Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Biên bản giao nhận tài sản cố định mới nhất

Đăng bởi Timviec365.vn - 15150 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024

Nhìn vào thực tế có thể thấy biên bản giao nhận tài sản cố định đang ngày càng được sử dụng rộng rãi. Bởi nó được xem là biên bản quan trọng trong các hoạt động xây dựn, mua sắm, biếu,…Nhưng đối với nhiều người vẫn chưa hiểu rõ về loại biên bản này cũng như phương pháp lập biên bản. Bài viết dưới đây sẽ giúp mọi người áp dụng biên bản vào trong công việc.

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Biên bản giao nhận tài sản cố định là gì?

Mẫu số 01- TSCĐ: Biên bản bàn giao tài sản cố định được sử dụng phổ biến ở hầu khắp các doanh nghiệp nhằm xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi hoàn thành xây dựng, mua sắm, biểu mẫu về việc sửa chữa tài sản, trang thiết cố định được cấp trên cấp, được cho tặng, được viện trợ, hoặc nhận góp vốn, tài sản cố định được thuê ngoài...được sử dụng ở các đơn vị cho đơn vị khác, biên bảng được thực thi theo lệnh của quản lý cấp trên, theo hợp đồng, biên bản góp vốn.

Biên bản giao nhận tài sản cố định là căn cứ để giao nhận tài sản cố định.

Lưu ý: Trong trường hợp chuyển nhượng, thanh lý hoặc phát hiện dấu hiệu tài sản cố định thừa hoặc thiếu, không thể sử dụng biên bản giao nhận tài sản bằng cách so sánh với. biên bản kiểm kê tài sản trước đó. 

Timviec365.vn xin gửi tới bạn đọc Mẫu số 01- TSCĐ: Biên bản giao nhận tài sản cố định dưới đây:

biên bản giao nhận tài sản cố định

Biểu mẫu 01 - TSCĐ ban hành kèm theo thông tư 133/2024/TT-BTC

 

>>> Tổng hợp các mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định chuẩn nhất, tải ngay!

Mau-bien-ban-giao-nhan-tai-san-co-dinh.zip

 

2. Nội dung của Biên bản giao nhận tài sản cố định 

 

- Tên đơn vị, bộ phận sử dụng, số của biên bản được trình bày ở góc trên cùng bên trái của biên bản.

- Ban giao nhận tài sản: Đại diện bên giao, đại diện bên nhận và 1 số ủy viên được lập ra khi có tài sản mới đưa vào sử dụng hoặc phân bổ tài sản cho đơn vị khác.

- Địa điểm giao nhận tài sản cố định.

- Xác nhận việc giao nhận, bàn giao tài sản:

+ Tên, ký hiệu, quy cách cấp hạng và số hiệu TSCĐ

+ Nguồn gốc của TSCĐ: Nước sản xuất, năm sản xuất và năm bắt đầu đưa vào sử dụng, công suất của tài sản cố định.

+ Tính nguyên giá của tài sản cố định: giá mua, chi phí vận chuyển, chi phí chạy thử, nguyên giá TSCĐ, tài liệu kỹ thuật kèm theo...

- Bảng kê dụng cụ, phụ tùng kèm theo: Thống kê về số lượng, giá trị, đơn vị tính, tên, quy cách dụng cụ, phụ tùng kèm theo khi xác nhận bàn giao TSCĐ.

- Sau khi bàn giao xong, bên giao và bên nhận sẽ cùng ký vào biên bản giao nhận tài sản cố định.

>>>  Xem thêm: Trong trường hợp tài sản cố định không còn được sử dụng trong một khoảng thời gian dài hoặc không còn tạo ra giá trị sản xuất thì doanh nghiệp có thể sử dụng biên bản thanh lý tài sản với mục đích thanh lý, cải cách, đổi mới tài sản cố định hiệu quả hơn.

3. Mục đích của việc lập biên bản tài sản cố định

Việc lập biên bản tài sản cố định nhằm mục đích xác nhận việc giao nhận tài sản cố định sau khi đã hoàn thành việc xây dựng, mua sắm hay được tặng, biếu, được viện trợ, tài sản cố định nước ngoài,…sau đó sử dụng chúng vào đơn vị hoặc tài sản cố định đã được bàn giao cho đơn vị theo yêu cầu của cấp trên và theo hợp đồng góp vốn,...

Tuy nhiên, biên bản tài sản cố định sẽ không được sử dụng biên bản giao nhận tài sản cố định trong các trường hợp sau: tài sản cố định phát hiện thừa, thiếu khi kiểm kê, nhượng bán, thanh lý.

Biên bản giao nhận tài sản cố định được cho là căn cứ trong việc giao nhận tài sản và kế toán ghi số thẻ của tài sản cố định, số kế toán liên quan.

Xem thêm: Biên bản trả hàng

Việc làm kế toán vật tư

 

>>> Tổng hợp các mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định chuẩn nhất, tải ngay!

File mẫu biên bản giao nhận tài sản cố định

Mau-bien-ban-giao-nhan-tai-san-co-dinh.zip

 

4. Phương pháp và trách nhiệm ghi biên bản tài sản cố định

- Ghi rõ tên đơn vị, hoặc phải có đóng dấu của đơn vị, nằm ở phía góc trái của biên bản.

- Biên bản phải ghi rõ thời gian cụ thể: ngày, tháng, năm phải trùng khớp với hóa đơn mua tài sản cố định.

- Quyết định số bao nhiêu trong việc mua tài sản, trang thiết cố định, từ đó mới lập biên bản giao nhận tài sản. Trong dòng quyết định số cần ghi rõ số, ngày, tháng, năm trong việc thu mua.

- Ghi rõ thông tin người đại diện, bao gồm: tên, chức vụ.

- Cột A,B: Cần ghi rõ số thứ tự cũng như tên của tài sản cố định.

- Cột C,D: Ghi rõ số hiệu và nước sản xuất của tài sản cố định đó.

- Cột 1: Tại đây, bạn cần ghi rõ năm sản xuất.

- Cột 2: Tại đây, bạn cần ghi năm bắt đầu sử dụng tài sản cố định.

- Cột 3: Dựa vài giấy chứng nhận xuất xưởng để ghi công suất tài sản.

- Cột 4: Đây là cột dành để ghi giá mua, giá mua tức là giá mua trước thuế chưa có chi phí vận chuyển.

- Cột 5,6,7:  Tất tần tật những chi phí hình thành nên tài sản cố định sẽ được ghi ở cột 5,6,7.

- Cột 8: Ghi tài sản cố định nguyên giá = Cột 4+5+6+7.

- Cột E: Là phần ghi chép những tài liệu kỹ thuật, tại đây có kèm theo  tài sản cố định khi được bàn giao.

- Bảng kê phụ tùng kèm theo: đây là bảng liệt kê các số liệu phụ tùng và các dụng cụ đồ nghề kèm theo khi bàn giao.

Lưu ý: Khi thủ tục bàn giao nhận tài sản cố định được hoàn tất, các thành viên trong ban giao, nhận tài sản cố định sẽ cùng ký vào biên bản.

Bạn đọc tìm hiểu thêm về mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ, biên bản đánh giá lại tài sản cố địnhmẫu biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp để có cái nhìn tổng quát hơn.

Hy vọng bài viết dưới đây đã giúp các bạn hiểu rõ hơn về biên bản giao nhận tài sản cô định. Qua đây, bạn cũng có thê dễ dàng sử dụng được biên bản giao nhận tài sản cố định một cách dễ dàng.

Tìm việc