Tác giả: Cao Thị Ninh Giang
Lần cập nhật gần nhất: ngày 29 tháng 07 năm 2024
Nền kinh tế hàng hóa ra đời đã mở ra rất nhiều hình thức kinh doanh mới, từ cá nhân, tập thể đến hộ gia đình. Tuy nhiên, không phải ai cũng nắm rõ định nghĩa của những khái niệm trên. Hôm nay, đội ngũ timviec365.vn sẽ cùng bạn tìm hiểu rõ khái niệm hộ kinh doanh là gì cũng như những thông tin liên quan đến khái niệm trên thông qua bài viết dưới đây nhé.
Để đất nước ta phát triển và người dân được thực hiện đầy đủ các quyền và nghĩa vụ như hiện nay, Chính phủ Việt Nam vẫn luôn tạo điều kiện phát triển cho không chỉ những doanh nghiệp, tập đoàn lớn mà cả những cá nhân, gia đình có nhu cầu kinh doanh cải thiện cuộc sống có thêm những cơ hội tăng thu nhập. Các hộ kinh doanh đã và đang đóng một vai trò vô cùng quan trọng trong công cuộc đổi mới và hiện đại hóa nền công nghiệp của nước ta.
Hộ kinh doanh được hiểu là một tổ chức do cá nhân hoặc một nhóm người, với độ tuổi từ 18 tuổi trở lên - đã đủ năng lực về hình sự và trách nhiệm pháp lý, đảm bảo được hành vi dân sự; hộ kinh doanh cũng có thể hiểu là một hộ gia đình cùng làm chủ một đơn vị kinh doanh. Đơn vị kinh doanh này được đăng ký địa điểm cố định, sử dụng lượng lao động dưới 10 người. Thêm vào đó, hộ gia đình này cũng sẽ phải chịu trách nhiệm toàn bộ tài sản của bản thân đối với hoạt động kinh doanh. Trong trường hợp hộ kinh doanh có điều kiện phát triển thêm và mở rộng số lượng lao động trên 10 người sẽ phải đăng ký thành lập doanh nghiệp.
Xem thêm: Xây dựng kế hoạch kinh doanh hộ gia đình - Áp dụng là thành công
Thật vậy, không phải lĩnh vực nào cũng cần phải đăng ký hộ kinh doanh.
Những hộ gia đình đăng ký sản xuất và kinh doanh những ngành hàng dịch vụ ăn uống, dịch vụ làm đẹp, kinh doanh các mặt hàng sản phẩm gia dụng (tạp hóa, đại lý…) sẽ phải đăng ký hộ kinh doanh.
Tuy nhiên, những ngành nghề như nông - lâm - ngư hoặc những ngành đặc thù như làm muối sẽ không cần đăng ký hộ kinh doanh. Thêm vào đó, những cá nhân kinh doanh như bán hàng rong, bán hàng lưu động (trên xe đẩy, ki ốt nhỏ tự chế) cũng sẽ không cần đăng ký hộ kinh doanh.
Dựa vào phạm vi định mức tăng trưởng của từng địa phương, những gia đình kinh doanh sản phẩm thu nhập thấp cũng sẽ không cần đăng ký hộ kinh doanh.
Chính phủ Việt Nam tạo điều kiện cho các cá nhân, hộ gia đình có nhu cầu tự sản xuất thành lập đăng ký hộ kinh doanh, tuy nhiên mỗi cá nhân/ hộ gia đình chỉ được đăng ký 1 hộ kinh doanh duy nhất trong phạm vi toàn quốc.
Ngay cả khi làm việc trong hộ kinh doanh, các cá nhân vẫn có thể góp vốn hoặc mua cổ phần trong các doanh nghiệp khác để phục vụ nhu cầu của bản thân. Tuy nhiên, nếu những cá nhân đã góp vốn hoặc thành lập hộ kinh doanh sẽ không được là chủ sở hữu của những doanh nghiệp tư nhân hoặc trở thành thành viên hợp danh của những doanh nghiệp khác. Nhưng trong trường hợp những thành viên còn lại trong hộ kinh doanh đồng thuận nhất trí, họ vẫn có thể tham gia làm việc hoặc góp vốn quản lý tại những doanh nghiệp này
Các thành viên trong hộ kinh doanh được coi là chủ thể pháp lý. Họ là những người đứng ra thực hiện các hành vi trao đổi, mua bán, ký kết liên quan đến hoạt động kinh doanh và chịu trách nhiệm bằng tài sản của cá nhân mình.
Chủ thể doanh nghiệp trong hộ kinh doanh tuy không xuất hiện trong Luật lao động nhưng trong Luật dân sự, tư cách pháp lý của chủ thể doanh nghiệp được xây dựng rất đầy đủ. Trên thực tế, có thể thấy hộ kinh doanh được tách ra theo hộ gia đình.
Những quy định liên quan đến doanh nghiệp ở đây là hộ kinh doanh đều được quy định rõ ràng theo Luật thương mại.
Xem thêm: Việc làm luật - pháp lý
Như chúng tôi đã trình bày trong phần đầu tiên của bài viết, hộ kinh doanh có thể do cá nhân hoặc một nhóm người đăng ký làm chủ.
Nếu cá nhân đứng ra thành lập hộ kinh doanh, người đấy sẽ chịu trách nhiệm và giữ quyền trong đơn vị hộ kinh doanh. Trường hợp hộ kinh doanh do nhóm người làm chủ, họ sẽ là người quyết định các hoạt động sau khi bàn bạc và cân nhắc.
Các cá nhân, đối tượng tham gia hoạt động của hộ kinh doanh phải đảm bảo được năng lực hành vi vi phạm dân sự. Trường hợp phát sinh tai nạn ảnh hưởng đến năng lực dân sự, những cá nhân này sẽ không được quyết định những hoạt động trong hộ kinh doanh nữa.
Các cá nhân, thành viên trong hộ kinh doanh có trách nhiệm thanh toán các khoản nợ trong trường hợp hộ kinh doanh thua lỗ, phát sinh nợ. Số tiền nợ đều trở thành trách nhiệm chung của các thành viên hộ kinh doanh.
Bên cạnh đó, như đã nói ở trên khi thành lập hộ kinh doanh cá nhân sẽ không được làm chủ các doanh nghiệp tư nhân khác nếu không nhận được sự đồng thuận của các thành viên trong doanh nghiệp. Bởi trong trường hợp hai doanh nghiệp đều gặp vấn đề, lợi ích của các nhân sự trong doanh nghiệp sẽ bị ảnh hưởng do chủ doanh nghiệp và thành viên hợp danh đều sẽ phải sử dụng tài sản cá nhân để thực hiện trách nhiệm.
Xem thêm: Việc làm quản trị kinh doanh
Nếu hộ kinh doanh có trên 10 người sẽ được phân loại thành doanh nghiệp. Tuy nhiên, cũng có nhiều trường hợp mà các chủ thể pháp lý và đối tác kinh doanh của hộ kinh doanh nhầm lẫn hai khái niệm trên.
Tuy cùng là những đơn vị sản xuất kinh doanh các mặt hàng, dịch vụ thương mại và phải chịu sự quản lý của các bộ Luật, tuy nhiên hộ kinh doanh và doanh nghiệp có rất nhiều điểm khác nhau mà không phải ai cũng biết.
Về quy mô, thông thường hộ kinh doanh sẽ tận dụng luôn nhà ở để kinh doanh và các tài sản của hộ kinh doanh có thể là tài sản của chính hộ gia đình. Tuy nhiên doanh nghiệp phải có trụ sở giao dịch và những tài sản đứng tên doanh nghiệp phục vụ mục đích kinh doanh (trang thiết bị sản xuất, máy tính, văn phòng phẩm…).
Về mặt luật pháp, doanh nghiệp được quản lý trực tiếp bởi Luật doanh nghiệp, còn hộ kinh doanh sẽ chịu sự quản lý của các điều Luật dân sự. Hoạt động của hộ kinh doanh thường thiếu tính chuyên nghiệp và không có những quy trình bài bản. Thêm vào đó, mỗi cá nhân hoặc tập thể chỉ được mở duy nhất 1 hộ kinh doanh, không được có thêm chi nhánh.
Hộ kinh doanh có thể phát triển và chuyển sang đăng ký thành doanh nghiệp tư nhân, công ty TNHH một thành viên… nếu có mong muốn mở rộng quy mô. Tuy nhiên doanh nghiệp sẽ không thể chuyển hình thức đăng ký sang hộ kinh doanh.
Với bài viết trên, timviec365.vn hy vọng rằng những thông tin chúng tôi cung cấp cho các bạn đã hỗ trợ các bạn giải đáp thắc mắc hộ kinh doanh là gì một cách đầy đủ nhất. Bên cạnh đó, nếu các bạn có nhu cầu tìm hiểu thêm về các loại hình đăng ký kinh doanh khác, hãy theo dõi trang blog của chúng tôi để cập nhật thường xuyên và đầy đủ nhất. Hẹn gặp lại các bạn trong những bài viết tiếp theo.
Xem thêm: Hồ sơ tạm ngừng hoạt động kinh doanh là gì? Câu hỏi thường gặp
Thương nhân là gì?
Thương nhân - một từ được sử dụng vô cùng thường xuyên trong các văn bản tuy nhiên vẫn hay bị nhầm lẫn với các danh từ khác. Cùng tìm hiểu thương nhân là gì, những thông tin liên quan đến thương nhân qua bài viết dưới đây nhé.
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc