Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Viết kỹ năng trong CV tiếng Anh cho chuyên nghiệp thế nào?

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Đứng trước ngưỡng cửa cuộc đời, bạn có khi nào suy nghĩ rằng, cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh chỉ cần thiết khi bạn có ý định xin việc vào các công ty nước ngoài? Nếu đang mang theo những suy nghĩ đó thì có vẻ bạn đã lạc hậu, so với bạn cùng trang lứa rồi. Bởi vì hiện tại, không phải chỉ những doanh nghiệp quốc tế mà ngày càng nhiều doanh nghiệp trong nước đang áp dụng những hình thức tuyển dụng này. Điều đó, không gọi là vấn đề với  dân chuyên Anh khi bạn có kỹ năng ngoại ngữ ngay từ đầu. Còn với những người không “ưa” tiếng Anh và còn non trẻ trong công cuộc xin việc, đâu là bí quyết giúp họ “vượt cạn” khi viết kỹ năng trong CV tiếng Anh để chinh phục nhà tuyển dụng? Timviec365.vn sẽ bật mí công thức viết kỹ năng trong CV tiếng Anh chuẩn ngay và luôn sau bài viết sau nhé.

CV xin việc

1. Tầm quan trọng của chuyên mục kỹ năng trong CV tiếng Anh, một số kỹ năng cần thiết cần điền vào CV tiếng Anh

Tầm quan trọng của chuyên mục kỹ năng trong cv tiếng Anh
Tầm quan trọng của chuyên mục kỹ năng trong CV tiếng Anh

Theo một thống kê thú vị về thói quen đọc CV công việc và hồ sơ xin việc của các nhà tuyển dụng trên thế giới, trung bình họ sẽ dùng khoảng 3 giây để xem ứng viên cho họ xem cái gì – Một bản CV tiếng Anh với đầy đủ các mục để thuyết phục họ rằng bạn phù hợp với vị trí đó hay không. Bên cạnh, giới thiệu bản thân trong CV, mục tiêu nghề nghiệp trong CV và kinh nghiệm làm việc trong CV, một mục không thể bỏ qua với một ứng viên nộp bản CV cho người chưa có kinh nghiệm lẫn nhiều người đã có nhiều kinh nghiệm, đó là kỹ năng của bạn. Mục kỹ năng vừa là điểm nhìn mà một nhà tuyển dụng có thể căn cứ vào đó để đánh giá xem năng lực của ứng viên mới như thế nào.

Đối với những nhân viên sở hữu experience khủng lên tới vài năm cho vị trí liên quan, thì những kỹ năng được viết ra trong bản CV tiếng Anh của họ là nhân tố giúp nhà tuyển dụng đối chiếu xem ứng viên đó có trung thực với “khai báo” trong mục experience bên trên hay không. Như vậy, Skills là “tụ điểm” để nhà tuyển dụng đánh giá bạn có thực chất phù hợp với các vị trí họ đang tuyển dụng. Trong bản CV tiếng Anh, phần Skills được thể hiện qua 3 nội dung chính: kỹ năng chuyên môn, kỹ năng mềm và ngoại ngữ. Trước khi giải mã cho câu hỏi cách viết Kỹ năng trong CV tiếng Anh ấn tượng nhất thì hãy cùng điểm qua từ vựng chỉ kỹ năng chuẩn nhất được sử dụng trong một bản CV hoàn hảo bằng tiếng Anh nhé.

Việc làm

2. Từ vựng “xịn” thể hiện trong phần kỹ năng trong CV tiếng Anh, bạn đã biết chưa?

Từ vựng "xịn" khi viết kỹ năng trong cv tiếng Anh
 Từ vựng "xịn" khi viết kỹ năng trong cv tiếng Anh

Lần nữa, sẽ chẳng vấn đề gì nếu bạn là Fan của tiếng Anh và việc hoàn thành một bản CV tiếng Anh, thế nhưng… không phải ai cũng thuộc trong tốp những người đó. Sự thành công của một bản CV được thường được đánh giá bởi khoảng 25% khi nhà tuyển dụng nhìn vào kỹ năng chuyên môn trong CV và 75% khi họ nhìn vào kỹ năng mềm trong bản CV tiếng Anh bạn thể hiện được. Để có thể nắm được cách viết kỹ năng trong CV tiếng chuẩn, bạn cần hiểu rõ về nguyên liệu chính của nó sau list danh sách sau đây:

+ Kỹ năng giao tiếp: Communication skills

+ Kỹ năng viết: Written skills

+ Kỹ năng làm việc nhóm: Teamwork/ Collaboration skills

+ Kỹ năng lãnh đạo: Leadership skills

+ Kỹ năng quản lý thời gian: Time management skills

+ Kỹ năng đào tạo: Teaching/ Training skills

+ Kỹ năng định lượng: Quantitative skills

+ Kỹ năng sử dụng máy tính: Computer skills

+ Chủ động: Self-motivation/ initiative

+ Linh hoạt/ Dễ thích ứng: Flexibility/ Adaptability

+ Kỹ năng đàm phán: Negotiation

+ Kỹ năng giải quyết vấn đề: Problem – solving

+ Kỹ năng nói trước đám đông: Public – speaking

+ Kỹ năng thuyết trình: Presentation

+ Kỹ năng đưa ra quyết định: Decision – making skills

+ Kỹ năng bán hàng: Sales skills

+ Cái nhìn toàn diện: Comprehensive skills

+ Xây dựng được sự đồng lòng: Consensus building

+ Languages skills: Ngoại ngữ

CV tiếng Anh

Ngoài các nhóm từ vựng chung về kỹ năng, ứng viên có thể chọn từ vựng cụ thể phù hợp với ngành nghề và khả năng của mình, để làm rõ sự phù hợp của mình với vị trí ứng tuyển và chứng minh khả năng phù hợp với yêu cầu của vị trí đó. Trước khi viết CV tiếng Anh, để đảm bảo tính cụ thể và linh hoạt cho CV phù hợp với từng vị trí ứng tuyển trong doanh nghiệp, bên cạnh đọc kỹ list danh sách cần thiết trên đây, bạn nên tra lại từ vựng chuyên ngành của mình và bổ sung vào phần CV cho phù hợp nhé.

Một ví dụ cụ thể để bạn hiểu rõ hơn nhé. Vị trí mà bạn đang có dự định ứng tuyển là: Salesman (Nhân viên kinh doanh). Những kỹ năng bạn cần đề cập đến trong CV tiếng Anh bắt buộc phải liên quan đến công việc nhân viên kinh doanh bao gồm kỹ năng chuyên môn là: Sales Skills và kỹ năng mềm có tác dụng bổ sung theo cho kỹ năng chuyên môn để phục vụ cho việc làm nhân viên kinh doanh. Các kỹ năng mà bạn có thể ghi cụ thể vào CV trong mục kỹ năng mềm (Soft Skills) bao gồm Teamwork/ Collaboration skills (Kỹ năng làm việc nhóm), communication Skills, Negotiation Skills (Kỹ năng đàm phán), kỹ năng sử dụng máy tính (Computer Skills) và cả kỹ năng ngoại ngữ (Language Skills). Trong mục ngoại ngữ để cập trong CV, bạn hãy nêu rõ ngoại ngữ nào bạn thành thạo, ví dụ như English, French, Japanese nếu trong yêu cầu công việc mà doanh nghiệp yêu cầu nhé. Những nhân tố này là cực kỳ quang trọng. Việc sử các từ ngữ tiếng Anh thành thạo trong cả bản CV tiếng Anh và mục kỹ năng nói riêng chính là điểm sáng mà nhà tuyển dụng dễ bị hút trong CV của bạn. Đã xong từ vựng cho kỹ năng CV, hãy cùng khám phá xem cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh như thế nào ngay trong nội dung sau nhé.

CV kinh doanh

>> Xem thêm:

Bạn có biết cách thuyết phục nhà tuyển dụng thông qua việc biên soạn phần kỹ năng trong CV tiếng Anh không?

Chinh phục nhà tuyển dụng với cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh, bạn đã biết cách?
Chinh phục nhà tuyển dụng với cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh, bạn đã biết cách?

Để có một phần kỹ năng bằng tiếng Anh đủ sức “cưa” được nhà tuyển dụng thì các trước việc hay bạn phải đảm bảo cho phần kỹ năng của mình yếu tố đầy đủ. Có nghĩa là đủ các loại kỹ năng phù hợp với yêu của của nhà tuyển dụng để chứng minh rằng: Bạn đủ năng lực để sở hữu vị trí đó hơn bất kỳ ai. Thường thì những bản CV tiếng Anh tại Việt Nam thường đưa đến những nhà tuyển dụng luôn yêu cầu những yếu tố sau đây: Cũng như một bản CV tiếng Anh, hãy cung cấp đến họ đầy đủ nhất: Qualification Skills, Soft Skills and Languages Skills. 

Những nội dung này bạn cần tách biệt ra thành gạch đầu dòng và nêu thật cụ thể, kỹ năng của bạn có gì để phục vụ công việc và sắp xếp những kỹ năng này theo trình tự quan trọng giảm dần. Hãy dành những hàng đầu tiên để nói về về kỹ năng chuyên môn của bạn, thứ mà bạn mạnh nhất và liên quan đến kinh nghiệm mà bạn đề cập ở bên trên. Đây chính là căn cứ quan trọng giúp nhà tuyển dụng. Đây là căn cứ giúp bạn tự đánh giá bản thân trong CV một cách hoàn hảo nhất. Nếu như về công việc đang muốn ứng tuyển là content marketing thì chắc chắn khi viết về kỹ năng của bạn sẽ là written skills (kỹ năng viết).  

Nếu vị trí ứng tuyển của bạn là Android Programer thì kỹ năng đầu tiên bạn nên đề cập ngay trong bản CV tiếng Anh là programing, Database Operation… và nêu thật cụ thể bạn giỏi như thế nào bằng cách liệt kê các công ty bạn thành thạo. Ví dụ: Programing: C++, HTML,… Đối với lựa chọn là những bản CV online theo thiết kế mới như trong ngân hàng CV ngôn ngữ của timviec365.vn. Bên cạnh việc tối ưu hóa phần kỹ năng của bạn như phần trên, bạn có thể show cho nhà tuyển dụng biết “bạn thành thạo những kỹ năng đó như thế nào bằng thanh đánh giá mức độ bên dưới. Phần này cũng được áp dụng tương tự khi các ứng viên đề cập đến kỹ năng ngoại ngữ liên quan đến chuyên môn như: Searching and comprehensive reading professional English materials hay speaking Japanese fluently… và sử dụng thanh đánh giá trực quan. Nhà tuyển dụng sẽ căn cứ vào thanh đánh giá này để xếp bạn vào một vị trí phù hợp nếu có cơ hội. Đối với các vị trí yêu cầu Soft Skills cao hơn như Salesman hay councilor, bạn nên ưu tiên cho họ thấy Communication skills hay Negotiation Skills lên trước. Khác với phần experience, những thông tin trong phần kỹ năng trong CV tiếng Anh nên được trình bày ngắn gọn, dễ hiệu tránh sa đà vào kể lan man. Ứng viên nên trình bày một cách trung thực khả năng của mình về những thế mạnh của bản thân trong khoảng 5,6 gạch đầu dòng bằng từ ngữ trung tính, không màu mè văn hoa.

Việc làm lập trình viên android

Đến đây, nếu phải hoàn thành phần kỹ năng trong một CV tiếng Anh, chắc bạn đã biết cách viết rồi chứ.

>> Xem thêm: Điểm mạnh điểm yếu trong CV tiếng Anh

4. Những lỗi để lại ấn tượng… cực xấu trong mắt nhà tuyển dụng khi viết một CV tiếng Anh, bạn đã biết để tránh?

4.1. Kể lể, dài dòng, phức tạp hóa từ ngữ

Dẫu rằng, đây là bản CV tiếng Anh và bạn nghĩ rằng đây là cơ hội tốt để mình khoe vốn ngoại ngữ “xịn” của mình trước các tuyển dụng, tuy nhiên, nếu bằng việc kể lể, quá màu mè văn hóa, chính là bạn đang đặt mình vào thế khó rồi đấy. Trung bình một nhà tuyển dụng chỉ có khoảng 15 giây để lướt qua bản CV của bạn vì vậy bạn đừng làm họ phải mất tập trung vào những nội dung kể lể, dài dòng mà không liên quan đến công việc hoặc quá trau chuốt cho câu văn của mình bằng những từ ngữ quá cảm xúc hoặc phức tạp bằng loạt từ ngữ cao siêu. 

Việc này không có lợi khi bạn viết CV vì nó vừa mất thời gian của nhà tuyển dụng, vừa làm cho bản CV của bạn trở nên thiếu cân đối với các phần khác. Hơn nữa, việc sử dụng quá phức tạp từ ngữ trong ngôn ngữ không phải tiếng mẹ đẻ của bạn sẽ làm phần kỹ năng của bạn trở nên “lố”. Do đó, hãy sử dụng những từ ngữ đơn giản nhất và thay vì ném cho nhà tuyển dụng những đoạn văn dài ngoẵng, bạn hãy trình bày, sắp xếp thông tin trong CV và những kỹ năng của mình thành những gạch đầu dòng rõ ràng, cụ thể.

Ứng viên không nên viết theo cấu trúc của một bài the Ielts Writing tựa như: I was involved in the creation and implantation of statistical report for a large metropolitan hospital, which required the use of spreadsheet software for cost analysis and furthermore, the creation of a database to track patient visits. 

Thay vào đó, các bạn nên gạch đầu dòng và trình bày rõ ràng ý thành những gạch đầu đầu dòng: + Creating and implementing statistical reports for large metropolitan hospital 

+ Analyzing costs with spreadsheet software…

CV it

4.2. Đưa hàng loạt từ sáo rỗng vào CV

Việc sử dụng nhiều từ sáo rỗng nhằm nhấn mạnh và khuếch đại bản thân trong CV tiếng Anh đặc biệt khi viết trong phần kỹ năng không được nhà tuyển dụng đánh giá cao và đồng thời là một điểm trừ trong CV xin việc mà bạn cần tránh. Khi nhà tuyển dụng thấy 2 câu này, họ sẽ có suy nghĩ: bạn đang quá sính ngoại hoặc bạn đang khuếch đại bạn thân không cần thiết. Do đó, hãy hạn chế những từ được trong điểm đen đó để đảm bảo rằng, bản CV của bạn khách quan nhất: Well – organized (tổ chức tốt), Creative (sáng tạo), Detail – oriented (chú ý đến từng chi tiết nhỏ nhất)… 

4.3. Sử dụng “thập cẩm” các loại động từ 

Yêu cầu chung của một bản CV tiếng AnhViệt ngữ tinh tế nằm ở sự laconic. Song, sự khác biệt khá lớn khi trình bày văn phong trong tiếng Anh và tiếng Việt chính là các loại động từ. Theo khảo sát của các chuyên gia nước ngoài về cách sử dụng động từ trong tiếng Anh, khoảng trên 60%, các nhà tuyển dụng có thiện cảm với việc dùng “V-ing” của ứng viên. Đặc biệt, khi viết phần kỹ năng trong CV tiếng Anh, các thông tin được trình bày dưới những gạch đầu dòng, tốt hơn hết, để đảm bảo được tính chuyên nghiệp cho bản CV, bạn nên bỏ chủ ngữ là đại từ nhân xưng như “I” (tôi) mà trực tiếp áp dụng dạng động – danh từ : “V-ing” để bắt đầu liệt kê các kỹ năng của mình. Timviec365.vn cung cấp một ví dụ cụ thể để bạn dễ dàng nắm bắt nhé.

Thay vì viết: I was skilled at the creation of database to track patient visits. Bạn chỉ cần viết: - Creating database to track patient visits.

>> Xem thêm: Cách viết CV xin việc Star bằng tiếng Anh chuẩn nhất

5. Sở hữu ngay mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp nhất trên timviec365.vn 

Địa chỉ uy tín tạo và tải mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp
Sở hữu ngay mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp nhất trên timviec365.vn

Sự thịnh hành của Internet và các website tìm việc hiện nay, tạo điều kiện cho ứng viên có thể tiếp cận với đủ mọi mẫu CV từ ngành nghề đến ngữ chỉ nhờ vào một cú click chuột. Tuy nhiên, tiện ích đó đặt ra một thực tế, là ứng viên dễ bị bão hòa trong cả biển CV mà không nên hay đừng chọn CV nào hay cách tải cụ thể ra sao thì ngay sau đây timviec365.vn sẽ hướng dẫn bạn cách sở hữu CV mẫu tiếng Anh trong 3 bước đơn giản sau đây:

Bước 1: Truy cập vào website timviec365.vn và lựa chọn “danh mục mẫu CV”. Trong đây là một ngân hàng CV đồ sộ với hàng trăm thiết kế mới nhất cho đủ mọi ngành nghề và nhiều ngôn ngữ được sử dụng phổ biến nhất. Bạn muốn tham khảo và tạo CV xin việc tiếng Anh, hãy click ngôn ngữ và chọn mục tiếng Anh nhé.

Bước 2: Tạo và tại CV xin việc Tiếng Anh

Sau khi lựa chọn được mẫu thiết kế CV ưng ý, bạn click trực tiếp vào mẫu CV đó và hoàn thành những thông tin đầy đủ như bản CV truyền thống. Một đặc điểm nổi bật khi bạn tạo CV trên timviec365.vn là tính năng kết hợp các nền và màu chữ, màu sắc CV linh hoạt. Những background CV đẹp sẽ là điểm tô vẽ hoàn hảo cho những nội dung bạn viết vào bên trong mẫu CV. Bạn có thể hoàn thành nội dung và tùy chỉnh dạng phông chữ cũng như màu chữ bạn thấy ưng nhất và lưu CV. Và lúc này, bạn đã sở hữu một mẫu CV tiếng Anh chuyên nghiệp nhất và gửi ngay đến nhà tuyển dụng của bạn rồi đấy.

CV kế toán

Hy vọng những thông tin trên đây của timviec365.vn về cách viết kỹ năng trong CV tiếng Anh chuẩn và một số bí quyết để sở hữu một bản CV tiếng Anh chuyên nghiệp nhất sẽ thực sự hữu ích với bạn. Đừng quên thường xuyên cập nhật những mẫu CV mới, thiết kế đẹp nhất, cho nhiều ngôn ngữ phổ biến tại danh mục CV – timviec365.vn nhé. Chúc bạn sẽ sớm săn được cho mình tấm vé may mắn trong cuộc hành trình chinh phục vị trí ưng ý nhất nhé. Thân ái!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;