Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Front end là gì? Kỹ năng gì cho một Front end developer chuyên nghiệp?

Tác giả: Lại Trang

Tạo CV online

1. Lý giải khái niệm Front end là gì?

Front end là gì?

1.1. Front end là gì trong cách hiểu “truyền thống”?

Edsger Dijkstra – nhà khoa học máy tình Hà Lan, người được nhận hàng loạt những giải thưởng quốc tế cho những đóng của mình về ngôn ngữ lập trình thế giới có một câu nhận xét về công nghệ phần mềm như thế này:

“Khi máy tính chưa xuất hiện, thì việc lập trình chưa có khó khăn gì cả. Khi mới xuất hiện một vài chiếc máy tính chức năng kém thì việc lập trình bắt đầu gặp một vài khó khăn nho nhỏ. Giờ đây khi chúng ta có những chiếc máy tính khổng lồ thì những khó khăn ấy trở nên vô cùng lớn. Như vậy ngành công nghiệp điện tử không giải quyết khó khăn nào cả mà họ chỉ tạo thêm ra những khó khăn mới. Khó khăn mà họ tạo nên chính là việc sử dụng sản phẩm của họ”.

Phát biểu của nhà khoa học máy tính Hà Lan là hoàn toàn trùng khớp với tình hình phát triển của nền khoa học công nghệ thông tin toàn cầu thời điểm hiện tại. Việc tiếp cận có hệ thống, sử dụng và bảo trì các phần mềm để tạo ra những lợi ích cho doanh nghiệp và người tiêu dùng trong mục đích tối ưu hóa cuộc sống lẫn kinh doanh thực tế là một quá trình không hề dễ dàng. Việc vận dụng những kiến thức, công cụ, kỹ thuật, các phương pháp định nghĩa, các yêu cầu để làm sao tạo ra những phần dữ liệu mới, các ứng dụng mới từ khâu đầu đầu tiên đến khâu cuối cùng là cực kỳ phức tạp. Để có thể đáp ứng được tính trơn tru trong sự vận hành của những trang web từ cấu hình, giao diện đến chức năng, nó buội đội kỹ thuật trong các doanh nghiệp về thông tin, phải làm việc liên tục. Trong bối cảnh đó, những kỹ sư phần mềm đã trình làng  quá trình Frond end và Back end như cách để “cứu vớt” chính đội ngũ ngành IT, trong những khủng hoảng về khối lượng công việc, cũng như cung cấp cho người dùng những trải nghiệm mới về sự phong phú, hợp thẩm mỹ của trang web bên cạnh những cải tiến về mặt chức năng. Vậy Front end là gì? Front end và Back end khác nhau như thế nào?

Front end là cách định nghĩa giai đoạn bắt đầu của quá trình xử lý, khác niệm này được các kỹ sư trong lĩnh vực phát triển phần mềm sử dụng thường xuyên và là một trong những khâu cực kỳ quan trọng khi thiết kế phần mềm và kỹ thuật phần mềm. Front end là hệ thống của phần mềm, phần mềm này cho phép người dùng tương tác trực tiếp với ứng dụng. Một cách chuyên ngành, Front end được hiểu là quy trình sử dụng các ngôn ngữ như HTML, CSS, JavaScript thiết kế và xây dựng giao diện cho các trang web hoặc ứng dụng các web để người dùng có sự tương tác trực tiếp trên đó . Bạn biết đây, một trong những yêu cầu để thúc đẩy quá trình lui tới của khách hàng đến với trang web của bạn, của công ty bạn là giao diện có bắt mắt,có phù hợp với thị hiếu của của người dùng hay hay không. Hãy tưởng tượng, mình đang trong độ tuổi teen vào đọc một tờ báo online với mục đích là giải trí nhưng vào phải một trang web với những màu trầm và tối, phông chữ nhỏ, thiếu tính sáng tạo hoặc  quá cách điệu…chắc chắn rồi, bạn chả còn lưu luyến gì khi vào trang web này lần thứ hai. Đúng không?

Đối các doanh nghiệp, vị trí của việc Front end cực kỳ quan trọng vì tính chất thường xuyên gây thu hút khách hàng có thể mang lại lợi nhuận cực kỳ khủng trong kinh doanh vì nó là bước đệm để công ty đưa chất lượng những thông tin về sản phẩm, những bài viết có giá trị đến tay người tiêu dùng và trực tiếp tạo ra lợi nhuận.

Không liên quan lắm, nhưng dễ thấy, vai trò của thiết kế trang web, quá trình xử lý, thiết kế giao diện của trang web để hút độc giả giống như một bài báo yêu cầu các bạn có một cái tít hấp dẫn và những bức ảnh liên quan đến chủ đề để minh họa cho bài viết vậy. Trong ngành công nghệ thông tin, khi nhiều kỹ sư IT đã nhấn mạnh vai trò một một lập trình viên Front end. Vai trò của quá trình này được ví với một kiến trúc sư thiết kế xem xét phong thủy sao cho hợp với gia chủ trong một ngôi nhà vậy.

Nhưng nếu chỉ thế thì chưa đủ, theo những kỹ sư IT hiện đại, khái niệm Front end là gì không chỉ dừng lại ở việc xử lý giao diện của một trang web nữa mà nó còn phụ trách toàn bộ giao diện hiển thị ra các thiết bị Clients – máy tính người dùng dựa vào sự hỗ trợ của máy tính khác hoặc máy chủ để đáp ứng nhiệm vụ.

Trong khi đó, Back end ngược lại với Front end ở điểm, nó là quá trình phụ trách phần viết code để xử lý thông tin và trả về kết quả trên máy tính.

Xem thêm: Concept trong thiết kế là gì?

1.2. Front end hiện đại được hiểu như thế nào?

Công nghệ thông tin làm thay đổi thế giới trên mọi lĩnh vực, nhưng giống như một con người luôn biết thích nghi với đủ mọi môi trường để đi đến trưởng thành thì sự thống trị và những bước nhảy vọt của nó cũng đồng thời thay đổi cấu trúc trong chính đứa con đẻ “công nghệ phần mềm”. Bạn biết không, trong khoảng 3 đến 5 năm đổ lại đây, sự đi lên hùng mạnh của các thiết bị cầm tay như Tablet, Smartphone Hay IPad với CPU ( bộ xử lý trung tâm) lên đến 3 đến 4 nhân và Ram ( dung lượng) chứa dữ liệu ít nhất phải 1-2 GB. Đây là xu hướng để các nhà phát triển thay đổi tư duy về Server- Clients (nguồn dự trữ trong các máy tính) theo cách mới. Thay vì để Back end & Server chịu trách nhiệm quá nặng nề như thời điểm trước thì hiện tại, mọi khâu đều do máy tính người dùng đảm nhiệm. Đó cũng chính là lý do mà hàng trăm công ty công nghệ lớn nhỏ cho ra đời rất nhiều Front-End FrameWork như trong đó có Google với chương trình AngularJS, @Angular hay Material và  Facebook với các chương trình React, React native...

>>> Bạn đọc có thể tìm hiểu thêm ngay: Angular là gì? một khung phổ biến, được phát triển bởi google

Dễ hiểu hơn, các bạn có thể nghĩ thế này, thay vì giống như trước kia mọi thuật toán được xử lý từ phía máy tính người dùng thì thông qua quá trình qua viết những dữ liệu (nhiệm vụ của Back end) thì hiện tại, hai quá trình này phối hợp với nhau không giới hạn vị trí địa lý. Trong đó, Front end hiện đại sẽ phải xử lý các hiệu ứng từ phức tạp đến cả tương tác với người dùng. Một ví dụ trong trường hợp này là, cách nhận diện là chính chủ của Smartphone thông qua việc xác nhận vân tay hay buộc người dùng vuốt ngón tay qua phải hoặc qua trái…khi muốn khởi động màn hình.

Những trường hợp khác như thông báo thời gian thực để hiển thị trên thiết bị khi mở máy được Front end đảm nhiệm hết. Đặc biệt FE (Front end) mới nhất thể hiện vai trò chính trong việc thiết kế và viết những ứng dụng điện thoại luôn với sự hỗ trợ một phần từ API Back end.

Đến đây, tuy hơi dài dòng, song, với lý giải một cách tường tận và chi tiết, chắc các bạn đã hiểu được khái niệm Front end là gì, sự khác biệt của Back end với Front end lẫn phiên bản Front end truyền thống và Front end hiện đại như thế nào rồi chứ. Nhưng đây chỉ là bước đầu cho những thánh mê lập trình thôi, bởi vì,  nếu như chỉ hiểu khái niệm Front là gì thôi thì các bạn cũng chưa đủ trình để làm được một lập trình viên front end đâu? Tin tớ đi, những thông tin bên dưới sẽ là câu trả lời cho bạn.

Bài viết tham khảo: Thiết kế 2D là gì?

2. Bạn đang mơ ước trở thành một Front end developer?  Những kỹ năng sau sẽ giúp bạn

Kỹ năng cho front end developer

Một kỹ sư IT từng có nhiều kinh nghiệm trên một trang blog chuyên ngành IT, là một lập trình viên  Front end, anh chia sẻ trên trang cá nhân về đam mê của mình thế này “ Một kỹ sư Front end đam mê với công việc không phải chỉ chịu trách nhiệm về hướng để xử lý các giao diện trên website  mà còn thực tế, phải kiêm luôn cả quy trình viết một chương trình ứng dụng cho máy tính hoặc điện thoại”. Những ứng dụng mà các bạn đang sử dụng hằng ngày như phần mềm đọc báo, đặt xe, học tiếng Anh…đều được những kỹ sư Front end thực hiện từ  việc xây dựng những giao diện đi đến viết tất cả những thuật toán trong điện thoại đến web App đến cả những Email, Gmail. Không chỉ có vậy, những kỹ sư còn phải đảm nhiệm thêm khoản thẩm mỹ, sự vừa mắt của khách hàng và quản lý thêm hiệu suất làm việc của ứng dụng. Bạn phải làm việc với vai trò là một Full-stack developer- những kỹ sư kiêm cả toàn bộ quá trình về công việc liên quan tới databases, servers, systems engineering và client work chuyên nghiệp.

Khối lượng công việc sẽ cực kỳ nặng nề và phức tạp. Nhưng tại sao không? Khi bạn có trong tay những kỹ năng sau đây: HTML, CSS, JavaScript

2.1. HTML & CSS 

Nếu là dân IT chắc bạn không còn xa lạ gì với hai khái niệm này, thực tế cả HTML, CSS là nền tảng của web là những cụm từ viết tắt của HyperText Markup Language và Cascading Style Sheets, đây là là ngôn ngữ được sử dụng để nói cho trình duyệt web của bạn biết đâu là các phần của một trang web và cung cấp hình thức và định dạng cho các trang web. Nếu như HTML được viết ra nhằm hỗ trợ khách hàng việc xác định tiêu đề cho đoạn văn bản, hình ảnh liên kết,và cách cấu trúc trang web thì CSS là phần mà các kỹ sư IT sử dụng để làm cho trang web trở nên đẹp mắt hơn với những phông chữ ưa thích, màu sắc phong phú, hình nền thu hút và cả những ảnh động như hiệu ứng 3D. Dĩ nhiên, việc thông hiểu 2 ngôn ngữ này là điều bắt buộc với một lập trình Front-end .Nếu không thể thông thạo việc thiết kế trang web, những bước cơ bản nhất của quá trình trở thành một developer thì khó để đạt được mong ước.

2.2. JavaScript

Bên cạnh, HTML và CSS, JavaScript là một ngôn ngữ quan trọng bắt buộc một lập trình viên Front end phải nắm rõ. JavaScript được biết đến là ngôn ngữ lập trình thông dụng nhất trên thế giới và cực kỳ quan trong đối với Front end Developer. Hệ thống ngôn ngữ này được phát triển nhằm để thiết kế trang web động và một số hiệu ứng hình ảnh thông qua DOM. JavaScript được dùng để thực hiện một số tác vụ không thể thực hiện được với chỉnh HTML hay CSS như kiểm tra thông tin nhập vào, tự động thay đổi hình ảnh,..

2.3. Thiết kế Responsive và Thiết kế Mobile (di động)

Bạn biết đấy, nếu so sánh tần suất sử dụng điện thoại và máy tính vào những ngày bạn không phải đi làm thì thiết bị làm được bạn ưu tiên hơn? Nếu chỉ phục vụ mục đích đọc báo và lướt web để trả lời tin nhắn của bạn bè thì một chiếc Smartphone sẽ thuận tiện hơn nhiều so với việc bạn
lê thê” vác theo cái laptop quá nặng nề trong balo. Rõ ràng, tỷ lệ truy cập Internet từ thiết bị di động đã cao hơn máy tính rất nhiều, do đó kỹ năng thiết kế các thiết bị di động đóng vai trò quan trọng trong mắt các nhà tuyển dụng. Responsive design là thiết kế trang web có thể tương thích với nhiều loại thiết bị di động có kích thước hiển thị khác nhau như Tablet hay Smartphone. Do vậy, bên cạnh nắm rõ về những ngôn ngữ lập trình đã nêu bên trên, là một lập trình viên Front end trong tương lai, nhớ trang bị cho mình thêm kỹ năng này nhé. Mình hiểu rằng, trong trường, học theo đúng chuyên ngành của bạn có thể không nói những điều này. Tuy nhiên, để thích nghi với mục tiêu đa di năng của công việc, bạn có thể tự học hoặc theo học một khóa thiết kế Responsive và thiết kế đi các thiết bị di động nhé.

2.4. Testing/Debugging

Bạn biết là bất kỳ một trang web nào dù đẹp hay hoành tráng cỡ nào, những lỗi gây đơ hệ thống đều xảy ra. Để giảm được tần suất những lỗi chương trình, lập trình viên không cách nào khác là phải kiểm tra thật kỹ, kiểm tra và gỡ bỏ những lỗi đó. Mục này thuộc (test & debug). Do đó, những kỹ năng như kiểm tra chương trình để hạn chế những lỗi này được liệt kê vào danh sách kim chỉ nam để trở thành một lập trình viên Front end chuyên nghiệp.

2.5. Những công cụ Developer tools của trình duyệt

Các trình duyệt web hiện đại đều được các nhà phát triển bổ sung thêm các công cụ dành riêng cho người sử dụng và lập trình viên. Nắm được hoạt động của các công cụ này là cách bạn có thể đảm bảo rằng các thành phần trang web của mình trong trình duyệt luôn được kiểm tra, căn chỉnh một cách hợp lý nhất.

Cụ thể hơn, ở nhiều trình duyệt khác nhau, những công cụ này thường bao gồm Inspector được gọi là kiểm tra phần tử và Javascript console. Công cụ này cũng cho phép bạn những lập trình viên nhìn thấy rõ quá trình render của ngôn ngữ HTML như thế nào. Trong khi đó, ngôn ngữ CSS được kết nối với các phần khác trên trang và cho phép người dùng chỉnh sửa ngôn ngữ HTML và CSS. Điều đặc biệt là chúng ta có thể theo dõi những thay đổi khi chúng ta chỉnh sửa.

2.6. Hiểu được cách kiểm soát hiệu năng trang web

Công nhận rằng, để viết một chương trình, lập trình viên phải đầu tư thời gian công sức rất nhiều, một trang web có giao diện rất đẹp mặt và thu hút, nhưng gần như mọi công sức sẽ đổ sông, đổ biển nếu web hoạt động một cách rù rì, chậm chạp trong quá trình sử dụng. Trong trường hợp đó, để cải thiện hiệu suất của web các bạn phải giảm kích thước ảnh, chất lượng của ảnh và thu nhỏ CSS và Javascript. Những trường hợp này thì quá trình Front end hoàn toàn có thể giải quyết được mà không cần đến sự can thiệp của code.

Một tip cho các bạn là một số chương trình như Grunt, Gulp, Babel rất hữu ích trong việc nâng cao hiệu suất làm việc của web. Những chương trình này sẽ tự động tối ưu hóa hình ảnh, CSS và thu gọn mã JS của bạn…có nhiệm vụ là tối ưu hóa hiệu suất làm việc của web.

2.7. Một số kỹ năng cần thiết khác

Bên cạnh nắm rõ, những kỹ năng về chuyên ngành và ứng dụng lẫn những chương trình liên quan để cải thiện web về cả hình thức lẫn chất lượng, để tìm việc nhanh và trở thành một lập trình viên chuyên nghiệp các bạn buộc phải đảm bảo một số kỹ năng cần thiết khác như sau:

+  Ngoại ngữ, đặc biệt là tiếng Anh: Bạn biết công nghệ thông tin, thay đổi không ngừng, thậm chí, định nghĩa Front end là gì có thể bị thay đổi trong nay mai. Nguồn tài liệu về công nghệ nói chung và phần mềm nói riêng đều được viết bởi các chuyên gia nước ngoài. Việc thành thạo tiếng anh đặc biệt là kỹ năng đọc hiểu để dịch tài liệu sẽ mang lại cho bạn tính chính xác, dễ dàng trong khâu thiết kế web cũng như thay đổi hay sao lưu các thông số của web khi cần.

+ Kỹ năng Google: Giới trẻ chúng ta vẫn nói đùa rằng “Dân ta phải biết sử ta, nếu mà không biết thì tra Google”. Tuy chỉ là câu nói đùa, song, trong câu cũng hàm nghĩa về sức chứa thông tin khủng của google như thế nào. Không phải chỉ mỗi lịch sử thôi đâu, các nguồn tài liệu được viết ra bởi những chuyên gia, những kinh nghiệm của những lập trình viên Front end đi trước. Rất nhiều nguồn tài liệu thú vị, các bạn có thể tìm kiếm để được gợi ý. Nhưng dĩ nhiên, chúng ta phải biết chọn lọc thông tin vì rác trên mạng cũng rất nhiều. Hãy chỉ chú ý tìm nguồn tài liệu đúng, bổ ích thông qua những kiểm chứng trong kiến thức lý thuyết mà bạn đã làm được rồi làm thử.

+ Kỹ năng tự trau dồi: Thực tế, để trở thành Front end developer, những kiến thức được đào tạo trong các trường đại học không hề đủ. Bạn phải thực hành thật nhiều. Nhiều sinh viên chuyên ngành lập trình Front end nói riêng và công nghệ thông tin nói chung vẫn được nhiều nhà tuyển dụng săn đón ngay khi còn ngồi trên ghế nhà trường với định hướng là đào tạo thêm và gắn bó lâu dài. Nếu đang là sinh viên thậ chí chỉ là học sinh mơ ước theo học chuyên Front end thôi, bạn cũng phải xác định tư tưởng dần dần rằng,tư học, tự làm là từ khóa ví dụ như các bạn phải học thêm một chút về thiết kế đồ họa, sử dụng được các phần mềm đồ họa của adobe như: photoshop(để cắt giao diện psd thành html), illustrator, adobe xd., hiểu biết về ui/ux, typographylayout website.

Tham khảo: Nghề graphic designer

3. Bạn đã biết biết mức lương của Front end Developer là bao nhiêu chưa?

Lương cho lập trình viên Front end

Bạn biết đấy, những ngành liên quan đến công nghệ thông tin luôn thu hút những bạn trẻ về không chỉ khả năng thích thú khám phá điều mới mẻ công nghệ hiện đại mà còn bởi ở mức thu nhập hấp dẫn.  Ở nhiều quốc gia phát triển như MỸ, Nhật Bản và các nước châu Âu, mức lương này có thể lên đến trên 2500 USD/tháng. Các vị trí như : Senior Front end Developer nắm rõ ngôn ngữ JavaScript, chương trình React JS có thể nhận được mức lương dao động từ 1500 USD đến 2500 USD. Với vị trí Markup Developer, thông thạo ngôn ngữ CSS, HTML5, JavaScript, Java mức lương lên đến trên 1500 USD.Tham Khảo những mức lương ở Việt Nam dưới đây để có nhiều động lực cố gắng hơn nhé.

+ Mức thu nhập cho lập trình viên Front end khi mới tốt nghiệp dao động khoảng 5 triệu- 8 triệu/tháng. Thường thì các công ty bạn làm sẽ có vai trò đào tạo và hỗ trợ bạn trong các hoạt động tạo và truy xuất dữ liệu cũng như hệ thống lại những kiến thức cần thiết, chia sẻ những típ để có thể thiết kế giao diện nhanh và hút người tiêu dùng. Bạn có thể tìm thấy những cơ hội việc làm it dành cho lập trình viên Front end hấp dẫn tại viec lam Hai Duong hoặc tìm trên Timviec365.vn với các tỉnh thành khác một cách nhanh chóng và hiệu quả.

+ Đối với lập trình viên Front End có kinh nghiệm trên 2 năm mức lương nhận được có thể lên đến 15 triệu đồng. Đây không hề là thấp với một kỹ sư chuyên ngành IT so với mặt bằng chung với các ngành khác liên quan đến kỹ thuật. Thế nhưng mức tính này chỉ mang tính tương đối vì thực tế, nhiều kỹ sư được đào tạo ngay trong các trường đại học danh tiếng và đi làm trong thời sinh viên. Đây chỉ là mức khởi điểm sau khi ra trường của nhiều người đã có kinh nghiệm đi làm.

+ Với số năm kinh nghiệm khoảng 5,7 năm , mức lương có thể trên 20 triệu đồng. Đây chỉ mức lương hiện tại những năm gần đây cho những Front end ở Việt Nam. Nhưng, trong các thị trường nước ngoài như Nhật Bản hay các nước châu Âu Lương cho các kỹ sư phần mềm là cực cao, thuộc tốp những ngành cao nhất thế giới.

+ Với những người có nhiều kinh nghiệm và đảm nhận các vị trí quản lý cao hơn mức lương có thể lên đến hơn 50 triệu /tháng.

Hi vọng bằng những hiểu biết còn hạn chế của mình về cách hiểu về Front end là gì và những kỹ năng cần thiết cho một Front end developer chuyên nghiệp, bạn sẽ định hướng đúng đắn cho con đường sự nghiệp của mình. Mong nhận được tin vui từ bạn. 

Xem thêm: Material Design là gì?

Tìm việc làm nhanh

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý