Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Mẫu Xây dựng mục tiêu công ty đầy đủ nhất

Đăng bởi Timviec365.vn - 7843 lượt xem

Nếu bạn đang cần tìm mẫu xây dựng mục tiêu công ty, biểu mẫu đầy đủ nhất cùng với hiểu thêm về mục tiêu của doanh nghiệp thì bài viết này là viết cho bạn đấy!

Vạch ra các mục tiêu phát triển đối với một công ty là việc vô cùng quan trọng giúp các công ty có thể làm rõ các mục tiêu phát triển cốt lõi của công ty. Xây dựng mục tiêu công ty được trình bày theo mẫu sao cho phù hợp với từng công ty, thể thức hóa bằng văn bản để làm giấy tờ xác thực và kiểm chứng.

Chúng tôi sẽ cung cấp cho các bạn mẫu thiết lập mục tiêu của công ty để phục vụ bất cứ khi nào các bạn cần sử dụng đến. Hãy tham khảo ngay mẫu Mục tiêu công ty đầy đủ, rõ ràng nhất ngay bên dưới.

Mẫu "Xây dựng mục tiêu công ty" đầy đủ nhất

Tải biểu mẫu

Xây dựng mục tiêu công ty.doc

Việc làm quản trị kinh doanh

1. Khái niệm Mục tiêu của doanh nghiệp

Mục tiêu của doanh nghiệp là toàn bộ kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp mong muốn hay mơ ước đạt tới trong thời gian hoạt động nhất định. Mục tiêu của doanh nghiệp là kết quả kinh doanh mà doanh nghiệp muốn bằng mọi giá phải đạt được khi tiến hành các chiến lược kinh doanh được cấp trên phê duyệt. Thực tế cho thấy các mục tiêu của các doanh nghiệp, cơ quan, xí nghiệp được chia ra thành hai loại cốt yếu là mục tiêu ngắn hạn và dài hạn.

2. Bản Mục tiêu công ty bao gồm 2 phần chính:

  • Mục tiêu cốt lõi của công ty: Một số mục tiêu cốt lõi mà các công ty đều hướng tới như: báo cáo doanh thu, định mức, lợi nhuận….
  • Mục tiêu quan trọng khác: Các bạn liệt kê những mục tiêu quan trọng khác phục vụ cho mục tiểu cốt lõi.

Những mục tiêu này cần được lập kế hoạch và mô tả công việc cụ thể, chi tiết để thực hiện, các chỉ số đo lường để theo dõi kết quả, các bạn cần đưa ra chỉ tiêu của kpi theo kpi mẫu hoặc xây dựng mục tiêu đơn vị phổ biến, người thực hiện và định hướng phát truển.

Cuối cùng, bản Mục tiêu công ty cần được xác thực bằng chữ ký của Ban giám đốc, Tổng giám đốc hoặc người được ủy quyền ký thay giám đốc, người có quyền cao nhất của công ty….

Xem thêm: Biểu mẫu tổng hợp điểm trừ nghiệp vụ, nội quy

3. Phân loại mục tiêu nghề nghiệp của doanh nghiệp

Có vô số cách phân loại mục tiêu của các doanh nghiệp. Có thể chia mục tiêu thành các loại như sau:

* Theo thời gian có mục tiêu dài hạn và ngắn hạn

+Mục tiêu dài hạn có thời gian quy định từ 5 năm trở lên và tùy theo các kiểu doanh nghiệp kinh doanh khác nhau mà có khoảng thời gian quy định cho mục tiêu dài hạn khác biệt.

•Mục tiêu về số lượng lợi nhuận và khả năng sinh lời. Ví dụ: cố gắng đạt lợi nhuận 25%/ năm

•Mục tiêu về năng suất

• Mục tiêu về phát triển việc làm

•Mục tiêu về quan hệ giữa các nhân viên với nhau

 • Mục tiêu về trách nhiệm trước công chúng.

+Mục tiêu ngắn hạn có thời gian thực hiện nhỏ hơn 1 năm. Mục tiêu ngắn hạn cần cụ thể để nêu bật được các kết quả kinh doanh một cách tỉ mỉ nhất.

+Mục tiêu trung hạn

Là loại mục tiêu có thời gian đạt được nằm giữa hai loại mục tiêu ngắn hạn và dài hạn nêu trên.

Việc làm giám đốc kinh doanh

* Theo bản chất của mục tiêu:

+Mục tiêu xã hội: Tiến hành giải quyết nạn thất nghiệp, tham gia hỗ trợ tiến hành các hoạt động thiện nguyện.

+Mục tiêu chính trị: Xây dựng quan hệ hòa hợp với chính quyền, vận động hành lang để chính sách và quy định được thay đổi theo hướng có lợi cho công ty. Kịp thời nắm được xu hướng vận hành của các thông tin, tạo cơ hội đón nhận hay mở ra các cơ hội kinh doanh mới.

+Mục tiêu liên quan đến kinh tế: Bao gồm các trạng thái về doanh thu bội thu, buôn bán, thị phần phân chia, tốc độ phát triển, năng suất làm việc của nhân viên… mà công ty muốn đạt được ở một mức độ nào đó.

Xem thêm: Biểu mẫu tự đánh giá công việc của nhân viên

* Theo cấp độ của mục tiêu:

+Mục tiêu cấp công ty: Đây chắc chắn là mục tiêu dài hơi cần phải đầu tư chất xám làm sao để quá trình kinh doanh vận hành trơn chu mang lại hiệu quả kinh tế cao.

+Mục tiêu cấp đơn vị kinh doanh: là mục tiêu phù hợp với từng đơn vị kinh doanh chiến lược hay từng loại sản phẩm, từng loại phân khúc khách hàng.

+Mục tiêu cấp chức năng: đó là mục tiêu liên quan đến việc sản xuất, marketing, tài chính, nghiên cứu và phát triển… để tiến tới hiện thực hóa hàng loạt các mục tiêu chung mà ban lãnh đạo công ty đề ra.

+Mục tiêu duy trì và ổn định: khi công ty đã đạt được KPI do ban lãnh đạo đặt ra trước đó tiếp theo công ty có thể đăt ra mục tiêu và giữ vững kết quả đáng mơ ước đó để củng cố địa vị vị trí kinh doanh hiện có.

Trên đây là các phương pháp giúp doanh nghiệp phân loại mục tiêu chiến lược của công ty mình. Mong rằng với các mục tiêu cụ thể doanh nghiệp của bạn sẽ nhanh chóng nối tiếp thành công. Bạn đọc tham khảo thêm các bài tiến độ công việc thi công, tiến độ công việc bằng excel và mẫu tổng hợp vi phạm nội quy Trân trọng!

Tuyển dụng

Tác giả: Timviec365.vn