Tác giả: Đào Thanh Hồng
Lần cập nhật gần nhất: ngày 16 tháng 08 năm 2024
Ngày nay ngành xuất nhập khẩu có vai trò hết sức quan trọng trong bối cảnh nền kinh tế đang đi vào trong quá trình hội nhập và phát triển. Các doanh nghiệp cần nắm bắt rõ về quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa bởi nhu cầu của người sử dụng hàng hóa ngày một tăng cao. Vây nội dung thủ tục quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa ra sao hãy tham khảo ngay trong bài viết sau của timviec365.vn để nắm rõ.
Xuất nhập khẩu hàng hóa hay còn có tên khác bằng tiếng Anh là “Export – Import”. Bản chất của nó là một quá trình lưu thông hàng hóa, trao đổi và mở rộng thị trường. Xuất nhập khẩu hàng hóa sẽ tạo nên những mối liên kết kinh doanh trong khu vực của nước đã và đang phát triển, hội nhập cùng thế giới khi mở rộng thị trường. Đây được xem là lĩnh vực đáng quan tâm và phát triển nhất hiện nay.
Hiểu được khái niệm về quy trình xuất khẩu hàng hóa ta sẽ tìm hiểu thêm các bước để thực hiện hoạt động kinh doanh trong quy trình này.
Nghiên cứu và xác định hàng hóa thuộc mã HS nào, thuộc nhóm nào nằm trong danh mục hàng hóa xuất nhập khẩu tại nước ta. Hàng hóa đó được áp dụng chính sách nào của chính phủ? Nghiên cứu rằng có cần thiết phải xin cấp phép và cần đáp ứng tiêu chuẩn nào hay không? Xác định khách hàng có nhu cầu tiêu dùng ra sao? Sản phẩm có hạn sử dụng ra sao cần xem xét thật kỹ để chất lượng được bảo đảm. Tìm hiểu số đối thủ cạnh tranh, giá cả trên thị trường để việc kinh doanh được kiểm soát.
Việc tìm kiếm và lựa chọn nhà cung cấp có lịch sử giao dịch lâu năm, uy tín rất quan trọng bởi là hàng hóa xuất nhập khẩu. Để tránh được các sự cố không mong muốn về hàng hóa và không dễ dàng để trả lại hàng nên trong bước này cũng cần cân nhắc, xem xét kỹ.
Muốn xác định lô hàng có giá trị bao nhiêu thì nhân viên sales xuất khẩu cần phải tính được giá thu mua và chi phí bán hàng gồm cước vận tải, thuế xuất khẩu, lãi dự tính,... từ đó có những quyết định giá cả cần trao đổi với khách hàng. Muốn mình mất chi phí bao nhiêu để có thể mua được hàng thì nhân viên Purchasing nhập khẩu cần tính được giá trị của lô hàng nhập khẩu từ mức giá được báo cũng như số tiền mua hàng về cước vận tải, thuế nhập khẩu, lãi vay và đưa ra quyết định mua hàng.
Khi đi qua cửa hải quan hầu như toàn bộ hàng hóa xuất nhập khẩu đều bị đánh thuế. Sẽ có một số trường hợp ngoại lệ khác bao gồm mặt hàng quá cảnh, mặt hàng nước ngoài nhập khẩu vào khu phi thuế chỉ để dùng trong khu phi thuế quan, mặt hàng từ khu phi thuế quan xuất khẩu ra bên nước ngoài. Các mặt hàng tiêu dùng và đặc biệt là hàng xa xỉ chịu thuế nhập khẩu cao, các hàng hóa trong nước chưa thể sản xuất được, được hưởng thuế thấp hơn về suất thuế nhập khẩu, thậm chí 0%. Thuế suất đối với mặt hàng nhập khẩu gồm thuế suất ưu đãi đặc biệt, thuế suất ưu đãi, thuế suất tiêu chuẩn phụ thuộc tùy vào mặt hàng có xuất xứ từ đâu. Trong vòng 30 ngày kể từ ngày đăng ký tờ khai hải quan phải tiến hành nộp thuế xuất khẩu và sẽ phải nộp thuế nhập xuất khi nhận hàng tiêu dùng đối với hàng hóa nhập khẩu.
Xem thêm: Các công ty Logistic tại Việt Nam
Về hình thức thanh toán thường được dùng đó là sẽ chuyển khoản từ 30 đến 50 % chi phí giao dịch. Số tiền còn lại sẽ được hoàn trả cho đến khi nhận được biên lai giao nhận hàng.
Thanh toán qua tín dụng thư là hình thức bảo đảm tính an toàn tốt nhất trong những giao dịch thanh toán quốc tế. Đối tượng bảo đảm cho cả người mua và người bán là ngân hàng, bản chất được hiểu là giao hàng thì nhận tiền và giao tiền thì nhận hàng hay còn nói là tiền chao cháo múc.
Có rất nhiều hình thức thanh toán và mỗi hình thức đó đều có quy định khác nhau cho bên bán và bên mua trong quy trình nhập khẩu hàng hóa.
FOB: Thỏa thuận cho bên mua phải chịu trách nhiệm và thanh toán các chi phí liên quan như vé máy bay, vận chuyển tàu.
CIF: Hình thức này thì người bàng hàng sẽ chi trả thanh toán những khoản chi phí.
EXW: Bên người mua trực tiếp đến kho bên bán để nhận hàng và tiến hành vận chuyển hàng, chịu trách nhiệm về việc chi trả tất cả chi phí vận chuyển từ kho cho đến cảng nhập khẩu.
DDP: Người bán hàng cần phải giao hàng và chịu toàn bộ chi phí vận chuyển hàng hóa hay bên mua hàng.
Phương thức để tiết kiệm tối đa chi phí nhất là vận chuyển bằng tàu biển:
Chọn phương thức thuê nguyên container gọi là FCL: Khi mặt hàng xếp gần đầy để chi phí được tiết kiệm.
Chọn phương thức thuê một phần container gọi là LCL nếu như hàng hóa ít và trọng lượng chỉ khoảng vài tấn.
Phương tiện vận chuyển bằng máy bay có chi phí cao hơn rất nhiều lần so với vận chuyển bằng tàu nhưng tiết kiệm được thời gian, thường sử dụng để vận chuyển một số mặt hàng dễ bị hư hỏng như hoa quả, hoa tươi, thực phẩm,..
Không bắt buộc cho việc mua bảo hiểm, quyết định sẽ tùy thuộc vào quy trình đàm phán, trao đổi giữa hai bên và đa phần bên nhập khẩu sẽ đa phần phụ thuộc nhiều hơn. Khi ký kết hợp đồng bảo hiểm, bạn cần chắc chắn nắm rõ 3 điều kiện sau: Bảo hiểm rủi ro, bảo hiểm mọi rủi ro, bảo hiểm có bồi thường tổn thất riêng, bảo hiểm miễn bồi thường tổn thất riêng. Không chỉ vậy còn có một số các điều kiện bảo hiểm đặc biệt khác ví dụ như bảo hiểm đình công, chiến tranh, bạo động.
Để thực hiện những nước trong quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa thì việc quan trọng đầu tiên về mặt pháp lý đó là xin giấy phép xuất nhập khẩu. Theo chính sách thì hàng hóa hai bên sẽ phải tiến hành làm hồ sơ xin giấy phép xuất nhập khẩu hàng hóa trước khi mở tờ khai hải quan. Nếu giao dịch thường xuyên với một đối tác, khách hàng quen cùng xuất xứ, cùng mặt hàng thì bạn có thể tiến hành xin giấy phép một lần và dùng đối với các lô hàng tiếp theo.
Đối với mặt hàng có nguồn gốc động thực vật như rau củ quả, thú cưng, lúa gạo,..thì đây là quá trình bắt buộc. Trong tình huống cần phải chứng minh về số lượng, chất lượng sản phẩm, mặt hàng sẽ được giao thì phải kết hợp cùng với doanh nghiệp dịch vụ thực hiện hoạt động kiểm định lô hàng. Khi cần thiết mà doanh nghiệp không muốn phải lưu hàng tại cửa khẩu để chờ kiểm tra chuyên ngành thì có thể thực hiện việc xin đưa hàng về kho riêng bảo quản để bảo đảm chất lượng hàng hóa sau đó thực hiện kiểm tra, thông quan nhập nhập hàng hóa.
Sau khi thủ tục xuất khẩu hàng hóa được hoàn thành thì lô hàng sẽ được vận chuyển về nước nhập khẩu. Bên bán hàng cần thông báo kịp thời cho bên mua hàng hay gửi sớm chứng từ thông tin, nội dung liên quan đến lô hàng để bên mua hàng được xem trước và xử lý kịp các vấn đề phát sinh. Khi hàng hóa sắp đến nơi cửa khẩu nhập thì bên mua hàng sẽ có thông báo hàng gửi đến từ phía đại lý bên doanh nghiệp vận tải để tiến hành chuẩn bị cần thiết thủ tục cho vấn đề nhận hàng. Chính thức nhận hàng của bên mua hàng từ lô hàng ở cảng đến và tiến hành đưa về kho của bản thân để thủ tục hành chính liên qua như chuyên ngành, kiểm tra, nộp thuế,..
Trên đây là chia sẻ của timviec365.vn về nội dung quy trình xuất nhập khẩu hàng hóa. Đừng quên sử dụng phần mềm quản lý vận tải miễn phí để cho truy trình được diễn ra thuận lợi, đơn giản hơn. Kính chúc quý độc giả có thật nhiều sức khỏe và không quên theo dõi trang web của chúng tôi để nhận thêm nhiều thông tin thú vị khác.
Thực trạng kho bãi ở Việt Nam hiện nay và giải pháp về vấn đề này
Bạn đang muốn tìm hiểu thông tin thực trạng kho bãi ở Việt Nam? Theo dõi bài viết sau để nắm rõ hơn nhé!
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc