Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ và quy trình việc miễn nhiệm

Đăng bởi Timviec365.vn - 9863 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 10 tháng 09 năm 2024

Mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ được các trưởng bộ phận sử dụng để trình lên cấp trên có liên quan xét duyệt khi nhận được thông tin về việc miễn nhiễm đối với cán bộ làm việc trong cơ quan, đơn vị, doanh nghiệp.

Việc làm hành chính - văn phòng

1. Tìm hiểu về miễn nhiệm Cán bộ

Trong các bộ máy Nhà nước thì trường hợp như miễn nhiệm cán bộ thường xuyên xảy ra và không phải ai cũng nắm rõ được những thông tin liên quan nhất đến thuật ngữ này. Các bạn có thể hiểu đơn giản, miễn nhiệm là việc mà người đang có vị trí cấp cao có thẩm quyền trong bộ máy cơ quan có thẩm quyền đưa ra quyết định thôi giữ chức vụ lãnh đạo của cán bộ, công chức vì đã vi phạm hoặc có những lý do nào đó như: thiếu năng lực, làm việc không có trách nhiệm, uy tín bị giảm sút,… nhưng chưa đủ nặng để cách chức hoặc bãi nhiệm.

Ngược với các mẫu phiếu thăng chức, bị miễn nhiệm là điều không ai muốn xảy ra. Tuy nhiên, điều này chính là quy tắc cơ bản của xã hội, nếu không có năng lực và không cố gắng thì sẽ bị loại bỏ!

Miễn nhiệm cán bộ là gì - Mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ

Theo thông tin đã được quy định thì việc xem xét miễn nhiệm cán bộ được dựa vào những căn cứ có nội dung như sau:

Trường hợp 1:  Cán bộ bị kỷ luật cảnh cáo hoặc khiển trách trong khi đã có yêu cầu công việc cần phải thay thế; hoặc cán bộ vi phạm pháp luật nhưng chưa nghiêm trọng đến mức bị cách chức hoặc bãi nhiệm.

Trường hợp 2: Cán bộ không đủ khả năng hoàn thành công việc trong hai năm liên tiếp của nhiệm kỳ khi giữ chức vụ; hoặc  không còn đủ uy tín để đảm nhận, ví dụ như: Trong 1 hoặc 2 nhiệm kỳ liên tiếp, đều bị hai lần xử lý kỷ luật; vi phạm tư cách đạo đức; gây mất đoàn kết nơi làm việc khi bị cơ quan có thẩm quyền kết luận; vi phạm quy định về đảng viên, cán bộ, công chức.

Trường hợp 3: Cán bộ vi phạm về bảo vệ chính trị nội bộ đã được Bộ Chính trị quy định.

Xem thêm: Phiếu xác định nhu cầu đào tạo của nhân viên

2. Mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ được sử dụng phổ biến

Hiện nay, có khá nhiều nơi sử dụng văn bản này trong quá trình hoạt động với nhiều mẫu khác nhau để chọn. Tuy nhiên dưới đây, Timviec365.vn sẽ cung cấp mẫu văn bản tờ trình miễn nhiệm cán bộ phù hợp với nhiều loại hình doanh nghiệp, tổ chức sử dụng, các bạn có thể tham khảo và tải về nhé!

Mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ

Mẫu tờ tình miễn nhiệm

mau-to-trinh-ve-viec-mien-nhiem-can-bo.doc

Một số lưu ý khi viết mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ

Để hoàn thành được mẫu văn bản này nhanh chóng và chính xác thì không phải ai cũng có thể làm được, chính vì vậy chúng tôi sẽ chỉ ra một vài thông tin cần lưu ý để các bạn giảm thiểu tối đa được những lỗi không đáng có.

- Phần mở đầu: Sau khi viết nội dung kính gửi thì cần điền chi tiết các nội dung: Căn cứ vào…; Xét tình  hình thực tế, … đề nghị tiến hành việc điều động đối với cán bộ sau.

- Phần đề nghị miễn nhiệm:

Trong quá trình viết hoặc điền mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ thì cần phải ghi rõ ràng và đầy đủ các thông tin của cán bộ đề nghị miễn nhiệm từ họ tên , đơn vị và vị trí công tác của cán bộ hiện tại đến các thông tin về vị trí, đơn vị của cán bộ được đề nghị đến công tác sau khi miễn nhiệm cán bộ trước đó. Tổng hợp, liệt kê trung thực các mức thu nhập hiện tại của cán bộ được đề nghị miễn nhiệm cùng với mức thu nhập được đề xuất phù hợp với vị trí mới.

- Phần lý do miễn nhiệm: Trong nội dugn phần này thì người viết cần phải trình bày rõ ràng, đầy đủ các lý do đơn vị vì sao lại đề nghị miễn nhiệm đối với cán bộ này.

Sau khi kết thúc mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ thì người viết nên dành ít phút để kiểm tra lại những nội dung đã biết để tránh gây ra lỗi chính tả hay câu cú chưa rõ ràng.

>> Ra trường không có việc làm ổn định ? Tham khảo bí quyết tìm việc làm từ Timviec365.vn để có công việc ổn định mà lương lại cao

>> Bạn có thể tải ngay quyết định bổ nhiệm phó giám đốc tại Timviec365.vn theo cách hết sức đơn giản và nhanh chóng. Điều tuyệt vời hơn cả là bạn sẽ không phải bất cứ chi phí nào. Vậy bạn còn chần chừ gì mà không click ngay.

3. Quy định về miễn nhiệm cán bộ các bạn nên biết

3.1. Thông tin về các quy trình miễn nhiệm cán bộ cơ bản

Dựa theo Pháp luật thì không phải chỉ cần có mẫu tờ trình miễn nhiễm là có thể được thông qua mà thực tế để hoàn thành được việc miễn nhiệm cán bộ thì cần phải thực hiện đầy đủ thông qua các quy trình đã được quy định sẵn. Dưới đây sẽ là nội dung về quy trình miễn nhiệm cán bộ để các bạn nắm rõ và thực hiện được thuận lợi hơn.

- Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cơ quan nơi cán bộ đang công tác thì: Người có cấp cao nhất trong bộ máy lãnh đạo hoặc cơ quan tham mưu của cán bộ đang công tác thì dựa vào căn cứ Điều 5 của Quy chế liên quan đến miễn nhiệm được Bộ Tư pháp ban hành để đưa ra đề nghị việc miễn nhiệm;  xin ý kiến bằng văn bản của cấp uỷ Đảng; cơ quan tham mưu sẽ là đơn vị đưa ra thông báo và tiếp nhận những ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm này sau đó sẽ trình cấp có thẩm quyền. Và cuối cùng là chờ cấp có thẩm quyền xem xét và quyết định.

- Đối với cán bộ thuộc thẩm quyền quyết định của cấp trên: Căn cứ vào Điều 5 đã được quy định tại Quy chế liên quan đến miễn nhiệm được Bộ Tư pháp ban hành để Cơ quan tham mưu của cấp trên có thẩm quyền đưa ra đề nghị việc miễn nhiệm; cơ quan tham mưu sẽ đưa ra thông báo và dựa trên ý kiến của cán bộ về việc miễn nhiệm; xin ý kiến của đơn vị liên quan; trao đổi với cấp ủy Đảng nơi cán bộ đang công tác ( thảo luận, có ý kiến bằng văn bản); cơ quan có thẩm quyền tiếp nhận, hợp ý kiến rồi nộp lên cấp có thẩm quyền để xem xét, quyết định.

Việc làm nhân viên tư vấn luật

Quy trình miễn nhiệm- Mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ

 

3.2. Hồ sơ xem xét miễn nhiệm

Dựa theo quy định thì  ngoài việc chuẩn bị tờ trình miễn nhiệm cán bộ thì hồ sơ đầy đủ cần có là:

- Tờ trình công tác về cán bộ của cơ quan tham mưu.

- Các văn bản có liên quan đến cán bộ ( văn bản kỷ luật, vi phạm…)

- Văn bản, tài liệu sơ bộ lý lịch của cán bộ và bản nhận xét về cán bộ trong thời gian giữ chức vụ.

Xem thêm: Tờ trình điều động nhân sự

3.3. Tổ chức thực hiện miễn nhiệm cán bộ

- Thời hạn giải quyết: 30 ngày làm việc kể từ khi cơ quan có thẩm quyền nhận đủ hồ sơ và thủ tục.

- Hiệu lực thi hành: Quyết định có hiệu lực kể từ ngày ký.

Hy vọng với những thông tin chúng tôi chia sẻ về quy trình miễn nhiệm cán bộ cùng với một vài lưu ý khi viết tờ trình miễn nhiệm cán bộ đã mang hữu ích đến với các bạn!