Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Lương bao nhiêu là đủ - hãy biết giới hạn của bản thân mình

Tác giả: Nguyễn Nhung

Lần cập nhật gần nhất: ngày 06 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

“Lương bao nhiêu là đủ” câu hỏi trong đầu buột bật ra khi tôi ngồi cà phê những ngày cuối năm. Bởi cái chủ đề mà người ta đang bàn tán xôn xao nhất hiện tại là thưởng Tết, lương tháng 13 thế nào. Đúng cả thôi, đi làm cả năm trời, ai cũng mong có một cái tết no ấm một chút, cái bánh chưng nhiều thịt một chút. Nhưng nó cũng đặt ra trong tôi một thắc mắc vậy phải chăng lương tháng cả năm trời của ai đó không đủ? 

1. Người ta cần gì ở những đồng lương?

1.1. Lương để duy trì cuộc sống 

Người ta cần gì ở những đồng lương?
Người ta cần gì ở những đồng lương?

Bước vào những guồng quay của cuộc sống, người ta cần tiền để duy trì cuộc sống đó, cho nên người ta đi làm. Nếu ai cũng sẵn ở đó một đống một thửa, chắc ít ai sẽ chịu thò chân ra xã hội, để cho áp lực, mệt mỏi chồng chéo lên mình chỉ mong chờ ngày về đồng lương những tờ bạc trơ trơ. Lương chính là sự trả công cho những người đi thuê nhân công, nhân viên từ công ty, doanh nghiệp nào đó. Lương có thể là lương tư nhân hay lương nhà nước. Nếu là lương nhà nước sẽ là được trả theo chỉ số mức lương tối thiểu vùng theo quy định của nhà nước và sẽ được nhận từ kho bạc. Còn nếu là lương tư nhân, thì nhân viên sẽ được thương lượng lương cơ bản cùng với lương cạnh tranh qua mức lương cơ sở giữa hai bên và trả theo cách tính lương theo ngày công

Đa số những sinh viên mới ra trường dù là làm công hay làm tư thì đều phải chấp nhận một điều là mức lương cứng khởi điểm là không đủ. Bởi lẽ mức lương này được trả để thử thách khả năng cũng như trừ vào phần học việc của nhân viên mới đó. Bên cạnh đó mức lương thử việc này có thể duy trì từ 1 tháng cho đến 6 tháng có khi là 1 năm tùy vào ngành cũng như yêu cầu của đơn vị đó. Cho nên cũng là điều dễ hiểu khi bất kỳ sinh viên mới ra trường nào cũng có câu cửa miệng là “Lương không đủ sống”. Mà trên thực tế đó là do sự kỳ vọng quá cao từ những người chưa một lần va vấp bên ngoài. 

Lương, tiền thưởng hàng tháng mà chúng ta kiếm được sẽ được chi trả cho sinh hoạt phí hằng ngày, tiền xăng xe đi lại, tiền vui chơi giải trí cho đời sống tinh thần, tiền nhà cửa, với những người đã lập gia đình thì còn là tiền đi chi trả cho các khoản nuôi dậy con cái hay phụng dưỡng bố mẹ.

1.2. Lương để khẳng định giá trị bản thân 

Lương để khẳng định giá trị bản thân
Lương để khẳng định giá trị bản thân 

Nhưng thực chất người ta đi làm lấy lương chỉ để có nguồn thu nhập cho cuộc sống có phải vậy không? Người ta thường hay lấy lương làm thước đo để phân tầng xã hội. Đương nhiên tất cả các sản phẩm, dịch vụ tạo ra đều hướng tới các nhóm đối tượng có thu nhập khác nhau. Hay trong cùng một nghề, một công việc, lương ai cao hơn cũng hay đồng nghĩa với việc người đó giỏi hơn. Chính vì vậy, ai cũng mong được trả một mức lương xứng đáng với mình. Đó là điều tự tôn, tự tôn trọng chính những thành quả lao động của mình. Chẳng phải ngẫu nhiên mà có câu “Nếu bạn giỏi một điều gì đó thì đừng làm nó miễn phí”.

Có những người kinh tế nền của họ đã tốt nhưng họ vẫn mong muốn một mức lương cao, như vậy mới đủ với họ. Vậy nghiễm nhiên lương không còn chỉ là cái để “sinh nhai”. Mà lương đó chính là thành quả mà họ xứng đáng có được sau những nỗ lực học tập và tích lũy của bản thân. Thực tế cũng đã chứng minh những người dám đòi hỏi lương, phần đa trong đó là những người giỏi. 

Đó là khi có những cuộc trao đổi, thương lượng, đề xuất lương của ứng viên trong các buổi phỏng vấn, đặc biệt đối với những vị trí yêu cầu chuyên môn và kỹ năng cao thì tính tự chủ về lương của ứng viên càng được nâng cao. Điều này có nghĩa là công ty và chính tự ứng viên đó đều đang trả giá cho năng lực của ứng viên. Nếu phía bên công ty thuận theo mức lương yêu cầu của ứng viên, năng lực của ứng viên được định giá chính xác, còn nếu ứng viên buộc phải theo mức lương công ty yêu cầu, ứng viên bằng lòng với giá trị đó của bản thân mình. 

>> Xem thêm: Phụ cấp thu hút là gì

2. Lương bao nhiêu là đủ với mỗi người 

Căn cứ để xác định giới hạn “đủ” của mỗi người đã khác nhau, đằng này với lương nó còn phụ thuộc vào công việc, nơi làm việc, tầng lớp, điều kiện kinh tế xã hội tại thời điểm đó. Vậy thì phải chăng giới hạn “đủ” quá mông lung? Không chúng ta vẫn có những căn cứ nhất định để cảm thấy hài lòng với mức lương của mình. Bởi lẽ từ “đủ” chỉ xuất hiện khi bạn vui vẻ chấp nhận mức lương đó. Vậy thì lương bao nhiêu là đủ nó cũng đồng nghĩa với việc làm thế nào để bạn hài lòng với mức lương của mình. 

2.1. Đúng với năng lực bản thân 

Lương đúng với năng lực bản thân
Lương đúng với năng lực bản thân 

Như đã khẳng định ở trên thì mức lương chính là sự định giá cho năng lực của bạn. Chính vì vậy để bản thân mình cảm thấy đủ thì mức lương đó phải xứng đáng với khả năng và trình độ của mình. Không ai sẵn sàng để ngồi vào một vị trí có mức lương tầng trung nhưng trình độ loại khá lại tự vô ngực và nói rằng “Tôi bằng lòng với mức lương của mình”. Tuy nhiên muốn xác định được “đủ” trong trường hợp này thì bạn buộc phải có sự tìm hiểu trước về mặt bằng chung ở bên ngoài với cùng một trình độ của mình. Nếu không bạn sẽ dễ dàng rơi vào trạng thái “huyễn ảo” về mức lương của mình. 

Một công ty và nhà tuyển dụng có nhiều cách để xác định được năng lực của bạn, nhưng không phải ai cũng sẵn lòng để trả đúng mức lương đó. Bởi đúng trên tư cách của một người làm chủ, bắt buộc họ sẽ phải tìm cách để trả giá mức lương thấp hơn để có lợi hơn về phía mình. Tuy nhiên cũng có những người sẵn sàng làm điều đó vì họ sợ mất một nhân tài, và khi đó chắc hẳn họ cũng đã kỳ vọng vào ứng viên đó rất nhiều mới dám bỏ ra số tiền như vậy. Đó là những lý do đều tiên giúp cho ta cảm thấy “lương đủ”. 

>> Xem thêm: Tính lương tiếng Anh là gì

2.2. Vừa vặn với khối lượng công việc  

Và nếu không phải là mức lương đúng với trình độ chuyên môn của mình thì nó phải tương xứng với những gì mà chúng ta cống hiến. Điều này bắt nguồn từ thực trạng việc làm hiện nay là có rất nhiều người phải làm trái nghề, cùng với đó cũng có nhiều trường hợp làm những công việc đa di năng. Như vậy chuyện mà chúng ta thường cảm thấy lương không đủ phần lớn là do khối lượng công việc nhiều hơn những đồng lương chúng ta được nhận lại. Vậy thì để trả lời được “lương bao nhiêu là đủ”, nghĩa là bạn sẽ phải có sự sắp xếp và trao đổi đối với nhân sự về công việc của mình. Bạn có quyền từ chối nếu bất lợi về mình nhiều hơn. 

Ngày nay việc tìm được một công việc mà mức lương vừa vặn với khối lượng công việc không quá khó. Đã qua lâu rồi cái thời sếp bóc lột công sức của nhân viên. Khi mà hiện nay người lao động được toàn quyền làm chủ cuộc đời và nghề nghiệp của mình. Phần lớn mức lương của chúng ta sẽ được trả cho từ 7 - 8 tiếng làm việc. Còn đối với những công việc freelancer thì lương sẽ được trả cho khối lượng sản phẩm và thành quả công việc. Cho nên nếu bạn đang làm vừa vặn công việc trong những cấp số chia đó, đương nhiên bạn sẽ cảm thấy “đủ” với mức lương của mình. 

Vừa vặn với khối lượng công việc
Vừa vặn với khối lượng công việc  

2.3. Đủ để trang trải cho cuộc sống 

Và cuối cùng, điều mà ai cũng mong muốn đó chính là mức lương đủ để trang trải cho cuộc sống của mình. Với mỗi tầng lớp trong xã hội sẽ có những mức sống khác nhau, kéo theo đó thì họ sẽ có những nhu cầu chi tiêu riêng cho mình. Có những người chỉ cần lương có thể trả cho quần áo đủ mặc, cơm đủ ăn 3 bữa là được. Nhưng có những người cần thêm một khoản chi về vui chơi, du lịch, sắm sửa từ số tiền lương của mình thì mới gọi là đủ. Nhìn chung thì tự “đủ” trong trường hợp này nghĩa là “đủ tiêu”. 

Với những người có mức lương 5 - 7 triệu việc bỏ ra 1 2 triệu để mua một chiếc áo là một điều điên dồ, vậy nên khi họ không thể mua được chiếc áo đó, đương nhiên họ sẽ nói mức lương của mình không đủ. Thế nhưng đặt giả thiết ngược lại, họ mua một chiếc áo 1 2 trăm thì đương nhiên lương của họ là đủ. Tiếp đó với những người có mức lương trên 20 triệu, họ bỏ tiền ra để thay một chiếc ô tô mới mặc dù xe cũ còn rất tốt, họ không thể vì “lương không đủ”. Nhưng nếu không phải mua chiếc ô tô mới, thì lương của họ vẫn “đủ” để sinh hoạt và duy trì cuộc sống của mình. 

Từ 2 ví dụ trên, chúng ta có thể thấy lương bao nhiêu là đủ để trang trải cho cuộc sống nó còn phụ thuộc vào rất nhiều yếu tố, mà quan trọng nhất trong đó là sức tiêu của mỗi người. Nhưng liệu có tham lam quá với những trường hợp đầu tiên của 2 ví dụ trên?

>> Xem thêm: Mẫu phiếu lương

3. Sự “lương đủ” không có điểm dừng 

Sự “lương đủ” không có điểm dừng
Sự “lương đủ” không có điểm dừng 

Để có thể đủ thì chúng ta cần phải có một giới hạn cho mình nhất định, nếu không sự đủ đấy sẽ không có điểm dừng và càng ngày mong muốn của chúng ta càng tăng lên. Vậy thì câu hỏi “Lương bao nhiêu là đủ” giờ đây giống như kiểu câu hỏi mang tính cảm thán. 

3.1. Luôn cảm thấy lương không đủ 

Rất nhiều người dù có một mức lương khá hoặc đã được tăng lên một mức lương cao hơn trước kia nhưng vẫn chưa cảm thấy đủ. Điều này cũng dễ hiểu khi mà nhu cầu của con người càng tăng lên, kéo theo đó là một nguồn cung đa dạng mà cái chúng ta có chỉ là số ít trong rất nhiều cái chúng ta muốn. Trạng thái này không thể nói lên rằng việc ai đó có lòng tham hay không. Bởi lẽ lòng tham chỉ đúng với những gì mà chúng ta không tự tạo ra mà lấy của người khác, còn việc không bao giờ bằng lòng với mức lương của mình nhìn chung đó là một điều tốt. 

Vì sự cảm thấy “không đủ” ấy mà con người phấn đấu nhiều hơn, phấn đấu cả bằng tri thức lẫn sức lực. Đó là một điều tốt vừa có lợi cho chính người ấy, cũng có lợi cho cả doanh nghiệp và công ty đó. Động lực tạo ra từ câu hỏi “Lương bao nhiêu là đủ” là động lực tích cực, nó góp phần tạo ra những động lực khác để giải quyết câu hỏi và mong muốn đó tạm thời. Ví dụ lương của bạn là 5 triệu, bạn muốn mua chiếc áo 1 triệu thì bạn phải phấn đấu nhiều hơn để mức lương của mình lên đến 10 triệu. 

Tuy nhiên cùng với đó thì nó cũng có những hạn chế nhất định. Có những người luôn nhìn nhận và cố gắng bằng con đường chính đáng sẽ có những người không từ mọi thủ đoạn để đạt được nó. Họ sẽ tìm cách để có được một mức lương không đủ với năng lực của mình mà thừa so với những gì mình làm được. Nó làm tổn thất không nhỏ đối với doanh nghiệp, còn làm suy đồi đạo đức. Hay có những trường hợp không biết vị trí của mình ở đâu mà đòi hỏi những điều vượt quá ngưỡng. 

>> Xem thêm: Tiền lương đóng quỹ ht tt là gì

3.2. Học cách bằng lòng và cầu tiến trong công việc 

Câu chuyện về “lương bao nhiêu là đủ” dẫn ra hai vấn đề đối với việc làm và người lao động hiện nay đó chính là sự bằng lòng và sự cầu tiến. Người ta cho rằng 2 điều này không thể đứng cạnh nhau, nhưng thực chất nếu biết sử dụng nó cùng lúc, sẽ giúp tương trợ cho công việc và cho chính mức lương của mình. Bằng lòng ở đây là sự bằng lòng với những gì mình kiếm được. Thay vì buồn bã vật vã vì một món hàng vượt quá mức lương của mình, bạn hãy nghĩ ra mình đã may mắn hơn nhiều hơn ở dưới hơn mình. Có như vậy mới có thể trân trọng những gì mình đang có hơn. Còn cầu tiến đó chính là phải biết phấn đấu để có thể đạt được một ngưỡng cao hơn, và hẳn đặt cho mình một mục tiêu lớn, gọi đó là “mức lương đủ” để cố gắng. Nghĩa là với chính bản thân mình vẫn có một giới hạn là đủ. Cầu tiến để giỏi chuyên môn hơn, cầu tiến để mức lương tăng lên theo năng lực. 

 Học cách bằng lòng và cầu tiến trong công việc
 Học cách bằng lòng và cầu tiến trong công việc 

Vậy để có thể làm được điều đó, việc chúng ta cần làm là:

  • Trung thực xác định giá trị của bản thân, để biết vị trí và năng lực của mình ở đâu trong nghề 
  • Củng cố những gì đã có và bồi dưỡng những gì còn thiếu và yếu kém 
  • Trân trọng những giá trị mình tạo ra 
  • Luôn khiêm tốn với những gì mình có 
  • Tự mình đặt ra mục tiêu trong công việc, …

Hy vọng bài viết trên để có thể giúp bạn trả lời “Lương bao nhiêu là đủ”. Lương không phải một con số cố định nên chúng ta có thể khiến nó tăng lên hoặc giảm tùy thuộc vào sự tác động của mỗi người. Càng đến những dịp lễ Tết thì nhu cầu mua sắm càng tăng lên, khiến chúng ta lại cảm thấy không đủ, vậy hãy tăng tốc cho chính mình ngay thôi! Còn những bạn chưa tìm được một công việc với mức lương phù hợp, timviec365.vn sẵn sàng là một người bạn song hành với bạn ở môi chặng đường sự nghiệp!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;