Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Mẫu C02-TS: Phiếu trả hồ sơ áp dụng đối với nhiều lĩnh vực

Đăng bởi Timviec365.vn - 6157 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024

Mẫu phiếu trả hồ sơ theo mẫu C02-TS chính là một căn cứ để các bộ phận thực hiện việc kiểm tra và đảm bảo tính đúng đắn, trùng khớp của hồ sơ. Theo dõi bài viết này để biết rõ mẫu cũng như cách lập Phiếu trả hồ sơ bạn nhé!

Việc làm hành chính - văn phòng

1. Những cơ sở về quyết định thành lập phiếu trả hồ sơ mẫu số TC-02 là gì ?

Căn cứ theo Tiết a tại Điểm số 2.1 ở Khoản 2, Điều 33 thuộc Quyết định số 595/QĐ-BHXH đối với vấn đề nhận hồ sơ, dữ liệu quản lý có nội dung chưa được khớp đúng với nội dung sẽ có quy định như sau:

Phòng hay tổ chức quản lý thu sẽ trực tiếp phụ trách việc nhận hồ sơ hoặc dữ liệu từ Phòng hay Tổ tiếp nhận – Quản lý hồ sơ, tại Phòng hoặc Tổ cấp sổ bhxh hoặc cấp thẻ bhyt. Phòng hoặc tổ thực hiện về Chế độ Bảo hiểm xã hội được chuyển tới. Đồng thời kiểm tra và đối chiếu rõ ràng với những chỉ tiêu được xác nhận ở trên biểu mẫu, hồ sơ khi so với nguồn dữ liệu quản lý.

thành lập phiếu trả hồ sơ

Trong trường hợp nguồn dự liệu và hồ sơ được quản lý đó chưa khớp thì cần phải lập ra Phiếu trả hồ sơ theo mẫu số C02-TS.

Trong trường hợp bộ hồ sơ yêu cầu thay đổi thông tin theo quy định tại Khoản 2, Khoản 4 của Điều 27, cần phải đề xuất và được ban lãnh đạo phê duyệt trước khi điều chỉnh lại toàn bộ các dữ liệu không chính xác.

Xem thêm: Đối chiếu biên lai thu tiền đóng bhxh tự nguyện, bhyti

2. Bạn có biết nội dung căn bản nhất của phiếu trả hồ sơ mẫu C02-TS là gì ?

Dựa vào mẫu phiếu trả hồ sơ được cung cấp tại website Timviec365.vn thì có thể khẳng định những nội dung chính mà một mẫu Phiếu trả hồ sơ cần có là gì?  

Bạn có thể tham khảo mẫu sau để biết được những nội dung căn bản của một mẫu phiếu trả hồ sơ.

Nội dung của phiếu trả hồ sơ

Mẫu C02 -TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH

 

mau-c02-ts-phieu-tra-ho-so.doc

 

Nội dung phiếu trả hồ sơ

Các nội dung bên trong mẫu phiếu trả hồ sơ sẽ bao gồm:

- Bộ phận và số: ghi vào phía góc trên bên trái của Phiếu trả hồ sơ

- Căn cứ: bạn cần ghi rõ căn cứ, quyết định nào quy định việc lập Phiếu trả hồ sơ này. Cụ thể đó là Mẫu C02-TS (Ban hành kèm theo QĐ số 595/QĐ-BHXH ban hành ngày 14/4/2024 của Bảo hiểm xã hội Việt Nam)

- Tên biểu mẫu: PHIẾU TRẢ HỒ SƠ (Ghi vào chính giữa của dòng)

- Các nội dung chính bên trong Phiếu trả hồ sơ:

+ Bộ phận đề nghị

+ Bộ phận điều chỉnh

+ Nội dung đề nghị điều chỉnh

+ Hồ sơ gửi kèm

- Ghi rõ địa điểm, thời gian lập Phiếu trả hồ sơ theo mẫu C02-TS

- Ký và ghi rõ họ tên của người đề nghị

Xem thêm: Biên bản làm việc về việc đóng bhxh, bhyt - mới nhất 2024

3. Hướng dẫn bạn cách lập phiếu trả hồ sơ theo mẫu C02-TS

3.1. Mục đích của việc lập Phiếu trả hồ sơ

Khi chúng ta lập phiếu trả hồ sơ có nghĩa là chúng ta cần trả lại hồ sơ cho những trường hợp không khớp hoặc không có đầy đủ nội dung. Đối với các trường hợp mà nguồn dữ liệu chưa có sự trùng khớp hoặc có nội dung thông tin không chính xác thì sẽ lập phiếu để đề nghị điều chỉnh, bổ sung.

Việc làm chuyên viên hành chính

3.2. Xác định trách nhiệm của việc lập Phiếu trả hồ sơ

Về việc xác định ai là người lập Phiếu trả hồ sơ, bạn có thể theo dõi thông tin dưới đây:

- Phòng hoặc Tổ Quản lý thu

- Phòng hoặc Tổ cấp sổ/ thẻ

- Phòng hoặc Tổ phục trách Chế độ Bảo hiểm xã hội

Xem thêm: Thông báo đóng bhxh, bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn của người lao động

3.3. Thời gian lập Phiếu trả hồ sơ

Cách lập phiếu trả hồ sơ

Không có quy định nào quy định cụ thể khi nào các cơ quan sẽ đưa ra thông báo trả hồ sơ và cần lập phiếu. Việc lập phiếu trả hồ sơ này chỉ được lập khi nào hồ sơ có vấn đề phát sinh.

Xem thêm: Bảng kê thông tin mẫu d01-ts theo quyết định 595

3.4. Căn cứ nào để lập Phiếu trả hồ sơ

Khi các phòng và tổ nhận hồ sơ chuyển hồ sơ và tiến hành kiểm tra, đối chiếu bản hồ sơ vừa nhận đó với nguồn sự liệu trong chương trình quản lý, nếu phát hiện không trùng khớp với nội dung gốc và chưa được hợp lệ theo đúng quy định thì khi đó cần phải lập Phiếu trả hồ sơ đi kèm với hồ sơ đó chuyển lại cho phòng hoặc tổ chuyển tới.

Phương pháp lập Phiếu trả hồ sơ sẽ được áp dụng. Người lập ra Phiếu trả hồ sơ theo mẫu số C02-TS sẽ ghi lại những nội dung đề nghị việc điều chỉnh cũng như những hồ sơ cần phải gửi kèm theo để có thể tiến hành điều chỉnh một cách hợp lý, phù hợp và gửi tới bộ phận điều chỉnh để thực hiện điều chỉnh lại theo đúng yêu cầu. Cuối cùng, bạn đọc tìm hiểu thêm về bhxh, bhyt qua các bài mẫu c17-ts, mẫu d04k-tstờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bhxh – bhyt doanh nghiệp.

Việc làm online