Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tìm hiểu về Chi phí Lobby – Sự minh bạch khó nói thành lời

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Ngày cập nhật: 04/09/2021

Vận động hành lang Lobby có ý nghĩa rất quan trọng trong quá trình hoạt động kinh tế thương mại, đặc biệt nó có tác động vô cùng lớn đến việc hoàn thiện một dự án. Những đơn vị khi có dự án cần hoàn tất về thủ tục hầu như đều không tránh khỏi sự băn khoăn “cần bao nhiêu chi phí lobby để có được dự án đó?”.

Phá giải những băn khoăn đó, bạn hãy đọc ngay bài viết này để hiểu về chi phí lobby và những thông tin xoay quanh thuật ngữ này.

1. Chi phí lobby là gì?

Chi phí lobby được hình thành dựa trên cơ sở thuật ngữ Lobby. Nói riêng tới Lobby, đó chính là việc «vận động hành lang», nghĩa của từ vận động ở đây mang tính chất là sự thuyết phục nhằm tác động đến một chính sách, mục đích hay quyết định thuộc phạm trù của chính quyền có liên quan tới các vấn đề đời sống xã hội. Chi phí lobby cũng vì thế trở thành những khoản tiền «đi đêm» chưa từng được tính là minh bạch tại thị trường Việt Nam khi một cá nhân, đơn vị, tổ chức nào đó muốn tác động, vận động tổ chức chính quyền tạo điều kiện cho họ quản lý điều hành và thực hiện thuận lợi một dự án.

Chi phí lobby là gì?
Chi phí lobby là gì?

Với việc hiểu về lobby như vậy, chúng ta có thể thấy rằng, lobby cũng có thể trở thành một nghề, thực tế đã cho thấy việc đăng ký hoạt động kinh doanh và hành nghề lobby đã được quy định ở Mỹ và Canada, dù chưa phổ biến và còn thiếu tính minh bạch đối với nhiều quốc gia khác như với việc 2 quốc gia phát triển này đã mạnh dạn đưa lobby ra ánh sáng thì cũng có thể hiểu rằng, lobby và chi phí lobby không tiêu cực như chúng ta vẫn nghĩ.

Từ góc nhìn lobby là một nghề được xã hội công nhận như thế thì bạn có thể hiểu chi phí lobby là như thế nào? Bằng kiến thức tìm hiểu được, Phượng thấy rằng, Lobby giống như trường hợp luật sư ở trong tòa án vậy. Họ ra sức vận động hành lang với tư cách là người đại diện cho khách hàng của mình trước cơ quan thuộc Chính phủ, Nhà nước để thuyết phục về một vấn đề nào đó.

Chi phí lobby
Chi phí lobby

Chi phí lobby sẽ xuất hiện sau nghề nghiệp đó, được hiểu là sự trả phí để có dược dịch vụ lobby, để được người làm nghề lobby đứng ra thay mặt, đại diện cho mình đề đạt tới cơ quan chính phủ, cơ quan Nhà nước một nhu cầu, mong muốn. Đơn cử như tại Mỹ, nghề lobby được hoạt động khá sôi nổi, có rất nhiều công ty vận động hành lang – Lobby được thành lập để cung cấp kinh doanh dịch vụ «đại diện» cho người dân, tổ chức. Mức phí Lobby ở Mỹ thường dao động từ 15 nghìn đến 50 nghìn đô la.

2. Bản chất của chi phí Lobby là gì – có tiêu cực như chúng ta nghĩ?

Ở rất nhiều nước, đặc biệt là các nước khối Châu Âu, thuật ngữ Lobby đã được thể chế hóa, nhưng với Việt Nam và một số quốc gia khác thì Lobby có vẻ như còn khá nhạy cảm để nhắc tới. Bởi lẽ, đối với nước ta, việc chúng ta bày tỏ mong muốn nào đó với chính phủ dường như rất khó để truyền đạt, vô hình chung, lobby được hiểu giống như một kiểu «chạy» giấy phép, dự án hay «chạy» bất cứ thứ gì để việc đề đạt mong muốn trở nên nhanh chóng hơn. Hoạt động này rất phổ biến trong khối doanh nghiệp kinh tế tư nhân.

Vốn đã có dấu hiệu manh nha từ lâu tại Việt Nam, phục vụ chủ yếu đối với các nguyên tắc kinh tế đầu tư nhằm hướng đến mục đích cuối cùng là hiệu quả kinh doanh nhưng lobby lại chưa được vận dụng một cách minh bạch. Lý do đơn giản là vì tại Việt Nam chưa có bất cứ quy định phát luật hay cơ chế quản lý kinh tế nào được đưa ra cho vấn đề này.

Bản chất của chi phí Lobby
Bản chất của chi phí Lobby

Theo đúng thuật ngữ tiếng Anh được giải nghĩa, Lobby đơn giản là phần hành lang trong tòa nhà của Quốc hội hay bất cứ tòa nhà lớn nào đó, nó ở vị trí tiền sảnh – nơi mà khách hàng có thể ngồi để chờ đợi việc hoàn tất các thủ tục nào đó theo chức năng của tòa nhà. Nhưng Lobby cũng còn được hiểu phổ biến theo nghĩa bóng và áp dụng nhiều trong các nghiệp vụ kinh doanh quốc tế vầ nội địa, được Mỹ áp dụng phổ biến nhất.

Tại Mỹ, hoạt động Lobby có kèm theo chi phí Lobby được tính là sự hợp pháp vì đã được Luật pháp quy định rõ ràng, cụ thể nó nằm trong Luật Liên bang được ban hành vào năm 1946 với nội dung nêu rõ ràng hoạt động của Lobby ; trong Luật Đăng ký tác nhân nước ngoài với nội dung quy định về phạm vi hoạt động ở khu vực nước ngoài, ban hành năm 1938 hay Lobby cũng xuất hiện trong Đạo luật Công khai hóa ban hành năm 1995. Lobby hoàn toàn được công khai ở đây và trở nên quan trọng khi mà có cả một khu phố năm tại trung tâm thủ đô nước Mỹ - Washington D.C tập trung rất nhiều các công ty, văn phòng hoạt động Lobby, thậm chí hoạt động này còn có thể khiến cho rất nhiều các chính trị gia có thể từ bỏ chính trị để đi theo con đường hoạt động này.

Chi phí lobby thể hiện giá trị gì?
Chi phí lobby thể hiện giá trị gì?

Không chỉ có Mỹ, nhiều quốc gia phát triển khác còn đem đến cho hoạt động Lobby những ý nghĩa, tính chất chính trị -  xã hội vô cùng sâu sắc, có sức ảnh hưởng nhất định tới việc đưa ra chính sách hợp tác, đối nội đối ngoại hay kể cả những dự án lớn về kinh tế. Nhưng tất cả mọi thứ công khai, minh bạch và quan trọng đó lại hoàn toàn trái ngược khi áp dụng Lobby vào nước ta. Với những người chưa biết, lobby chắc chắn sẽ là thuật ngữ xa lạ, còn với người hoạt động kinh tế lâu năm, dù hiểu biết về lobby nhưng cũng phải cân nhắc rất nhiều về việc sử dụng nó vì chưa hề có một quyết định nào của pháp luật thừa nhận sự hợp pháp của nó. Vì không được công nhận công khai nhưng vẫn được sử dụng ở đâu đó nên xã hội nói rằng, lobby gắn liền với hoạt động «chạy cửa sau».

Ý nghĩa của hoạt động lobby
Ý nghĩa của hoạt động lobby

Như thế, quan niệm của bạn như thế nào về bản chất của Lobby? Theo bạn, Lobby có ý nghĩa tiêu cực hay tích cực. Hãy để lại bình luận về câu trả lời ngay bên dưới bài viết của Phượng để chúng ta cùng nhau có những bàn luận sâu sắc hơn về Lobby nhé. Ở nội dung tiếp theo, Phượng sẽ chỉ cho các bạn những đặc điểm có trong nghiệp vụ Lobby, qua đó, bạn cũng sẽ chắc chắn với câu trả lời của mình hơn đấy nhé.

Xem thêm: việc làm luật pháp lý

3. Khám phá sâu hơn về nghiệp vụ Lobby

3.1. Vai trò của các Lobbyist

Bởi vì Lobby có tác động quan trọng đối với xã hội cho nên nó trở thành một nghiệp vụ nghề nghiệp là điều dễ hiểu. Khi người ta sử dụng nghiệp vụ này, nó có nghĩa là những phương pháp vận động sẽ được thực hiện. Đối tượng được vận động trong hoạt động Lobby chính là người có khả năng về quyền lực để giúp cho một cá nhân, tổ chức nào đó đạt mục đích trên các phương diện như chính trị, kinh tế, xã hội,… Về bản chất, đây chính là một cách cung cầu về thông tin. Những người đứng ra để làm điều này chính là các Lobbyist.

Vai trò của hoạt động lobby
Vai trò của hoạt động lobby

Lobbyist sẽ khai thác thông tin từ các đối tượng có địa vị xã hội, uy tín về danh tính và khả năng ảnh hưởng lớn trong một vấn đề nào đó. Như một số nước, các Lobbyist thường sẽ là những cựu Thủ tướng, cựu Bộ trưởng, tướng lĩnh,… nhìn chung họ là các cựu quan chức đã từng hoạt động và nắm giữ chức vụ lớn trong Chính phủ, Quốc hội. Các công ty Lobby sẽ ký hợp đồng với những người này và họ sau chức trách của chính trị gia lại trở về để hoạt động với chức danh của một Lobbyist.

Trong chính sách hoạt động, lobby đưa ra một nguyên tắc đó chính là cần những lobbyist có sức ảnh hưởng lớn để thúc đẩy đạt tới mục tiêu giành về các hợp đồng kinh doanh hay mua được thông tin đắt giá nhất, có giá trị lớn. Nếu như có thể mua được thông tin từ trong hoạt động lobby thì có tới gần như 100% cơ hội sẽ dự đoán trước kết quả chiến thắng, trong trường hợp có đối thủ cạnh tranh nặng ký thì đương nhiên việc sử dụng dịch vụ lobby càng cần thiết mặc dù việc chi trả chi phí lobby được cho là khá đắt đỏ, đổi lại tiền nào của nấy, kết quả đạt được trong lĩnh vực kinh doanh thương mại là điều mà bất cứ đơn vị đầu tư nào cũng mong chờ.

Tham khảo thêm: Hàng ngàn mẫu CV xin việc hiệu quả nhất

3.2. Nguyên tắc trong hoạt động lobby

Thực trang kinh tế Việt Nam hiện nay, nghiên cứu về lobby, một trong những vấn đề không thể bỏ qua đó chính là vấn đề về nguyên tắc hoạt động của nó, cũng là cách mà các chuyên gia kinh tế Việt Nam có thể dựa vào để dần dần hợp thức hóa lobby trong nền kinh tế Việt Nam khi mà cả nước đang có điều kiện hội nhập tốt, việc sử dụng lobby là xu hướng tất yếu của tương lai. Vậy lobby có những nguyên tắc cơ bản nào?

Nguyên tắc trong hoạt động lobby
Nguyên tắc trong hoạt động lobby

Thứ nhất, lobby có thể tiếp cận với Chính phủ hết sức cởi mở và tự do.

Thứ hai, lobby được thực hiện bởi những người có chức trách, quyền hạn sẽ là một hoạt động hợp pháp.

Thứ ba, những đối tượng lobbyist đều được công khai cho tất cả công chúng.

Đây là ba nguyên tắc hoạt động cơ bản của hệ thống lobby. Nguyên tắc này không xa lạ với các lobbyist ở những nước có tổ chức hoạt động lobby như một sự hợp pháp nhưng chắc chắn sẽ cần phải được nghiên cứu thật cẩn thận tại Việt Nam để quyết định về việc có nên vận dụng hoạt động này rộng rãi và công khai hay không.

Lobby hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?
Lobby hoạt động dựa trên nguyên tắc nào?

Như vậy, bài viết này không những gửi tới bạn những hiểu biết về chi phí lobby mà còn chỉ ra các yếu tố đặc biệt quan trọng xoay quanh nó. Nhắn nhủ đến các nhà kinh doanh, đừng đặt nặng vấn đề lobby theo ý nghĩa tiêu cực vì như thế, trong chính hành vi thực hiện lobby của chúng ta ắt có chứa đựng sự tiêu cực. Thay vào đó, hãy vận động một cách tích cực mà minh bạch để giúp cho hoạt động kinh doanh của mình trở nên thuận lợi mà vẫn đảm bảo không vi phạm pháp luật, quan trọng hơn, dù lobby có được phổ biến rộng rãi tại thị trường Việt Nam hay không thì việc tuân thủ luật pháp Việt Nam vẫn luôn là điều tối quan trọng.

Roadshow là gì?

Roadshow và các vấn đề tổ chức roadshow có ý nghĩa như thế nào trong đời sống? Những ai có liên quan trực tiếp đến Roadshow? Tìm hiểu cụ thể hơn về thuật ngữ này để vận dụng nó hiệu quả trong cuộc sống của bạn nhé.

Roadshow là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý