Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

[Hướng dẫn] Cách nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Phân tích, nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh là một trong những hoạt động rất quan trọng đối với doanh nghiệp hiện nay, giúp cho các nhà quản lý có thể nắm bắt chính xác tình hình phát triển của doanh nghiệp. Vậy cách nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào? Cùng đọc bài viết dưới đây để có câu trả lời các bạn nhé!

Tìm kiếm việc làm

1. Tìm hiểu chung về bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh được biết đến là một loại báo cáo tài chính tổng hợp. Báo cáo này được sử dụng rất phổ biến trong các doanh nghiệp hiện nay nhằm tổng quát về tình hình, kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 giai đoạn, thời kỳ nhất định. Đây cũng mà 1 trong những loại báo cáo, bảng biểu xuất hiện ở báo cáo tài chính.

Tìm hiểu chung về bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Tìm hiểu chung về bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Nội dung của báo cáo kết quả kinh doanh bao gồm có 3 phần chính như sau:

- Doanh thu, các chi phí hợp đồng kinh doanh trong thời kỳ:

+ Doanh thu của hoạt động kinh doanh dịch vụ, sản phẩm; ở đây chính là doanh thu có được từ hoạt động bán hàng, các dịch vụ, doanh thu tài chính và những khoản giảm trừ trong thời kỳ đó.

+ Chi phí chính là toàn bộ các yếu tố về giá vốn hàng bán ra, chi phí tài chính cùng chi phí bán hàng trong thời kỳ.

- Lợi nhuận, nghĩa vụ về thuế thu nhập doanh nghiệp:

+ Lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ bao gồm những lợi nhuận từ hoạt động kinh doanh, lợi nhuận sau thuế (lãi cổ tức) và một số hoạt động liên quan khác.

+ Nghĩa vụ thuế thu nhập của doanh nghiệp chính là thuế thu nhập phải nộp trong thời kỳ cùng với thuế thu nhập doanh nghiệp chưa phải nộp ở thời kỳ đó.

- Thu nhập và những chi phí của hoạt động khác

Bảng báo cáo kết quả kinh doanh gồm những gì
Bảng báo cáo kết quả kinh doanh gồm những gì?

Khi phân tích và nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp trong 1 thời kỳ nào đó sẽ cho các nhà quản lý thấy được hoạt động nào đóng góp nhiều nhất vào lợi nhuận họ thu được. Thường thì công việc chính sẽ đóng một vai trò quan trọng nhất. Đặc biệt, khi so sánh với những thời kỳ trước đó thì ta có thể nhận thấy rõ sự biến động tăng hay giảm của các hoạt động. Nếu hoạt động sản xuất, kinh doanh chính có sự chuyển biến tăng tức là doanh nghiệp đang hoạt động hiệu quả.

Tham khảo: Những việc làm nhân viên kinh doanh hấp dẫn nhất!

2. Hướng dẫn cách nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh

Để có thể phân tích cũng như nhận xét được bảng báo cáo kết quả kinh doanh của doanh nghiệp, theo quyết định số 15/2024/QĐ – BTC đưa ra ngày 20/3/2024 của Bộ trưởng Bộ Tài chính thì bạn cần phải nắm vững được những thông tin chi tiết dưới đây:

- Doanh thu bán hàng và cung cấp các dịch vụ (mã số là 01) sẽ phản ánh về tổng doanh thu bán hàng hóa, các thành phẩm, bất động sản đầu tư, các doanh thu có được nhờ cung cấp dịch vụ cùng các doanh thu liên quan khác trong báo cáo của doanh nghiệp theo năm.

Hướng dẫn cách nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh
Hướng dẫn cách nhận xét báo cáo kết quả kinh doanh

- Các khoản giảm trừ doanh thu (mã số là 02) sẽ phản ánh một cách tổng hợp nhất về các khoản giảm trừ vào tổng doanh thu trong năm của doanh nghiệp. Cụ thể những khoản đó bao gồm khoản chiết khấu thương mại, giảm giá hàng bán và hàng bán bị trả lại trong kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

- Doanh thu thuần (mã số là 10) phản ánh về số doanh thu qua hoạt động bán hàng hóa, các thành phẩm, bất động sản đầu tư, các doanh thu có được từ hoạt động cung cấp dịch vụ, hàng hóa và các doanh thu khác đã trừ đi khoản giảm trừ trong kỳ báo cáo.

- Giá vốn hàng bán (mã số là 11) phản ánh về tổng giá vốn của hàng hóa bán ra, các bất động sản đầu tư, giá thành sản xuất của thành phẩm đã bán ra, các chi phí trực tiếp của khối lượng dịch vụ đã cung cấp cùng các chi phí khác được tính vào giá vốn hoặc là ghi giảm giá vốn hàng hóa bán ra trong kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận gộp (mã số là 20) phản ánh về sự chênh lệch của doanh thu thuần với giá vốn của hàng hóa bán phát sinh trong thời kỳ đó.

- Doanh thu của hoạt động tài chính (mã số là 21) phản ánh về doanh thu của hoạt động tài chính thuần phát sinh trong thời kỳ báo cáo của doanh nghiệp như là tiền lãi ngân hàng, tiền lãi đầu tư chơi chứng khoán,…

Nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào
Nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh như thế nào?

- Chi phí tài chính (mã số là 22) sẽ phản ánh về tổng chi phí tài chính, cụ thể là tiền lãi vay cần phải trả, chi phí bản quyền, các chi phí của hoạt động liên doanh,… có phát sinh trong thời kỳ báo cáo của doanh nghiệp.

- Chi phí lãi vay (mã số là 23) phản ánh về các chi phí lãi vay cần phải trả, khoản này sẽ được tính vào chi phí tài chính trong kỳ báo cáo.

- Chi phí bán hàng (mã số là 25) phản ánh về tổng chi phí bán hàng hóa, các thành phẩm đã bán, các dịch vụ đã cung cấp có phát sinh trong kỳ báo cáo.

- Chi phí quản lý doanh nghiệp (mã số là 26) sẽ phản ánh về tổng chi phí quản lý doanh nghiệp có phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận thuần từ các hoạt động kinh doanh (mã số là 30) phản ánh về kết quả hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp diễn ra trong thời kỳ báo cáo.

- Thu nhập khác (mã số là 31) thể hiện các khoản thu nhập khác bên cạnh kinh doanh có phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

- Các chi phí khác (mã số là 32) thể hiện tổng các khoản chi phí khác có phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

- Lợi nhuận khác (mã số 40) phản ánh về sự chênh lệch giữa các thu nhập khác (sau khi đã trừ đi thuế giá trị gia tăng cần phải nộp được tính theo phương pháp trực tiếp) so với các chi phí phát sinh trong thời kỳ báo cáo.

- Tổng lợi nhuận kế toán trước thuế (mã số là 50) phản ánh về tổng số lợi nhuận kế toán đã thực hiện trong năm báo cáo của doanh nghiệp.

Cách để nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Cách để nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

- Các chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số là 51) sẽ phản ánh về các chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hiện hành có phát sinh trong năm báo cáo của doanh nghiệp.

- Chi phí thuế thu nhập doanh nghiệp hoãn lại (mã số là 52) sẽ phản ánh về các chi phí thuế thu nhập của doanh nghiệp đã hoãn lại hoặc là khoản thuế thu nhập hoãn lại có phát sinh trong năm báo cáo.

- Lợi nhuận sau thuế thu nhập doanh nghiệp (mã số 60) thể hiện tổng số lợi nhuận thuần (hoặc là bị lỗ) sau khi trừ đi thuế từ các hoạt động của doanh nghiệp có phát sinh trong năm báo cáo.

- Lãi cơ bản trên cổ phiếu (EPS) (mã số là 70) phản ánh về lãi cơ bản trên cổ phiếu, khoản này chưa tính đến các công cụ phát hành trong tương lai và có khả năng pha loãng các giá trị của cổ phiếu.

Khi đã hiểu rõ tất cả các thành phần, tiêu chí đánh giá, bạn quản lý doanh nghiệp cần đọc và phân tích các con số được thể hiện trong báo cáo như thế nào để xác định xem có phản ánh được sự phát triển tích cực của hoạt động kinh doanh trong giai đoạn đó không? Những vấn đề này đều cần phải được xem xét một cách kỹ lưỡng, từ đó định hướng được chiến lược, phương pháp để phát triển hoạt động kinh doanh cho doanh nghiệp trong các giai đoạn tiếp theo.

Tìm hiểu thêm: Tại đây tuyển dụng giám đốc kinh doanh. Bạn đã biết chưa?

3. Ý nghĩa của việc phân tích, nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

Việc phân tích, nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh có ý nghĩa vô cùng quan trọng đối với các doanh nghiệp hiện nay như là:

- Giúp cho doanh nghiệp có thể tổng hợp lại các thông tin về chi phí, lợi nhuận cùng như các khoản doanh thu mà doanh nghiệp đã đạt được trong thời kỳ nhất định. Thông qua bảng báo cáo kết quả doanh thu mà doanh nghiệp có thể nhận xét, đánh giá và biết rằng liệu các hoạt động kinh doanh có diễn ra hiệu quả không, đồng thời có các dự tính cho tương lai.

Ý nghĩa của việc phân tích, nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh
Ý nghĩa của việc phân tích, nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh

- Nhìn vào báo cáo kết quả kinh doanh, doanh nghiệp có thể thấy được rõ ràng các khoản, các mục chi phí giá vốn của hàng hóa, các chi phí bán hàng, quản lý doanh nghiệp, khoản trừ khấu hao, lãi tiền vay, thuế,… Nếu như những khoản này tăng lên thì có thể đánh giá rằng doanh nghiệp đang quản lý chi phí tài chính chưa tốt hay đang đầu tư quá mức cho những hoạt động xúc tiến thương mại, chi phí bán hàng nhằm nâng cao về thương hiệu.

- Nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh cũng giúp cho các nhà quản lý có thể đưa ra được những dự báo về lợi nhuận và dòng tiền của doanh nghiệp trong tương lai. Đây là hoạt động mang ý nghĩa cực kỳ quan trọng bởi dù là doanh nghiệp nào thì tiền, lợi nhuận vẫn luôn là điều không thể thiếu nếu như muốn đảm bảo sự duy trì, phát triển vững mạnh.

- Bên cạnh đó thì việc nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh cũng sẽ cho doanh nghiệp thấy được những thông tin quan trọng và đây cũng là nền tảng, cơ sở để doanh nghiệp đánh giá về mức độ đóng góp cho xã hội như thế nào? 1 doanh nghiệp có thể tạo ra nhiều lợi nhuận thì chắc chắn họ đã sử dụng các nguồn lực của xã hội 1 cách hiệu quả.

Việc làm nhân viên kinh doanh tại hà nội

Nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp
Nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh đóng vai trò quan trọng đối với doanh nghiệp

Hy vọng rằng những thông tin trên đây sẽ giúp bạn đọc nắm rõ về cách nhận xét bảng báo cáo kết quả kinh doanh trong doanh nghiệp hiện nay như thế nào? Chúc các bạn có thể áp dụng vào công việc một cách hiệu quả và đưa doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ nhé!

Hiệu quả kinh doanh là gì? Giải pháp nâng cao hiệu quả kinh doanh

Nâng cao hiệu quả kinh doanh là một trong những mối quan tâm hàng đầu của các doanh nghiệp hiện nay, đặc biệt là trong bối cảnh nền kinh tế hội nhập, cạnh tranh ngày càng mạnh mẽ. Vậy hiệu quả kinh doanh là gì? Làm sao để nâng cao hiệu quả trong kinh doanh? Mời bạn đọc theo dõi bài viết sau đây để có câu trả lời.

Hiệu quả kinh doanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;