Biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất cho người dùng
Đăng bởi Timviec365.vn - 19054 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024
- Biên bản giao nhận tài sản cố định mới nhất
- Biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành
1. Khái niệm về biên bản thanh lý tài sản cố định
Mẫu số 02- TSCĐ: Ngoài các mẫu biên bản bàn giao tài sản thì biên bản thanh lý tài sản cũng là một trong những biên bản được sử dụng rộng rãi trong doanh nghiệp. Biên bản thanh lý tài sản cố định là biên bản được sử dụng trong doanh nghiệp sau khi có biên bản kiểm kê tài sản và nhận được quyết định về việc thanh lý tài sản cố định doanh nghiệp. Biên bản thanh lý tài sản cố định xác nhận việc thanh lý tàì sản khi có đợt thanh lý tài sản không còn sử dụng nữa hoặc hoặc tài sản đã được sử dụng trong thời gian dài và không còn đạt hiệu quả và việc sửa chữa tài sản, trang thiết cũng không nâng cao hiệu suất trong việc tạo ra giá trị sản xuất. Biên bản thanh lý tài sản này được sử dụng làm căn cứ để phòng kế toán thực hiện việc báo giảm tài sản cố định và cập nhật thông tin trên sổ kế toán.
Thông thường khi làm bất cứ một nhiệm vụ nào đó chúng ta cũng thường phải lập một biên bản nhất định như mẫu biên bản kiểm phiếu, biên bản bàn giao con dấu công ty hay mẫu biên bản hủy hóa đơn, đặc biệt là đối với quá trình thanh lý những tài sản cố định ở các cơ quan hay doanh nghiệp thì lại càng quan trọng và chặt chẽ nhiều hơn. Chính vì lẽ đó, thông qua những nội dung tìm hiểu dưới đây bạn sẽ biết cách tìm kiếm những thông tin mới nhất và phù hợp nhất để đưa ra những quyết định và lựa chọn an toàn nhất.
2. Một số thông tin cần biết rõ khi lập biên bản thanh lý tài sản cố định
2.1. Điều kiện để lập biên bản thanh lý tài sản cố định
Trước hết, để lập được một biên bản thanh lý tài sản, chúng ta cần có những điều kiện và yếu tố thiết thực để dựa vào đó đánh giá đúng sản phẩm tài sản mà chúng ta cần thanh lý.
Điều kiện là yếu tố đầu tiên trước khi lập một biên bản, bạn cần tuân thủ những điều kiện theo quy định như thế nào?
Trước hết để lập biên bản thì tài sản cố định phải là những tài khoản hết thời gian khấu hao sử dụng, nó bao gồm các loại tài sản hư hỏng không sửa chữa được. Trong quá trình thành lập của công ty, nếu bạn có các tài sản mà không phục vụ hay cung cấp các lợi ích hoặc nếu sử dụng tiếp phải mất chi phí quá lớn, hiệu quả thấp thì lúc này việc lập biên bản thanh lý nó là điều kiện cần thiết. Vì thế, để thu hẹp quy mô, thay đổi mục tiêu hoạt động, hay là tìm một tài sản nào đó phù hợp với yêu cầu của chúng ta trong công việc nhiều hơn thì việc thanh lý tài sản cố định là điều cần thiết.
Lúc này, với những tài sản không có thời gian hoạt động được lâu dài bạn cần lập một hợp đồng hay biên bản thanh lý nó để tránh mất nhiều thời gian khi không còn giá trị để sử dụng chúng thêm lần nữa.
Mẫu số 02-TSCĐ: Biên bản thanh lý tài sản cố định
>> Tải ngay các mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất tại đây!!
Mau-bien-ban-thanh-ly-tai-san-co-dinh.rar
2.2. Nội dung của biên bản thanh lý tài sản
+ Tên ký mã hiệu, quy cách cấp hạng tài sản cố định, số hiệu tài sản cố định, số thẻ TSCĐ.
+ Nguồn gốc tài sản cố định: Nước sản xuất, năm sản xuất, năm đưa vào sử dụng.
+ Nguyên giá TSCĐ, giá trị hao mòn đã trích cộng dồn đến thời điểm thanh lý, giá trị còn lại của TSCĐ.
Kết luận của ban thanh lý tài sản cố định: đại diện ban thanh lý ghi rõ những đánh giá về tài sản dựa theo những tiêu chí nêu trên.
Kết quả thanh lý:
Bạn hãy đánh giá về các chi phí liên quan đến việc thanh lý tài sản cố định và giá trị thu hồi (ghi số tiền bằng số và chữ số).
+ Ghi giảm số tài sản cố định về những tài sản được đưa ra thanh lý.
+ Ban thanh lý TSCĐ lập biên bản thanh lý có xác nhận đầy đủ chữ ký, họ tên của trưởng Ban thanh lý, kế toán trưởng và giám đốc hoặc người được ủy quyền ký thay giám đốc.
Mẫu số 02-TSCĐ: Biên bản thanh lý tài sản cố định
Xem thêm: Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá
2.3. Tác dụng của biên bản thanh lý tài sản cố định
Tài sản cố định được xem là một bộ phận thuộc lĩnh vực trong tư liệu sản xuất. Chính vì vậy nó đóng vai trò quan trọng trọng trong tư liệu lao đông và được xuất hiện quá trình sản xuất. Trong trường hợp này nó đóng vai trò là cơ sở vật chất kỹ thuật, đồng thời đây cũng chính là điều kiện trong việc tăng năng suất lao động xã hội và phát triển nền kinh tế.
Xét ở một góc độ nào đó, máy móc thiết bị, quy trình công nghệ sản xuất chính được xem là yếu tố để xác định quy mô cũng như năng lực trong quá trình sản xuất của các doanh nghiệp. Hay từ góc độ vĩ mô thì việc đánh giá các cơ sở hạ tầng của của toàn bộ nền kinh tế quốc dân có thực lực vững mạnh hay không?
Chính vì điều đó mà trong sản xuất kinh doanh của các doanh nghiệp, tài sản cố định chính là một trong những yếu tố có vai trò quan trọng trong việc mang cơ sở vất chất đến với hoạt động kinh doanh. Việc cải cách hoàn thiện, đổi mới và sử dụng hiệu quả của tài sản cố định sẽ chính là yếu tố quyết định sự tồn tại và phát triển của các doanh nghiệp.
Xem thêm: Biên bản trả hàng
2.4. Thủ tục lập biên bản thanh lý tài sản cố định
Các bước thực hiện thanh lý tài sản cố định doanh nghiệp bao gồm:
Bước 1: Dựa vào kết quả kiểm kê thanh lý tài sản cố định để lập giấy tờ để đưa lên thủ trưởng trong đơn vị phê duyệt theo quy các mẫu quy định.
Bước 2: Thực hiện quyết định việc thanh lý tài sản cố định do thủ trưởng đơn vị làm quyết định. Từ đó, thành lập hội đồng kiểm kê, đánh giá lại tài sản.
Bước 3: Doanh nghiệp sẽ tiến hành thực hiện việc thành lập hội đồng thanh lý và kiểm kê để có thể đưa ra đánh giá tài sản một cách chính xác và thống nhất.
Bước 4: Tiếp nhận ý kiến và quyết định của hội đồng thanh lý và quản lý tài sản để tiến hành thực hiện thanh lý tài sản cố định trong việc quyết định hình thức xử phạt kiểm tra tài sản, bán hoặc hủy tài sản.
Bước 5: Tiến hành tổng hợp, xử lý và thanh lý tài sản đơn vị. Sau đó Hội đồng thanh lý sẽ có nhiệm vụ lập bản thanh lý tài sản cố định đem giao cho bộ phận kế toán để ghi giảm phần tài sản cố định theo quy định của nhà nước.
Xem thêm: Mẫu giấy đề nghị cộng điểm
2.5. Hồ sơ tài sản cố định trong doanh nghiệp bao gồm những gì?
- Hóa đơn, chứng từ hình thành
- Quyết định đưa vào sử dụng và trích khấu hao TSCĐ
- Biên bản giao nhận tài sản cho bộ phận sử dụng, quản lý
- Thẻ tài sản cố định
- Dán nhãn thông tin và số thẻ tài sản
Lưu ý
• Tài sản cố định có giá trị từ 30 triệu đồng, thời gian sử dụng trên 1 năm.
• Đối các khoản đầu tư không ở dạng hình thể vật chất như phần mềm, thương hiệu, quyền sử dụng đất thì hạch toán tài sản cố định vô hình.
Hy vọng, bài viết trên đây có thể mang lại những thông tin bổ ích kiên quan đến biên bản thanh lý tài sản cố định. Qua đó có thể sử dụng biên bản này một cách hợp lý.
>> Hãy tải ngay các mẫu biên bản thanh lý tài sản cố định mới nhất tại đây!!
Mau-bien-ban-thanh-ly-tai-san-co-dinh.rar
3. Những khó khăn khi lập biên bản thanh lý tài sản cố định
Trong quá trình thiết lập những biên bản để thanh lý tài sản chúng ta cũng gặp không ít các rắc rối khác nhau. Vậy hãy cùng tìm hiểu xem bạn có thể gặp những khó khăn gì để hạn chế mắc lỗi trong những lần tiếp theo với những nội dung dưới đây nhé.
3.1. Phân loại tài sản chưa đúng với tính chất của nó
Có rất nhiều những doanh nghiệp lớn hiện nay vẫn không biết và phân biệt tài sản cố định khi thanh lý. Bạn có biết rằng một tài sản cố định hữu hình khi được đưa vào sử dụng sẽ luôn tuân thủ tối đa các điều kiện và yếu tố kỹ thuật để nó được hoạt động và tuân thủ mỗi ngày theo nguyên tắc của cơ quan. Tuy nhiên, các loại tài sản thông thường được thanh lý và lập biên bản thanh toán thường bị đánh đồng và không có sự phân loại hợp lý đối với từng cơ quan doanh nghiệp. Gây tổn thất không hề nhỏ đối với sự hoạt động của công ty.
Ở góc độ quản lý, nếu chúng ta đóng vai trò là người lên kế hoạch và biên bản thanh lý các loại tài sản, thì nếu có nhận thức đúng đắn hẳn nó sẽ giúp cho doanh nghiệp đánh giá mức độ sử dụng tài sản, chính xác, dẫn đến việc thu hồi vốn được thành công một cách nhanh hơn.
Xem thêm: Mẫu biên bản hủy hóa đơn
3.2. Xác định sai giá trị của tài sản cố định dẫn đến việc lập biên bản sai
Lỗi này khi thanh lý thường áp dụng đối với những người làm kế toán, ban đầu kiểm kê tài sản cố định có thể thanh lý khi khấu trừ đi giá trị gia tăng đầu vào và không đủ các điều kiện hay tiêu chuẩn về khấu trừ. Chính vì thế mà ảnh hưởng đến quá trình khi tính đến các nguồn chi phí, các kết quả và hoạt động của doanh nghiệp, và đồng thời khi nộp vào ngân sách nhà nước cũng ảnh hưởng một cách đáng kể đến các doanh nghiệp hiện nay của chúng ta khi tiến hành thanh lý các loại tài sản cố định.
Xem thêm: Mẫu biên bản thu hồi hóa đơn
3.3. Việc trình bày vẫn chưa có độ thống nhất và đồng bộ trong các biên bản
Một số các đơn vị hay doanh nghiệp thông thường có thể sử dụng nhiều phương pháp và thanh lý tài sản khác nhau nhưng chưa có sự thống nhất và minh bạch trong khâu lập biên bản.
Nhiều trường hợp mọi người thực hiện lập biên bản còn chưa đúng với quy định được đặt ra ban đầu, các bước lập biên bản còn diễn ra chưa đúng với những thao tác thực hiện thanh lý tài sản. Bên cạnh đó, những tài sản khi thanh lý còn thường xuyên không có sự kiểm soát chặt chẽ hay công khai, làm ảnh hưởng không nhỏ đến kết quả thực hiện thanh lý tài sản của doanh nghiệp.
Chưa kể đến các bước lập biên bản còn gặp khá nhiều những khó khăn vướng mắc làm chúng ta không thể không xảy ra những nhầm lẫn đáng tiếc. Lập biên bản thanh lý tài sản trong thời đại ngày nay cũng gặp tương đối nhiều khó khăn hay rắc rối nhiều hơn.
Hy vọng, bài viết trên đây có thể mang lại những thông tin bổ ích kiên quan đến biên bản thanh lý tài sản cố định. Qua đó mọi người có thể sử dụng biên bản này một cách hợp lý nhất cho phù hợp khi muốn thanh lý một tài sản nào đó hoạt động trong cơ quan. Cuối cùng, bạn đọc tham khảo thêm về mẫu biên bản bàn giao quỹ tiền mặt, mẫu biên bản tự kiểm tra pccc định kỳ và biên bản đánh giá lại tài sản cố định tài nếu thấy hữu ích nhé.
Tài liệu mới
Tài liệu mới