Tham khảo mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ mới nhất
Đăng bởi Timviec365.vn - 23461 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2024
- Cách điền phiếu báo thay đổi hộ khẩu nhân khẩu đúng quy định
- Trọn bộ mẫu biên bản thu hồi hóa đơn đầy đủ chuẩn xác nhất!
1. Trường hợp nào cần sử dụng mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ?
Biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ được biết đến là mẫu biên bản phòng cháy chữa cháy – một dạng văn bản hành chính rất quan trọng để kiểm tra, xác nhận về quá trình tham gia phòng cháy chữa cháy của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp kinh doanh,... Mẫu biên bản này được quy định với các điều khoản cụ thể, rõ ràng bởi thông tư số 66/2024/TT – BCA do Bộ Công An cấp và sửa đổi. Vậy câu hỏi đặt ra là trong những trường hợp cụ thể nào sẽ cần phải sử dụng đến mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ?
Thực tế, việc tự kiểm tra PCCC có thể được thực hiện thường xuyên dựa vào ý thức của các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp khi cảm thấy có điều bất thường hay theo định kỳ để đảm bảo an toàn cho các hoạt động và cuộc sống hàng ngày. Tuy nhiên, trong một số trường hợp đặc biệt thì Bộ Công An yêu cầu cần phải thực hiện công tác này và có biên bản xác nhận chính xác như là các doanh nghiệp khi bắt đầu tiến hành hoạt động kinh doanh ở một địa điểm nào đó thì cần phải tự kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá xem các thiết bị sử dụng đã đảm bảo chưa, hệ thống phòng cháy chữa cháy đã được thiết lập đầy đủ hay chưa? Các cơ sở giáo dục, tổ chức thông thường,... thì cũng cũng cần thực hiện việc tự kiểm tra PCCC theo định kỳ và thông thường sẽ là 6 tháng 1 lần.
Như vậy, mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ này sẽ có giá trị tối đa là trong vòng 1 năm đối với các cá nhân, tổ chức, doanh nghiệp thực hiện theo quy định về kiểm tra phòng cháy chữa cháy.
Xem thêm: Mẫu biên bản hủy hóa đơn điện tử
2. Các đối tượng sử dụng mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ là ai?
Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ được quy định dành cho một số đối tượng nhất định chứ không được sử dụng phổ biến cho tất cả các trường hợp. Cụ thể, các đối tượng là tổ chức, doanh nghiệp, hộ kinh doanh, các cửa hàng, kho xưởng,... thường xuyên thực hiện quá trình sản xuất, kinh doanh quy mô nhiều người, làm việc theo hệ thống thì sẽ cần phải thực hiện kiểm tra sự an toàn của các máy móc, thiết bị đó định kỳ, chống cháy nổ và gây nguy hiểm cho mọi người.
Đối với mẫu biên bản này thì sẽ do trực tiếp người chịu trách nhiệm chính về công tác phòng cháy chữa cháy tại cơ sở hay đội chuyên nhiệm thuộc tổ chức, doanh nghiệp thực hiện. Mỗi lần tiến hành kiểm tra tài sản, dụng cụ pccc và lập biên bản sẽ có từ 1 – 2 người thực hiện. Sau đó, mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ này sẽ được lưu trữ lại để gửi lên ban quản lý phòng cháy chữa cháy của khu vực mà tổ chức, doanh nghiệp đang hoạt động hoặc cũng có thể sẽ được đính kèm theo hồ sơ kiểm tra của bộ phận Cảnh sát phòng cháy chữa cháy khi họ thực hiện.
3. Hướng dẫn cách lập mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ chuẩn nhất
Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ đã được quy định sẵn theo thông tư của Bộ Công An. Do đó, quá trình lập biên bản này cũng cần phải được thực hiện chuẩn xác theo đúng những nội dung, chuẩn theo form mẫu đã được quy định.
3.1. Bố cục của mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ
Một mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ sẽ bao gồm các nội dung quan trọng sau đây:
- Quốc hiệu và tiêu ngữ được trình bày ở phía trên cùng, phía bên phải của mẫu biên bản.
- Tiếp đó là tên của công ty, tổ chức thực hiện kiểm tra phòng cháy chữa cháy được thể hiện ở trên cùng phía góc trái mẫu biên bản.
- Tên của biên bản được ghi đầy đủ, in hoa ở chính giữa mẫu biên bản. Ví dụ như:
BIÊN BẢN TỰ KIỂM TRA
(An toàn về phòng cháy và chữa cháy)
- Thông tin về địa điểm, thời gian cụ thể thực hiện công tác tự kiểm tra PCCC.
- Thông tin của các cá nhân tham gia trực tiếp vào quá trình kiểm tra phòng cháy chữa cháy (ghi rõ họ tên, chức vụ).
- Kế tiếp sẽ là phần chính của mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ (miêu tả chi tiết, cụ thể về các bước thực hiện kiểm tra).
- Thời gian lập biên bản (cụ thể ngày, giờ thực hiện), mẫu biên bản có bao nhiêu trang.
- Cuối cùng, đó là chữ ký xác nhận của người thực hiện kiểm tra kèm theo ý kiến, chữ ký của Ban lãnh đạo về việc kiểm tra phòng cháy chữa cháy cấp cơ sở.
Xem thêm: Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
3.2. Nội dung chi tiết mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ
Nội dung là phần quan trọng nhất của mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ, thể hiện kết quả kiểm tra của từng hạng mục, hệ thống như thế nào, có gặp vấn đề gì nguy hiểm hay không? Do đó, trong phần này, người lập biên bản sẽ phải trình bày một cách chi tiết, cụ thể những vấn đề như sau:
Thứ nhất, hồ sơ quản lý, theo dõi về hoạt động kiểm tra phòng cháy chữa cháy
Trong phần này, các cán bộ thanh tra PCCC sẽ yêu cầu các tổ chức, doanh nghiệp xuất trình các hồ sơ như giấy tờ, bảo hiểm liên quan đến công tác phòng cháy chữa cháy đúng theo quy định tại Mục I, Điều 3 Thông tư 66/2024/TT – BCA về Luật phòng cháy chữa cháy. Cụ thể các loại giấy tờ đó bao gồm như sau:
- Nội quy về PCCC (văn bản này sẽ được in và treo ở những nơi dễ nhìn xung quanh khu vực hoạt động của tổ chức, doanh nghiệp).
- Biên bản kiểm tra về công tác PCCC (phải còn hạn tính đến thời điểm thực hiện kiểm tra).
- Giấy bảo hiểm về cháy nổ dành cho tổ chức, doanh nghiệp (phải còn hạn tính đến thời điểm kiểm tra).
- Giấy chứng nhận về thẩm duyệt các thiết kế PCCC (ghi rõ số ngày, ngày chứng nhận).
- Mẫu biên bản kiểm tra nghiệm thu được về vấn đề PCCC.
- Mẫu quyết định về việc thành lập đội phòng cháy chữa cháy tại tổ chức, doanh nghiệp.
- Hồ sơ kế hoạch cụ thể cho công tác phòng cháy chữa cháy tại tổ chức, doanh nghiệp.
- Biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ gần nhất theo đúng quy định và đã có xác nhận.
Việc làm nhân viên phòng cháy chữa cháy
Thứ hai, tiến hành kiểm tra hệ thống điện và sử dụng điện
Trong phần này, người lập biên bản sẽ phải trình bày cụ thể về việc tiến hành kiểm tra phòng cháy chữa cháy cho hệ thống điện cùng với quá trình sử dụng điện tại tổ chức, doanh nghiệp như sau:
- Đối với hệ thống điện thì cần phải được đảm bảo kín, không bị hở, bị đứt, xuất hiện các tia lửa khi cắm điện, các dây điện sẽ phải được thiết kế bằng lõi đồng, cách điện và đảm bảo an toàn cho người sử dụng.
- Còn đối với quá trình sử dụng hệ thống điện tại các tổ chức, doanh nghiệp thì cần phải an toàn, không sử dụng quá tải nguồn điện gây cháy nổ, chập điện. Ngoài ra, khi sử dụng các thiết bị điện thì không được đặt những vật bén lửa ở gần, hạn chế cho việc lây lan, bùng phát lửa.
Kết quả cho việc kiểm tra này nếu đã đảm bảo thì người lập biên bản sẽ ghi là an toàn. Còn nếu không thì sẽ ghi chi tiết, cụ thể những phần nào gặp vấn đề để báo cáo lên và xử lý kịp thời.
Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng quản trị
Thứ ba, kiểm tra lối và đường thoát nạn
Trong nội dung này, người thực hiện kiểm tra công tác phòng cháy chữa cháy sẽ phải ghi rõ ràng, cụ thể các địa điểm đang tiến hành kiểm tra có lối thoát nạn hay không, có bao nhiêu đường, các đường thoát đó có đảm bảo an toàn hay không?,...
Đây là một trong những yếu tố rất quan trọng, đảm bảo sự an toàn cho con người, đặc biệt là những tổ chức, doanh nghiệp quy mô lớn và đông nhân viên thì sẽ càng phải thiết kế nhiều đường thoát nạn, các hướng dẫn chi tiết cho người lao động có thể nhanh chóng thoát nạn khi xảy ra cháy nổ.
Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên
Thứ tư, vấn đề sử dụng nguồn lửa và nguồn nhiệt
Đây là nội dung quan trọng, chủ yếu dành cho những cơ sở, tổ chức đang hoạt động kinh doanh trong lĩnh vực thực phẩm, ăn uống tại nhà hàng, quán ăn hay các nhà máy nung, luyện kim,... thường xuyên phải sử dụng nguồn lửa.
Theo đó, khi tiến hành kiểm tra, cần đảm bảo toàn bộ những thiết bị, đồ dùng có phát ra lửa đều cần phải được che chắn cẩn thận, tránh xa những nơi dễ bắt lửa, đảm bảo vệ sinh, an toàn môi trường.
Xem thêm: Mẫu biên bản góp vốn
Thứ năm, sắp xếp và bố trí hàng hóa, vật tư tránh gây cháy, nổ, lây lan
Trong nội dung, này, người thực hiện kiểm tra cần phải ghi chép chính xác, đầy đủ về thực trạng việc sắp xếp, bố trí hàng hóa, trang thiết bị trong các tổ chức, doanh nghiệp và đánh giá là đã đảm bảo ngăn nắp, gọn gàng, chắn và chống cháy nổ hay chưa. Nếu đã đúng quy định thì sẽ ghi là an toàn, còn chưa đúng thì cần ghi chi tiết để cơ sở phòng cháy chữa cháy có hướng giải quyết như sửa chữa tài sản, trang thiết hoặc mua tài sản, trang thiết bị mới.
Xem thêm: Mẫu biên bản đối chiếu công nợ
Thứ sáu, chấp hành các nội quy về PCCC của Bộ Công An
Đối với phần này thì các thanh tra phòng cháy chữa cháy, đội kiểm tra PCCC của các cơ sở sẽ tiến hành kiểm tra đột xuất các nhân viên trong doanh nghiệp, tổ chức kinh doanh để đảm bảo về việc toàn bộ mọi người đều nắm rõ được các quy định về PCCC. Thông qua đây, người kiểm tra sẽ đánh giá được tình hình thực tế một cách khách quan và đưa ra hướng giải quyết kịp thời.
Thứ bảy, tình trạng hoạt động của hệ thống PCCC
Tình trạng hoạt động của hệ thống PCCC là vấn đề rất quan trọng cần chú ý khi kiểm tra bởi nó sẽ ảnh hưởng đến toàn bộ sự an toàn của tổ chức, doanh nghiệp trong quá trình sản xuất, kinh doanh cũng như tính mạng con người.
Trong phần này, những người lập biên bản sẽ phải ghi các nội dung như sau:
- Kiểm tra hệ thống báo cháy tự động
- Kiểm tra về tình trạng hoạt động của các bình cứu hỏa
- Hệ thống phun nước tự động hiện có hoạt động tốt hay không
- Tình trạng hoạt động của các phương tiện, dụng cụ PCCC
Xem thêm: Mẫu biên bản vi phạm hành chính
Thứ tám, một số nội dung liên quan khác đến PCCC
Ngoài ra, trong quá trình kiểm tra vấn đề phòng cháy chữa cháy nếu phát hiện ra bất kỳ sự cố, tình huống nào phát sinh thì cũng cần phải ghi vào biên bản kiểm tra PCCC để cơ quan quản lý có thể nắm được, đồng thời yêu cầu về việc khắc phục, xử lý nhanh chóng.
4. Một số lưu ý khi lập mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ
Biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ đóng vai trò rất quan trọng, ảnh hưởng đến sự an toàn, quá trình hoạt động, phát triển của các cơ sở, tổ chức kinh doanh hiện nay. Hơn nữa, đây là mẫu biên bản đã được quy định bởi Bộ Công An, do đó, trong quá trình lập mẫu biên bản này cần phải lưu ý một số vấn đề như sau:
- Biên bản kiểm tra PCCC định kỳ cần tuân theo đúng bố cục quy định và chứa đầy đủ thông tin theo yêu cầu mẫu.
- Toàn bộ các thông tin liên quan đến quá trình kiểm tra PCCC tại các tổ chức, cơ sở kinh doanh sẽ phải đảm bảo được ghi chép chính xác, không được sai lệch bởi nó sẽ ảnh hưởng đến các quyết định xử lý công tác phòng cháy chữa cháy sau này.
- Biên bản tự kiểm tra PCCC cần được trình bày nghiêm túc, từ ngữ sử dụng theo đúng quy định, văn phong chuẩn chỉnh.
- Tuyệt đối phải cẩn thận khi lập biên bản này, không được sai lỗi chính tả, không gạch, tẩy xóa, không viết đè lên nội dung đã có, không sử dụng nhiều loại ngôn ngữ hay nhiều màu mực trong cùng một văn bản.
- Mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ sẽ cần phải có chữ ký, ý kiến của những người liên quan (ban lãnh đạo cơ sở, người thực hiện kiểm tra) thì mới có giá trị sử dụng.
Hy vọng qua bài viết trên đây, bạn đọc đã nắm rõ được những quy định, nội dung cần thiết cho mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ hiện nay và áp dụng chính xác vào quá trình kiểm tra tại các cơ sở, tổ chức kinh doanh nhé. Bạn đọc tìm hiểu thêm về biên bản đánh giá lại tài sản cố định, biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá và biên bản trả hàng.
Bạn có thể tải mẫu biên bản tự kiểm tra PCCC định kỳ theo các file dưới đây để tham khảo!
bien-ban-kiem-tra-ve-phong-chay-chua-chay.doc
Mau_bien_ban_kiem_tra_ve_phong_chay_va_chua_chay_1301113704.doc
Tài liệu mới
Tài liệu mới