Mẫu mới nhất bảng kê mua hàng cập nhật - Tải miễn phí!
Đăng bởi Timviec365.vn - 33918 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024
- Tải bảng phân bổ vật nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá mới nhất!
1. Khái niệm bảng kê mua hàng
Bảng kê mua hàng hay còn gọi là bảng kê thu mua hàng hóa là một trong những mẫu đơn, văn bản bắt buộc được thực hiện trong các doanh nghiệp chuyên về nhập khẩu, xuất khẩu hay thu mua hàng hóa. Hiểu một cách đơn giản, đây là một loại chứng từ được lập trong trường hợp chủ là người bán (thuộc loại không cần lập hóa đơn khi bán) về các loại thiết bị, vật tư, vật liệu, hàng hóa, dịch vụ trên thị trường. Bảng kê mua hàng có vai trò là căn cứ, cơ sở dữ liệu phục vụ việc lập phiếu nhập kho và thực hiện thanh toán cho các khoản tài chính liên quan đến vật tư, thiết bị, hàng hóa,...
Bảng kê thu mua hàng hóa (theo mẫu quy định của Bộ Tài Chính) thường được là các tập sổ tương tự như sổ hóa đơn, các tập sổ có mỗi mã số được đánh dấu riêng, chỉ được sử dụng trong vòng một năm. Trong tập sổ bảng kê mua hàng, mỗi phiếu kê là một số thứ tự, được đánh số từ nhỏ đến lớn.
2. Trường hợp nào thì áp dụng bảng kê mua hàng không có hóa đơn?
Điều này hầu như là thắc mắc lớn đối với các doanh nghiệp thu mua hàng hóa, đặc biệt là thu mua nông sản hay các doanh nghiệp chuyên xuất khẩu nông sản, hàng gia công ra nước ngoài. Trong đó, chủ yếu nhà cung cấp nguồn hàng là người dân mà không có hóa đơn. Quy định về các khoản chi phí không được trừ. Những trường hợp sau, các doanh nghiệp phải lập bảng kê hàng hóa hay tổng kết các chứng từ nếu muốn khoản tài chính này được ghi nhận là chi phí được trừ:
+ Khi doanh nghiệp thu mua từ người dân chuyên sản xuất, đánh bắt các loại nông lâm sản và thủy hải sản.
+ Khi doanh nghiệp thu mua từ người gia công thủ công các loại sản phẩm làm bằng đay, tre, nứa, cói, lá,... hay các nguyên liệu được họ tận dụng từ các sản phẩm nông lâm nghiệp.
+ Khi doanh nghiệp thu mua từ các cá nhân tự khai thác các loại nguyên vật liệu xây dựng thô như đất, đá, sỏi, cát,..
+ Khi doanh nghiệp thu mua từ các cá nhân trực tiếp nhặt, thu các loại phế liệu như ve chai, giấy, bìa,... bán lại.
+ Khi doanh nghiệp thu mua từ các chủ hộ gia đình, cá nhân không chủ đích kinh doanh các loại tài sản.
+ Khi doanh nghiệp thu mua từ các chủ hộ gia đình, cá nhân có chủ đích kinh doanh, chị thuế VAT các loại hàng hóa và dịch vụ.
Những cá nhân được cho là đại diện hoặc người về mặt pháp luật hay là người đó đã được ủy quyền phó giám đốc, uỷ quyền giám đốc và có thẩm quyền ký kết các bảng kê thu mua hàng hóa. Chính vì thế, những cá nhân này cũng có trách nhiệm hoàn toàn theo tình pháp lý đối với loại giấy tờ này, và phải đảm bảo tính chuẩn xác, trung thực, không gian dối. Bảng kê hàng hóa khi được các doanh nghiệp chuyên thu mua hàng hóa lập ra thì được ghi nhận vào khoản chi phí được trừ.
Lưu ý, khoản chi phí được giảm trừ này là không cần phải có chứng từ thanh toán không dùng tiền mặt. Nếu trong trường hợp chi phí thu mua trên bảng kê hàng hóa cao hơn chi phí mua trên thị trường tại thời điểm đó, thì cơ quan, đơn vị thuế dựa vào cơ sở chi phí giá trên thị trường tại thời điểm mua các loại sản phẩm, dịch vụ tương đống hay cùng chủng loại với nhau trên thị trường để thống nhất lại giả cả để tính toán chi phí được trừ trong quá trình xác định thu nhập chịu thuế.
Tóm lại, nếu các doanh nghiệp chuyên thu mua các loại hàng hóa, sản phẩm từ các chủ hộ người dân sản xuất chứ không chủ đích kinh doanh các loại hàng hóa, sản phẩm này thì rất phù hợp để áp dụng lập bảng kê mua hàng.
>>>> Liên tục cập nhật nhanh thông tin tìm việc nhanh mỗi ngày tại Timviec365. Xem ngay để không bỏ lỡ!
3. Hướng dẫn cách lập bảng kê mua hàng mới nhất
Bảng kê mua hàng là một văn bản cần thiết, được sử dụng thường xuyên ở các doanh nghiệp thu mua tài sản, trang thiết bị. Tuy nhiên, còn rất nhiều người còn chưa biết cách làm thế nào để viết bảng kê mua hàng. Sau đây là quy trình hướng dẫn bạn cách lập văn bản này:
- Ở mục tên đơn vị, bộ phận (góc bên trái bảng kê mua hàng), bạn hãy điền rõ thông tin, tên gọi đầy đủ của doanh nghiệp, công ty cũng như tên gọi của bộ phận đó.
- Ở mục họ và tên người mua: người phụ trách mua điền rõ thông tin cá nhân là tên đầy đủ của mình vào mục này.
- Ở mục bộ phận, phòng ban: người phụ trách mua cũng điền thông tin bộ phận, phòng ban mà người phụ trách mua đang làm việc.
- Ở cột đầu tiên (cột A): người mua hàng thực hiện đánh số thứ tự theo số lượng hàng hóa đã mua.
- Ở cột thứ hai (cột B): người mua hàng điền thông tin về tên gọi của mặt hàng, sản phẩm đó, quy cách hàng hóa, phẩm chất hàng hóa của các vật tư, thiết bị hay vật liệu đã mua.
- Ở cột thứ ba (cột C): người phụ trách mua hàng đã mua các loại vật tưu, thiết bị, công cụ này ở đâu thì ghi rõ tên của địa chỉ (nhà cung cấp đó.
>>> Download trọn bộ mẫu bảng kê mua hàng mới nhất
- Ở cột thứ bốn (cột D): ghi rõ các loại vật dụng hàng hóa đó được tính theo đơn vị nào (Ví dụ: chiếc, mét, kg,...)
- Ở cột thứ năm (cột 1): người mua hàng điền một cách chính xác số lượng đã mua các vật liệu, hàng hóa,...
- Ở cột thứ năm (cột 2): người mua hàng tính ra đơn giá và điền đơn giá của hàng hóa một cách chính xác vào mục này. Nếu đơn giá sai sẽ dẫn đến tính toán tổng sai.
- Ở cột cuối cùng (cột 3): người mua hàng thực hiện tính tổng tiền số lượng hàng hóa đã mua. Ở mục này, người mua hàng lấy mục số lượng nhân cho mục đơn giá là ra mục thành tiền.
- Ở mục tổng tiền (nằm gần cuối bảng kê mua hàng): người mua hàng thực hiện cộng toàn bộ số tiền đã được tính ở mục thành tiền các loại hàng hóa, vật tư, thiết bị đã mua. Nếu có vấn đề ngoài lề, thì ghi rõ ra ở phần ghi chú.
Sau khi đã lập bảng kê mua hàng hoàn tất, người phụ trách mua hàng sẽ ký và ghi rõ họ tên đầy đủ, chuyển cho bộ phận kế toán và ban lãnh đạo để được phê duyệt.
4. Một số việc làm liên quan đến bảng kê mua hàng
Như đã giải đáp ở trên, chắc hẳn chúng ta đã biết bảng kê mua hàng là gì và cách viết nó như thế nào rồi phải không? Vậy thì liên quan đến vấn đề này, có những việc làm nào cần sử dụng bảng kê mua hàng. Cùng theo dõi phần mở rộng sau đây nhé!
4.1. Nhân viên thu mua
Nhân viên thu mua trong các doanh nghiệp xuất nhập khẩu chính là một công việc trực tiếp sử dụng bảng kê mua hàng. Bởi vì họ chính là người phụ trách cung ứng hàng hóa, vật tư, vật liệu cũng như các thiết bị cho hoạt động sản xuất của doanh nghiệp. Họ là người phải lập bảng kê mua hàng sau khi đã hoàn tất các thủ tục mua hàng, đưa cho bộ phận kho hoặc kế toán để làm căn cứ lưu trữ cũng như cơ sở để thủ kho lập phiếu nhập kho.
4.2. Nhân viên kế toán
Bên cạnh nhân viên thu mua thì vị trí kế toán cũng là một việc làm thường xuyên phải tiếp xúc với bảng kê mua hàng và các bảng thống kê, báo cáo khác như mẫu danh sách công nhân viên được đào tạo, danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT, danh sách người chỉ tham gia BHYT, danh sách lao động tham gia bhxh, bhyt, danh sách đơn vị thuế đang quản lý chưa tham gia bhxh, bhyt, danh sách về các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất, mẫu đáng giá nhân viên theo năm, bảng chấm công,... Mặc dù họ không phải là người làm nhiệm vụ trực tiếp trong việc lập bảng kê mua hàng. Tuy nhiên, họ có nhiệm vụ kiểm tra, đối chiếu với số lượng, chất lượng, hiện trạng thực tế của hàng hóa, vật tư, vật liệu để tiến hành có nên xét duyệt hay không xét duyệt bảng kê mua hàng của nhân viên thu mua.
Là một quy trình cần thiết và quan trọng trong các doanh nghiệp sản xuất, hy vọng qua bài viết này, anh/chị đã hiểu được kiến thức và cách viết. bảng kê mua hàng. Nếu bạn đang muốn có mẫu văn bản này, hãy nhấp vào liên kết dưới đây để tải trực tiếp nhé!
Tài liệu mới
Tài liệu mới