Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Mẫu biên bản họp gia đình là gì? Cách viết biên bản này ra sao?

Đăng bởi Timviec365.vn - 9888 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2024

Mẫu biên bản họp gia đình nghe có vẻ khá xa lạ với chúng ta hiện nay khi họp gia đình mà cũng cần phải có biên bản. Tuy nhiên, trong một gia đình đôi khi sẽ nảy sinh những vấn đề liên quan cần phải được thực hiện một cách nghiêm túc dựa trên các vấn đề pháp lý. Vì vậy, mẫu biên bản họp gia đình ra đời và được áp dụng trong những trường hợp này. Vậy, đểu hiểu rõ hơn về mẫu biên bản họp gia đình thì các bạn hãy theo dõi bài viết dưới đây nhé!

1. Mẫu biên bản họp gia đình là gì?

Mẫu biên bản họp gia đình thực chất là một văn bản được lập ra trong các cuộc họp gia đình về một công việc cụ thể nào đó. Trường hợp phổ biến nhất thường sử dụng mẫu biên bản họp gia đình chính là việc họp về biên bản bàn giao tài sản, giấy ủy quyền sử dụng đấthay phân chia các tài sản khác trong gia đình chẳng hạn như biên bản bàn giao xe, biên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành,..

Mẫu biên bản họp gia đình chi tiết sẽ là mẫu biên bản được lập ra trong cuộc họp gia đình để ghi nhận tất cả các ý kiến của các thành viên trong gia đình về vấn đề quan trọng của gia đình. Do đó, khi làm biên bản họp gia đình sẽ cần tới sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình. 

Mẫu biên bản họp gia đình là gì?
Mẫu biên bản họp gia đình là gì?

Vậy, thông thường, một mẫu biên bản họp gia đình sẽ gồm những nội dung nào?

Với việc phân chia tài sản và cần đến các cuộc họp gia đình thì mẫu biên bản họp gia đình sẽ bao gồm những nội dung chính như:

- Tiêu ngữ, tên mẫu biên bản và ngày tháng lập biên bản: Đây là phần bắt buộc trong tất cả các loại giấy tờ, văn bản hành chính như biên bản họp xử lý khiếu nại tố cáo, biên bản họp hội đồng quản trịbiên bản họp hội đồng thành viên, biên bản góp vốn, biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp,...

- Thông tin về thành phần tham dự cuộc họp bao gồm: họ và tên, ngày tháng năm sinh, số chứng minh nhân dân/căn cước công dân, hộ khẩu thường trú, địa chỉ, số điện thoại,...của tất cả những người tham dự cuộc họp.

- Thông tin về nội dung của cuộc họp: ghi đầy đủ và chi tiết các thông tin về các tài sản là tài sản thừa kế, để lại. Tốt nhất la ghi cụ thể nhất có thể và kèm theo giấy tờ chứng minh. Những ý kiến, tranh luận trong cuộc họp của những người tham dự cuộc họp (nếu có).

- Kết luận cuối cùng: Sau khi đã tranh luận và đưa ra, nói ra được ý kiến, quan điểm cá nhân của mình thì nên đưa ra kết luận cuối cùng về việc phân chia tài sản để ghi vào trong biên bản gia đình. Nội dung sẽ bao gồm những thông tin như tài sản này chia cho ai? ai là người nhận thừa kế về bất động sản? ai là người có nghĩa vụ đối với người chết?,...

Gồm những nội dung nào?
Gồm những nội dung nào?

- Biểu quyết: Các thành viên trong gia đình có mặt tại buổi họp biểu quyết về những nội dung trên. Đọc từng mục một và biểu quyết về các vấn đề, nội dung chính của cuộc họp sau khi đã thống nhất.

- Kết quả của việc biểu quyết sẽ là tán thành, không tán thành hoặc ý kiến khác,... Nếu có ý kiến khác thì phải ghi chính xác, đầy đủ người đưa ra ý kiến, nội dung ý kiến là gì,...

- Khẳng định tính pháp lý của biên bản: đưa ra lời khẳng định về tính pháp lý của biên bản. Đọc lại toàn bộ biên bản cho tất cả mọi người trong cuộc họp nghe và xác nhận lại những thông tin trong biên bản một cách đúng đắn, hợp lý, đúng theo ý nguyện và di chúc của người đã mất,...

- Xác nhận của người lập biên bản: người lập biên bản họp gia đình trực tiếp ký và ghi rõ họ tên hoặc điểm chỉ xác nhận.

- Xác nhận của cơ quan địa phương có thẩm quyền.

Đây là những nội dung cần có và bắt buộc của một mẫu biên bản cuộc họp gia đình. Những nội dung này là các phần chính và không thể bỏ, nếu như trong quá trình lập biên bản họp gia đình mà bỏ đi phần nội dung nào thì sẽ rất khó để có thể có được một mẫu biên bản họp gia đình hoàn chỉnh và hợp pháp. Nếu như bỏ cũng cần có sự đồng ý của những thành viên khác trong gia đình.

Việc làm hành chính - văn phòng

Nội dung nào là bắt buộc?
Nội dung nào là bắt buộc?

2. Lưu ý khi viết mẫu biên bản họp gia đình

Hiện nay, việc viết mẫu biên bản họp gia đình đã không còn quá khó khăn hay khắt khe như trước nữa. Với các mẫu biên bản họp gia đình để thuận tiện, nhanh chóng, đơn giản cũng như ai cũng có thể viết được và chuẩn theo một form nhất định thì sẽ sử dụng các bản mẫu có sẵn. Vì thế, người lập biên bản họp gia đình sẽ chỉ việc ghi các nội dung, thông tin liên quan vào là có ngay một bản mẫu biên bản họp gia đình chẩn chỉnh.

Dưới đây là một số mẫu biên bản cuộc họp gia đình mà các bạn có thể tham khảo.

mau-bien-ban-hop-gia-dinh (1).doc

mau-bien-ban-hop-gia-dinh (2).doc

mau-bien-ban-hop-gia-dinh (1).pdf

Mặc dù cách viết mẫu biên bản họp gia đình trở nên đơn giản hơn khá nhiều, tuy nhiên, trong quá trình viết những nội dung cần thiết thì vẫn sẽ phải có những lưu ý nhất định dành cho người viết.

Vậy, những lưu ý cần biết đó là gì?

Lưu ý gì khi viết mẫu biên bản họp gia đình?
Lưu ý gì khi viết mẫu biên bản họp gia đình?

- Cần phải có mục cho người xác nhận làm chứng và xác nhận của cơ quan có thẩm quyền - UBND xã. Điều này nhằm đảm bảo được sự chính xác về nội dung hay những diễn biến đã diễn ra trong cuộc họp. Thêm vào đó là sự xác nhận của Ủy ban nhân dân xã nhằm khẳng định tính pháp lý của mẫu biên bản họp gia đình này. 

- Mẫu biên bản và văn bản thỏa thuận này cần được lập dưới sự chứng kiến cũng như xác nhận của tất cả những người thừa kế trong gia đình. Nếu như không đầy đủ thì khó có thể công nhận được những giá trị của mẫu biên bản đó. Hơn hết, việc họp gia đình và lập biên bản cuộc họp cũng như phân chia tài sản chỉ được thực hiện khi có đầy đủ các thành viên mà thôi.

- Giá trí của tài sản được đề cập đến trong mẫu biên bản họp gia đình sẽ phải được thể hiện dưới dạng chữ và số. Đây là điều mà không phải ai cũng biết nhưng nó lại là điều bắt buộc trong các văn bản thỏa thuận có giá trị liên quan. 

Ghi rõ thông tin về tài sản, người tham dự
Ghi rõ thông tin về tài sản, người tham dự

- Mẫu biên bản họp gia đình cần phải được công chứng tại các văn phòng, tổ chức hành nghề công chứng thì mới có đầy đủ hiệu lực pháp lý. Nếu như mẫu biên bản họp gia đình có người làm chứng và được Ủy ban nhân dân xã xác nhận thì vẫn chưa thực sự đủ để khẳng định trong pháp luật. Đây chỉ là việc chứng thực chữ ký của những đối tác liên quan trong cuộc họp thôi.

- Sai chính tả. Đây được coi là lỗi dễ mắc phải nhất cũng là lloix khá ngớ ngẩn. Mẫu biên bản là một văn bản thỏa thuận cũng như sẽ được sử dụng trong một số trường hợp xảy ra tranh chấp cần sự can thiệp của pháp luật. Vì thế, việc viết đúng chính tả là rất cần thiết. Một văn bản mang tính pháp lý lại xuất hiện lỗi chính tả thì sẽ làm giảm đi sự chính xác của mẫu biên bản họp gia đình này.

Ngoài ra thì sử dụng tiếng phổ thông cũng như không sử dụng tiếng địa phương là yêu cầu bắt buộc. Bởi tiếng địa phương thì không phải ai cũng hiểu và nó rất dễ gây nhầm lẫn cho người đọc. Trước hết, một tài liệu được áp dụng trong pháp lý cần phải có ngôn ngữ chuẩn và văn phong chính xác.

Việc làm chuyên viên hành chính

Ghi rõ ràng và chi tiết
Ghi rõ ràng và chi tiết

Trên đây là những lưu ý trong quá trình viết mẫu biên bản họp gia đình. Còn với cách viết mẫu biên bản này thì không quá khó. Bạn chỉ cần việc điền đầy đủ, chính xác các thông tin liên quan theo mẫu mà thôi. 

3. Mẫu biên bản họp gia đình có giá trị pháp lý như thế nào?

Nhìn dưới góc độ đơn giản nhất thì mẫu biên bản họp gia đình chính là một văn bản tổng hợp, thống nhất ý kiến của tất cả các thành viên trong gia đình về một vấn đề chung cụ thể nào đó. Thường thì sẽ là việc phân chia tài sản, quyền thừa kế, đất đai,... Văn bản này thể hiện được mong muốn, cũng như nguyện vọng và ý kiến chung được thống nhất bởi tất cả thành viên trong gia đình.

ở góc độ pháp lý, mẫu biên bản họp gia đình có ý nghĩa:

Gía trị pháp lý như thế nào?
Gía trị pháp lý như thế nào?

- Là một văn bản ghi lại toàn bộ quá trình, diễn biến, nội dung của cuộc họp gia đình.

- Ghi nhận vấn đề pháp lý được nêu ra trong cuộc họp gia đình như thừa kế tài sản, phân chia quyền sử dụng đất,...

- Được nhìn nhận như một giao dịch dân sự dưới hình thức thể hiện là văn bản. 

Thỏa mãn được những điều trên, mẫu biên bản họp gia đình được công nhận và có giá trị pháp lý trước luật dân sự cũng như được thừa nhận trước pháp luật và toàn bộ thành viên trong gia đình. 

Tuy nhiên, sẽ cần phân chia các tài sản liên quan để có thể khẳng định được giá trị pháp lý của mẫu biên bản họp gia đình. Nếu như phân chia đất đai mà không phải tài sản thừa kế thì sẽ cần đến hợp đồng chuyển nhượng và công chứng rõ ràng thì mới được công nhận. Còn nếu đó là tài sản thừa kế thì chỉ cần có chữ ký xác nhận của các thành viên trong gia đình, chữ ký của người làm chứng, xác nhận của cơ quan địa phương là có thể đảm bảo được giá trị pháp lý của mẫu biên bản này.

Trở thành "chứng cứ"
Trở thành "chứng cứ"

4. Hiệu lực và vô hiệu của mẫu biên bản họp gia đình 

Một mẫu biên bản họp gia đình sẽ có hiệu lực khi có người làm chứng và xác nhận của Ủy ban nhân dân xã và sự có mặt của tất cả thành viên trong gia đình.

Đặc biệt, mẫu biên bản này sẽ trở thành một chứng cứ, cơ sở pháp lý trong các tranh chấp nếu có xảy ra khi có sự chứng thực của trưởng thôn và Ủy ban nhân dân xã, xác nhận cuộc họp gia đình đã diễn ra và có sự tham gia của tất cả các thành viên trong gia đình. Thêm vào đó, nếu mẫu biên bản này được công chứng thì sẽ khẳng định được tính pháp lý cũng như hiệu lực cao hơn rất nhiều.

Hiệu lực khi nào?
Hiệu lực khi nào?

Mẫu biên bản họp gia đình sẽ bị vô hiệu khi nào?

Nếu như có hiệu lực dựa trên việc công chứng hay có sự xác nhận của cơ quan có thẩm quyền thì việc vô hiệu mẫu biên bản họp gia đình diễn ra khi nào?

Mẫu biên bản họp gia đình sẽ bị vô hiệu nếu như không tuân thủ đúng về mặt hình thức của một văn bản pháp lý, hoặc có thể là văn bản thỏa thuận không được công chứng, chứng thực để xác nhận tính pháp lý của nó. Lúc này , tòa án có quyền quyết định vô hiệu biên bản họp gia đình này. 

Ngoài lý do trên thì người đại diện chưa thành niên, hay mất năng lực nhận thức, tư duy, mất hành vi dân sự, đe dọa, cưỡng ép, mất nhận thức,...cũng sẽ là trường hợp có quyền vô hiệu mẫu biên bản họp gia đình. Bởi mỗi văn bản được lập ra để có được tính pháp lý và sự công nhận của pháp luật thì cần đảm bảo sự công bằng và thỏa thuận một cách tự nguyện giữa các bên. Nếu một trong hai điều đó không được đảm bảo thì biên bản này sẽ không được công nhận.

Việc làm

Vô hiệu khi nào?
Vô hiệu khi nào?

Trên đây là những thông tin về mẫu biên bản họp gia đình. Mong rằng, qua bài viết này các bạn có thể hiểu hơn về mẫu biên bản họp gia đình và nắm bắt được các lưu ý trong cách viết văn bản pháp lý này.