Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Fixed cost là gì và những thông tin liên quan đến fixed cost!

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 01 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khái niệm “fixed cost” là gì? Đây có lẽ là một khái niệm còn khá xa lạ đối với nhiều người, tuy nhiên lại là yếu tố vô cùng quan trọng trong kinh doanh. Vậy thì hôm nay, hãy cùng Timviec365.vn “mổ xẻ” khái niệm về fixed cost cùng các vấn đề liên quan đến fixed cost nhé!

1. Khái niệm fixed cost là gì?

“Fixed cost” là thuật ngữ được hiểu đơn giản nhất chính là chi phí cố định hay chi phí không thay đổi về tổng số khi có bất kỳ sự thay đổi nào liên quan đến mức độ hoạt động của các doanh nghiệp trong một phạm vi phù hợp nhất định. Chi phí cố định sẽ không bị bất kỳ ảnh hưởng nào bởi mức độ hoạt động hay sự tăng lên, giảm xuống của các hoạt động đó tại doanh nghiệp. Ví dụ như tiền thuê nhà của một người có thể sẽ không phụ thuộc vào doanh thu hay một nhà sản xuất đồ may mặc sẽ phải trả một khoản tiền cố định để thuê mặt bằng chứ không phụ thuộc vào số lượng quần áo đã may được.

fixed cost là gì
Fixed cost là gì?

Trái ngược lại với “fixed cost” là  khái niệm “variable costs” – nghĩa là loại chi phí biến đổi hay toàn bộ những thay đổi diễn ra dựa trên tổng số theo sự thay đổi của mức độ hoạt động trong tổ chức và thông thường ở đây chính là khối lượng sản phẩm. Chi phí này có thể tăng giảm tùy theo sản lượng sản xuất, ví dụ như chi phí để phục vụ cho việc mua nguyên vật liệu, chi phí trả lương cho nhân viên,...

Và cùng với chi phí biến đổi, chi phí cố định là một trong hai thành phần quan trọng của tổng chi phí trong doanh nghiệp. Bên cạnh đó, trong kinh tế học vi mô và trong lĩnh vực kinh doanh còn có khái niệm về chi phí trung bình và chi phí cận biên có liên quan mật thiết với chi phí cố định. Các loại chi phí này quyết định đến vấn đề về lợi nhuận mà các doanh nghiệp sẽ thu được trong quá trình kinh doanh, sản xuất. Trong các trường hợp đơn giản thì chi phí cố định không có ý nghĩa quyết định đến hoạt động sản xuất bởi chúng sẽ không thay đổi và những doanh nghiệp sẽ phải quyết định tiếp tục sản xuất ra các sản phẩm, dịch vụ nếu như giá bán cao hơn so với chi phí sản xuất của các sản phẩm tăng thêm. Đối với các bạn sinh viên hay kế toán mới vào có thể xem thêm tài sản cố địnhtài sản lưu động để rõ hơn về các chi phí này trong doanh nghiệp.

Xem thêm: Chiếu khấu thanh toán là gì? Thông tin đầy đủ cho bạn.

Việc làm chuyên viên phân tích tài chính

2. Phân loại các fixed cost phổ biến hiện nay

Fixed cost – chi phí cố định xét theo khía cạnh của quản lý thì bao gồm có 3 loại chính là:

- Chi phí cố định bắt buộc – các chi phí có liên quan đến vấn đề máy móc, thiết bị và toàn bộ cấu trúc tổ chức của một doanh nghiệp và thông thường thì nó sẽ được coi là chi phí quan trọng không thể cắt bỏ được.

- Chi phí cố định không bắt buộc – được hiểu là các loại chi phí cố định nhưng do phát sinh từ những quyết định, chỉ đạo hoạt động của những nhà quản lý hàng năm, nhằm mục đích cuối cùng là đạt được hiệu quả cho các kế hoạch đã đề ra của doanh nghiệp.

- Một loại chi phí quan trọng nữa là chi phí cố định cấp bậc – là một trường hợp đặt biệt của khoản chi phí cố định. Nghĩa là những chi phí khi không có sự thay đổi theo mức độ hoạt động của doanh nghiệp mà chỉ ở trong một phạm vi nhỏ nào đó đã xác định và đến khi mức độ hoạt động đã vượt quá phạm vi quy định của doanh nghiệp thì sẽ có chi phí cố định cấp bậc xuất hiện.

Phân loại các loại chi phí
Phân loại các fixed cost phổ biến hiện nay

Ví dụ như một nhân viên kỹ thuật có thể thực hiện được các công việc như kiểm tra chất lượng tối đa của khoảng 1000 sản phẩm trong thời gian là một tháng. Nếu như doanh nghiệp đó sản xuất ra 1500 sản phẩm thì cần phải có thêm một nhân viên kỹ thuật khác nữa mới làm được. Tương tự vậy, nếu sản xuất ra 2024 sản phẩm thì sẽ phải có thêm một nhân viên thứ ba cùng làm việc. Do đó, trong quá trình thiết lập những dự toán về chi phí, các nhà quản lý cần phải biết cách phân biệt rõ ràng và chính xác tính chất của các loại chi phí để có thể theo dõi và quản lý một cách hiệu quả nhất.

Xem thêm: Phương pháp tính giá xuất kho là gì? Cách tính như thế nào

Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh

3. Các loại chi phí trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng

Hiện nay, rất nhiều các chủ doanh nghiệp trong lĩnh vực kinh doanh nhà hàng vẫn chưa phân biệt rõ ràng được các loại chi phí trong việc tính toán doanh thu làm sao cho chính xác nhất. Tuy nhiên, là một chủ sở hữu về kinh doanh, bạn cần phải tìm hiểu, nghiên cứu và nắm rõ được các mối quan hệ của tất cả các loại chi phí để có thể tạo ra được lợi nhuận lớn cho doanh nghiệp. Dưới đây là một số điểm khác biệt giữa các loại chi phí trong kinh doanh nhà hàng các bạn cần biết, hãy cùng tham khảo nhé!

3.1. Chi phí cố định trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí cố định trong kinh doanh nhà hàng là những khoản chi phí cần phải thanh toán tiền mặt một cách đồng đều qua mỗi tháng dù doanh nghiệp của bạn có diễn ra bao nhiêu sự thay đổi về người bảo trợ hay khách hàng bạn phục vụ có tăng lên nhanh chóng thì cũng sẽ không ảnh hưởng đến các hạng mục chi phí này. Hiểu đơn giản nhất thì chi phí cố định ở đây là những loại chi phí mà bạn sẽ phải viết phiếu thực tế cho từng tháng theo một cách thường xuyên.

Ví dụ những khoản chi phí rõ ràng nhất như tiền thuê địa điểm để kinh doanh, địa điểm cư trú, các thông tin liên lạc, vấn đề tiếp thị, bảo hiểm hay các loại giấy phép khác thì các loại thuế chỉ được trả nếu như bạn tạo ra được doanh số bán hàng hay trả cho nhân viên. Tất cả những khoản thanh toán bằng tiền mặt sẽ được thực hiện dựa trên một số hình thức của cơ sở định kỳ. Đây chính là thuộc tính cơ bản của chi phí cố định dựa trên tiền mặt.

Chi phí cố định được xét theo các khía cạnh khác nhau và không thực sự giữ nguyên mà sẽ có sự thay đổi nhất định theo từng tháng, từng kỳ. Tuy nhiên, chi phí này vẫn được coi là chi phí cố định bởi phương sai của nó không đủ sự rõ ràng để phân chia.

3.2. Chi phí biến đổi trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí biến đổi trong kinh doanh nhà hàng
Chi phí biến đổi trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí biến đổi trong kinh doanh nhà hàng thường có sự thay đổi và tăng theo thời gian và cũng có một mối quan hệ rất mật thiết đối với doanh thu của nhà hàng. Chi phí thường gặp nhất hiện nay là chi phí về thực phẩm hoặc lao động.

Mỗi tháng, nhà hàng sẽ cần có lượng lương thực, thực phẩm khác nhau để phục vụ đầy đủ theo yêu cầu của khách hàng cũng như số lượng nhân viên cũng có thể thay đổi theo từng tháng, từng kỳ hay theo mùa thì số tiền mà bạn phải trả cho họ cũng sẽ có sự thay đổi. Chi phí dành cho nhân viên sẽ bao gồm tất cả mọi người kể cả từ người làm chủ đến những đầu bếp, phục vụ,... Và nếu như nhà hàng ít khách thì bạn có thể cắt giảm với số lượng nhân viên để đảm bảo hợp lý cho công việc cũng như tiết kiệm được chi phí cho nhà hàng.

Và trong chi phí bán hàng đó cũng không chỉ có chi phí cố định mà một phần trong đó sẽ là chi phí biến đổi như những vật tư cần thiết là khăn ăn hay khăn trải bàn,... Tùy vào số lượng khách hàng tăng giảm mà tiến hành mua thêm hoặc là sử dụng dài hạn các vật tư đó. Một chi phí biến đổi nữa của nhà hàng có liên quan đến việc thanh toán cho khách hàng chính là chi phí chiết khấu khi sử dụng thẻ tín dụng hay thẻ ghi nợ. Trong trường hợp khách hàng không sử dụng thẻ thì sẽ không có chi phí biến đổi.

Việc làm Tài chính tại Hà Nội

3.3. Chi phí hỗn hợp trong kinh doanh nhà hàng

Chi phí hỗn hợp là một loại dẫn xuất của hai loại chi phí cố định và biến đổi và được xem như một loại chi phí duy nhất trong kinh doanh nhà hàng. Ví dụ như tiền nước thanh toán hàng tháng cho các hoạt động của nhà hàng. Hóa đơn tiền nước hàng tháng sẽ được tính là khoản thanh toán cố định cần thiết cho việc vệ sinh nhà hàng hay các món ăn. Và chi phí này có thể thay đổi nếu như nhà hàng trả hóa đơn tiền nước theo đúng mức chi tiêu thực tế.

Xem thêm: Chuẩn mực kế toán. Những kiến thức cơ bản của nhân viên kế toán.

3.4. Chi phí chìm trong kinh doanh nhà hàng

Đây là loại chi phí phát sinh để có thể kinh doanh nhà hàng, tuy nhiên sẽ không phát sinh chi phí thực cho dù nhà hàng có phục vụ khách hàng hay không, ví dụ như các thiết bị nhà hàng. Các chủ nhà hàng sẽ phải chi trả tiền cho việc mua các thiết bị trước khi bắt đầu hoạt động kinh doanh và đây được xem là chi phí chìm hoặc là chi phí sẽ mất đi. Cách duy nhất để có thể thu hồi lại số chi phí này chính là khi khấu hao hết hay là thanh lý chúng thì số tiền còn lại sẽ được bù vào các khoản này.

Việc làm

Với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, hy vọng các bạn đã hiểu và nắm rõ về  fixed cost là gì cũng như những thông tin có liên quan. Từ đó xác định được các loại chi phí và áp dụng vào hoạt động kinh doanh một cách hiệu quả nhất nhé!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;