đang được thực hiện theo quy trình chuẩn ngay từ những bước đi đầu tiên nhé - sàng lọc CV xin việc.
Sau khi đã tiếp nhận CV xin việc được gửi tới từ nhiều ứng viên, nhà tuyển dụng cần đi vào bước đầu tiên của quy trình tuyển dụng. Đó là sàng lọc hồ sơ. Để khởi đầu quá trình sàng lọc, bạn cũng cần thực hiện cái mà chúng ta gọi là bước đầu tiên.
Nếu như sàng lọc CV là bước khởi động quy trình tuyển dụng thì việc lập bảng tiêu chí đánh giá ứng viên là sự khởi đầu của việc sàng lọc. Nhà tuyển dụng nên thực hiện công tác này như thế nào?
Lúc này, bạn cần lấy doanh nghiệp làm gốc để biết doanh nghiệp cần gì, đưa ra những yêu cầu cho đội ngũ nhân sự sẽ tuyển mới bao gồm những yếu tố nào cụ thể? Thâu tóm toàn bộ những điều kiện, mong muốn đó trong một bảng thống kê và “dân trong ngành” sẽ gọi nó với cái tên “Bảng tiêu chí đánh giá ứng viên”.
Những tiêu chí đưa ra sẽ bám sát đặc thù của công việc bên cạnh sự mong đợi của ông chủ. Đó có thể sẽ là tiêu chí về mặt trình độ chuyên môn, tiêu chí kinh nghiệm việc làm trong CV hay trình độ học vấn trong CV, các kỹ năng trong CV, bằng cấp, chứng chỉ trong CV. Thậm chí có những công việc còn đòi hỏi cả về một số thông tin thêm trong CV như tính cách trong CV hay yếu tố ngoại hình thì bạn cũng sẽ cần đưa chúng vào trong bảng tiêu chí đánh giá để đảm bảo không bỏ sót những điều kiện chấm điểm cho ứng viên.
>> Xem thêm: Các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc
Bạn hình dung ngay tới công việc cắt tỉa lá của người thợ bonsai sẽ biết được bước tiếp theo này quan trọng như thế nào đối với nhà tuyển dụng trong quá trình sàng lọc CV ứng viên. Trên mỗi một thân cây sẽ có những lá non xanh, cũng có lá già úa còn bám lại. Để đảm bảo giữ lại những điều có giá trị nhất của mỗi cây thì người thợ chăm sóc sẽ phải tỉa những lá sâu, lá úa đi. Chỉ cần nhìn bằng mắt sẽ biết được những lá nào cần loại bỏ.
Việc sàng lọc CV ở bước thứ hai này cũng diễn ra tương tự như vậy. Nhà tuyển dụng sẽ nhìn nhanh mỗi bản CV xin việc để nhận ra đâu là những bản CV mắc những lỗi cơ bản nhất ví dụ như các lỗi chính tả trong CV, lỗi phông chữ trong CV, cỡ chữ trong CV, CV dài dòng, thiếu thông tin như số điện thoại trong CV và địa chỉ email để liên lạc chẳng hạn, viết tên email gửi CV sai, viết sai vị trí ứng tuyển, trình bày, sắp xếp thông tin trong CV rối mắt,...
Toàn bộ những CV không đáp ứng được tối thiểu các yêu cầu cơ bản về cả nội dung lẫn hình thức đều sẽ bị nhanh chóng loại bỏ ra khỏi vòng xét duyệt. Đây là cách giúp họ tiến hành công tác sàng lọc CV xin việc nhanh chóng hơn, tiết kiệm thời gian nhiều hơn nên đặc biệt có ích đối với doanh nghiệp lớn, hàng ngày phải nhận rất nhiều CV ứng viên.
Trong đó, nhà tuyển dụng sẽ đặc biệt lưu ý tới yếu tố chính tả. Dù là chi tiết nhỏ nhưng trong công tác tuyển dụng, đối với một người quản trị nhân lực thì chính là lại là tiêu chuẩn quan trọng giúp họ đánh giá sâu bên trong một con người.
Chưa nói tới chuyện xin việc, một người làm ở bất cứ vị trí nào, lĩnh vực ngành nghề ra sao cũng đều phải chú trọng từ yếu tố nhỏ nhất là chính tả khi tạo lập một văn bản phục vụ công việc hay học tập, huống chi đối với một công cụ quan trọng như CV xin việc thì những quy định liên quan đến việc đảm bảo không mắc lỗi chính tả càng phải được bản thân người thực hiện kiểm soát thật cẩn thận và nghiêm chỉnh.
Với một bản CV mắc lỗi chính tả, nhà tuyển dụng có thể đánh giá ngay lập tức một cá nhân thiếu chuyên nghiệp, có tính cách không cẩn thận trong khi độ dài của mỗi bản CV lại không hề dài, chỉ cần vỏn vẹn 1 trang giấy và mỗi người hoàn toàn có nhiều thời gian để đọc đi đọc lại nhiều lần để kiểm soát được lỗi nhỏ này. Từ một lỗi nhỏ nhưng lại rất cơ bản như thế, nhà tuyển dụng có quyền nhận định một ứng viên thiếu sự cẩn trọng, chỉn chu đối với quá trình làm việc và chắc chắn rồi, họ sẽ chẳng thể giao vị trí tuyển dụng vào tay một người như thế, sẽ gây ảnh hưởng đến sự phát triển chung của doanh nghiệp.
Ngược với những sự “cẩu thả”, xuề xòa kia là một bản CV chỉn chu từng câu từ, ngắn gọn súc tích. Nhà tuyển dụng sẽ nhận thấy ngay đó là sản phẩm được tạo ra từ một con người đáng tin cậy vì sự chỉn chu.
Nói chung, những gì bên trong của CV, bao gồm cả vấn đề về chính tả, chính là hình ảnh phản chiếu của một người ứng viên. Nhà tuyển dụng sẽ hình dung, nhìn nhận và đánh giá ứng viên để loại bỏ dần từ bước thứ 2 này.
>> Xem thêm: Có nên thổi phồng CV ?
Có loại bỏ điều không phù hợp thì sẽ có sự lưu giữ những giá trị “ăn khớp”. Sau khi đã loại ra được các CV xin việc không đáp ứng tiêu chí được liệt kê trong Bảng tiêu chí đánh giá ứng viên, nhà tuyển dụng sẽ đến với bước thứ , rà soát lại để đảm bảo có được một danh sách CV chất lượng. Sự chất lượng ở đây cũng được đánh giá ở giai đoạn đầu, có nghĩa là CV có thể tiệm cận, đến gần nhất với các tiêu chí mà nhà tuyển dụng đã đưa ra.
Nhóm CV xin việc có vẻ “khả quan” hơn này tiếp tục được nhà tuyển dụng phân chia ra thành hai mức độ sàng lọc đó là khả năng đáp ứng đủ và khả năng đáp ứng gần đủ. Việc này sẽ tạo ra sự tiện lợi cho việc theo dõi, cân nhắc ứng viên để mời đến tham dự buổi phỏng vấn.
Ví dụ như công ty bạn đang cần tuyển dụng vị trí Phó phòng Kinh doanh. Yêu cầu đặt ra trong Bảng tiêu chí đánh giá ứng viên đã xây dựng ở bước 1 có một tiêu chí đó là ưu tiên tuyển chọn các ứng viên có bằng cấp tốt nghiệp trình thạc sĩ. Vậy thì nhà tuyển dụng hoàn toàn có thể xếp những CV có bằng cấp cao đẳng hay thậm chí là đại học vào cấp độ ưu tiên loại 2 khi họ đã thấy rất nhiều CV thỏa mãn tiêu chí ưu tiên của mình.
Sau 3 bước trên, nhà tuyển dụng đã có được những ứng viên ở diện tiệm cận gần nhất với những tiêu chuẩn đưa ra. Lúc này, nhà tuyển dụng sẽ bắt đầu đi vào quá trình được cho là quan trọng nhất của quy trình sàng lọc CV xin việc, đó là phân tích để thẩm định các yếu tố thuộc về ứng viên có liên quan đến vị trí tuyển dụng như thế nào.
Thông thường, trong tư cách của người quản trị nhân sự, bạn sẽ phải thẩm định dựa cốt yếu vào yếu tố kinh nghiệm việc làm để đánh giá. Qua hạng mục này, nhà tuyển dụng có thể nắm bắt được các nhiệm vụ việc làm, vị trí công việc ở quá khứ của ứng viên. Cách họ hoàn thành công việc như thế nào, xuất sắc, bình thường hay thất bại sẽ cho nhà tuyển dụng những thông tin quan trọng phục vụ cho việc đánh giá sát khả năng và sự phù hợp của họ với công việc và doanh nghiệp của bạn.
Nhìn vào kinh nghiệm bạn dễ biết một ứng viên có mức độ gắn bó với doanh nghiệp như thế nào. Những ứng viên có mức độ nhảy việc nhiều thì sẽ cần cân nhắc kỹ vì đa phần ở họ đều bộc lộ nét tính cách thiếu ý chí, thiếu sự kiên định và trong tương lai cũng sẽ khó lòng có thể cùng công ty bạn phát triển lâu dài.
Ngược lại, nếu ứng viên không có quá nhiều kinh nghiệm chuyên ngành nhưng có nhiều kỹ năng, bảng thành tích ấn tượng và mục tiêu phát triển phù hợp với công ty, bạn nên sắp xếp một cuộc phỏng vấn với họ ngay.
>> Xem thêm: Những con số biết nói ở trong bản CV xin việc
Đối với những người ứng viên mà bạn kỳ vọng nhiều thì chắc chắn sẽ có những cuộc điện thoại liên hệ được thực hiện. Bạn có thể gọi cho họ khi bạn cảm thấy có một vài thông tin nào đó còn khá khúc mắc, băn khoăn, chưa rõ ràng. Chính bằng cách trao đổi trực tiếp qua điện thoại này sẽ là bước chốt hạ cuối cùng để bạn tự tin đưa ra được quyết định có gửi đến cho ứng viên đó một email thư mời phỏng vấn hay không.
Qua cuộc gọi, nhà tuyển dụng dễ dàng trao đổi thông tin, khai thác thêm được nhiều yếu tố ở ứng viên để đánh giá mức độ phù hợp của họ tới đâu so với vị trí tuyển dụng và với công ty.
Nhìn chung, việc sàng lọc CV xin việc là một thao tác, một nhiệm vụ vô cùng quan trọng của mỗi một nhà quản trị nhân lực. Doanh nghiệp có chiêu mộ được nhân tài hay không chính là nhờ vào sự mở đầu này.
Hơn thế, sàng lọc CV xin việc sẽ giúp cho nhà tuyển dụng có được rất nhiều lợi ích, từ tiết kiệm chi phí, ngân sách đầu tư vào công tác tuyển dụng cho đến tiết kiệm thời gian cho nhà tuyển dụng. Trong tư cách, vai trò của một nhà tuyển dụng thì nhất định bạn hãy nắm bắt để hiểu và đi đến thực hiện đầy đủ, có hiệu quả 5 bước sàng lọc CV xin việc này nhé. Chắc chắn bạn sẽ giúp doanh nghiệp tiến bước xa hơn nhờ có được những nhân tài thực sự.
Bí quyết sàng lọc hồ sơ chuẩn chỉnh
Sàng lọc hồ sơ sẽ giúp nhà tuyển dụng xác định rõ ràng một ứng viên có đủ điều kiện, tiêu chí tuyển dụng của doanh nghiệp hay không. Việc sàng lọc hồ sơ xin việc là bức vô cùng quan trọng giúp đơn vị xây dựng được một đội ngũ hiền tài. Vậy nên hãy học cách sàng lọc hồ sơ hiệu quả nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc