Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Những câu chuyện thú vị: Sinh viên Harvard học như thế nào?

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 09 tháng 07 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Không có một câu trả lời đúng nhất cho câu hỏi “Sinh viên Harvard học như thế nào?” bởi tùy vào cách cảm nhận, nhìn nhận của mỗi người để đưa ra quan điểm khác nhau. Tuy nhiên thì chúng ta nhìn từ phương diện khách quan nhất để đánh giá, nhận định về cách thức học tập của những “thiên tài thế giới” đang ngồi tại ngôi trường hàng đầu thế giới này. Đó cũng chính là cách tốt để bạn hay một tổ chức giáo dục nào đó áp dụng cho bản thân hoặc tổ chức của mình để tạo ra những hiệu quả giáo dục, học tập nhất định. 

Theo dõi bài viết này, Bích phượng sẽ dựa trên các thông tin tìm hiểu được, những chia sẻ từ chính những người đã hoặc đang học tập tại chính ngôi trường Đại học lừng danh Harvard này để gửi tới bạn một câu trả lời thỏa đáng cũng là chia sẻ cho bạn một phương pháp học tập hiệu quả nhất.

Sinh viên Harvard học như thế nào?
Sinh viên Harvard học như thế nào?

Chúng ta hãy theo chân một sinh viên đã và đang học tại Harvard – Yehong Zhu để cùng khám phá đôi điều thú vị về cách học tập của sinh viên Havard nhé. Qua những chia sẻ của Yehong Zhu, chắc chắn bạn sẽ dễ dàng tìm cho mình câu trả lời của riêng bạn để giải đáp cho câu hỏi “Sinh viên Harvard học như thế nào?”

Tin tuyển dụng: Việc làm giáo dục - đào tạo

1. Harvard – nơi của những người năng nổ ngoại khóa

Bạn Yehong Zhu tới từ Atlanta nước Mỹ là một sinh viên đang học năm thứ 2 tại Đại học Harvard – ngôi trường còn có tên gọi là Mather House, chuyên ngành cô lựa chọn học tập là Triết học và Chính phủ - một chuyên ngành kép tại đây. Cô gái chính là người đã lập ra tổ chức có tên Harvard Square College Consulting, đây chính là một công ty chuyên cung cấp tài liệu học tập cho đối tượng là học sinh chuẩn bị bước vào đại học. Đã có rất nhiều người học tập tại đây đã nói về cách học tập của sinh viên Harvard vì thế chủ đề này không phải là mới mẻ, không phải hiếm hỏi nữa nhưng với bài chia sẻ của cô gái trẻ tài năng này thì quả thực đã thuyết phục được hơn 115.000 lượt xem, yêu thích.

Cách học của sinh viên Harvard
Cách học của sinh viên Harvard

Thông qua chia sẻ của cô, người ta thấy được rõ không khí học tập của ngôi trường hàng đầu của đỉnh vinh quang trong nền giáo dục toàn cầu, thấy rõ cả cách học tập của từng cá nhân như thế nào khi đã học tập tại đây.

Khám phá ngay câu chuyện mà Yehong Zhu chia sẻ ngay sau đây nhé!

Khi bước vào năm thứ 2, cô gái đã bắt đầu cảm thấy luyến tiếc vì đã đi nửa chặng đường tại Harvard, và khi đó bản thân cô muốn làm điều gì đó có ý nghĩa hơn nữa cho cuộc sống của mình cũng như thỏa mãn sự háo hức đem những điều đã học được đưa vào thực tiễn. Vậy là cô bắt đầu nghiêm túc với việc vạch ra kế hoạch chi tiết cho từng tuần.

Phương pháp học tập của sinh viên Harvard
Phương pháp học tập của sinh viên Harvard

Việc tham gia vào rất nhiều các chương trình ngoại khóa là điều hết sức bình thường đối với các sinh viên tại đây và họ có thể tham gia bất cứ khi nào, mọi lúc mọi nơi. Dường như trong mỗi sinh viên đều chứa đựng một năng lượng vô cùng lớn.

Sinh viên ở đây hầu hết thường ngủ rất ít bởi vì có lẽ họ có chung tâm lý nuối tiếc thời gian, họ luôn muốn làm được tất cả mọi thứ, thời gian mỗi ngày dành cho học tập và các hoạt động khác chắc hẳn là “không đủ”. Việc học tập của Yehong Zhu khá bận rộn, kể từ khi cô học theo chuyên ngành chính thì các lịch học phụ đạo cũng chồng lên nhau làm cho lịch học trở nên dày đặc.

Vào mỗi thời điểm các bài thi giữa kỳ, thi học kỳ được tiến hành thì hầu hết cô hay bất cứ sinh viên nào cũng đều bận rộn hết thảy.

Tìm hiểu thêm: Đại học Harvard học phí bao nhiêu

2.. “Người thật việc thật” về câu chuyện sinh viên Harvard học như thế nào

Mashroof Hossain, cựu sinh viên của ngành Thạc sĩ hành chính công tại trường đại học này hiện cũng là trợ giảng làm việc tại đây đã chia sẻ rằng, những tuần đầu tiên, anh đã có một ký ức học tập vô cùng bê bối khi chỉ lên lớp với mục đích điểm danh mà không hề tập trung học hành bất cứ thứ gì. Phải cho tới khi gần đến kỳ thi thì anh mới lao vào để ôn luyện, làm các bài tập.

Anh nói rằng: Vài tuần cuối của các học kỳ quả thực là thời gian “điên rồ” nhất với anh, dường như tất cả mọi người đều sẽ thức thâu đêm suốt sáng, anh gọi đây là những “tuần địa ngục”, và trong tuần địa ngục này, bản thân anh đã học từ 10 đến 12 tiếng mỗi ngày.

Cậu chuyện học tập của sinh viên Harvard
Cậu chuyện học tập của sinh viên Harvard

Hầu như mỗi khi chuẩn bị có kỳ thi, kiểm tra, có bài thuyết trình thì Mashroof Hossain lại đến thư viện Lamont để cắm rễ, hầu hết các sinh viên khác cũng làm giống như anh vậy. Thời gian cuối học kỳ, anh lại ghé tới một cách thường xuyên hơn tại một cửa hàng sách có tên Harvard Coop Book shop để có thể tìm tài liệu nghiên cứu.

Tại Đại học Harvard thì điểm CGPA không phải là yếu tố quá quan trọng, chỉ cần bạn có thể tốt nghiệp bởi lẽ mục tiêu của Harvard là để sinh viên quan tâm tới việc học chứ không phải là việc chạy theo điểm số.

Hình ảnh của Mashroof Hossain cũng chính là hình ảnh của rất nhiều sinh viên tại Harvard, một giảng viên khác cũng nhớ lại: anh ta sẽ bố trí sắp xếp từ 6 đến 8 tiếng để ôn thi cho bộ môn mà trước đó anh chưa từng lên lớp một buổi nào. Khi đó, anh đã học tập bằng cách ghi lại toàn bộ các vấn đề quan trọng vào những tờ ghi chú, sau đó sẽ họp mặt bạn bè để cùng nhau học tập bằng cách trao đổi, bàn luận.

Khám phá thú vị về sinh viên Harvard
Khám phá thú vị về sinh viên Harvard

Cứ mỗi khi mùa thi ghé chào thì đó cũng là lúc thư viện trở thành một ngôi nhà chung, tạm trú cho tất cả sinh viên. Thậm chí có cả những người còn ăn ngủ luôn tại thư viên để ôn thi trong suốt một tuần liền.

Tại một diễn đàn, khi câu hỏi về việc sinh viên của trường Đại học Harvard đã bỏ ra khoảng bao nhiều thời gian cho việc ngủ mỗi một ngày, đã thu hút được rất nhiều sự hưởng ứng từ phía cộng đồng mạng. Đa phần đáp án là từ 4 cho tới 5 tiếng đồng hồ. Harvard cũng có hội cú đêm với rất nhiều thành viên. Các sinh viên cú đêm thường chạy một lịch trình học tập ôn thi kéo dài từ 36 đến 48 tiếng đồng hồ, cuộc thi kết thúc là lúc đại đa số nói rằng, họ đã vùi mình trong giấc ngủ dài suốt 12 tiếng.

Vậy thì những sinh viên của Harvard đã ôn luyện trong suốt những mấy chục tiếng đó như thế nào?

Tham khảo thêm: Các trường đại học hàng đầu thế giới

3. Phương pháp ôn thi của sinh viên Harvard

Có lẽ chủ đề Sinh viên Harvard học tập như thế nào được mọi người hưởng ứng với phần lớn câu hỏi hướng tới việc muốn biết các bạn sinh viên ở đây đã ôn thi như thế nào? Nếu như bạn muốn biết điều này để áp dụng cho chính hoạt động ôn thi của mình thì chắc chắn phải đọc ngay nội dung sau đây nhé.

Có rất nhiều phương pháp học tập, ôn thi mà sinh viên Harvard đã áp dụng và một trong những cách phổ biến nhất đó chính là Đọc tài liệu, việc đọc này càng được thực hiện nhiều thì sẽ càng tốt.

Học tập tại Hardvard bằng phương pháp nào?
Học tập tại Hardvard bằng phương pháp nào?

Những tài liệu có liên quan tới các môn học thì trường luôn cung cấp đầy đủ và phong phú tại Thư viên của trường. Do đó sinh viên sẽ rất thuận lợi để tìm kiếm đa dạng tài liệu phục vụ cho việc học tập.

Không thể phủ nhận rằng, chương trình học tập của sinh viên Harvard vô cùng nặng. Nếu như bạn không cố gắng đọc thật nhiều tài liệu thì chắc chắn rằng, kiến thức không được xác định rõ ràng trong bài thi, thay vào đó là sự mơ hồ khiến cho bài thi của bạn có kết quả xấu là điều đương nhiên.

Tìm hiểu: HBR là gì? Bạn hiểu gì về tạp chí danh giá hàng đầu thế giới?

4. “Du hí” lịch trình trong thời khóa biểu của sinh viên Harvard

Mỗi một người sẽ xây dựng những thời khóa biểu riêng cho bản thân trong mỗi ngày học tập và hoạt động. Nhưng nhìn chung, với khối lượng kiến thức khá nặng, các lịch trình ngoại khóa dày đặc thì bạn cũng có thể hình dung được lịch trình bận rộn của hầu hết sinh viên trường Đại học Harvard khi xem tham khảo qua một ví dụ dưới đây:

- 9h09: thức giấc. Sinh viên Harvard có vẻ rất thích ngủ nướng vì có một điều thuận lợi là lịch học của họ bắt đầu khá muộn. Mọi thứ sau khi thức dậy sẽ được nhanh chóng chuẩn bị như một bữa sáng được ăn vội chẳng hạn.

Khám phá thú vị về lịch học của sinh viên Harvard
Khám phá thú vị về lịch học của sinh viên Harvard

- 10h07: “giờ Harvard” theo cách gọi của sinh viên ở đây thường vào lẻ 7 phút thay vì tròn giờ, tròn phút, lý do là vì 7 phút đó để dành cho sinh viên có đủ thời gian di chuyển trong các tòa nhà để đến lớp học của mình.

- 11h30: Tranh thủ tập thể dục vào giờ nghỉ trưa thường là đặc điểm chung của các sinh viên Harvard hoặc có thẻ thư thả đi bộ bên ngoài khuôn viên của trường như những con đường tại Cambridge hay Boston chẳng hạn sẽ giúp bạn thư giãn đầu óc.

- 14h37: Học tiếp môn học đầu tiên của buổi chiều.

- 16h00: Tiếp tục học lớp học bộ môn khác.

- 17h00: Tham gia cuộc họp của sinh viên toàn trường.

- 18h15: Thời gian gặp gỡ bè bạn, thường sẽ gặp nhau cùng ăn uống ở khu ký túc xá Currier. Sinh viên Harvard thích nhất khoảng thời gian này vì được thư thái, giải tỏa mọi căng thẳng trong ngày học tập.

- 20h37: Thời gian này thường sẽ hoàn thiện bài tập, có thể tham dự thêm một hoạt động ngoại khóa nào đó, chẳng hạn như tham gia hỗ trợ giảng dạy cho học sinh lớp 9.

- 0h30: bắt đầu vào giấc ngủ

Liệu bạn có thể sắp xếp một lịch trình như thế này cho mình hay không? Hãy cho tôi biết, bạn phù hợp và yêu thích với điểm nào tại Đại học Harvard nhé. Có lẽ câu trả lời cho Sinh viên Harvard học như thế nào? bạn đã có câu trả lời. Có thê chia sẻ cho Phượng câu trả lời của bạn để chúng ta có những trao đổi thú vị hơn nhé.

EXD là gì?

EXD là gì? Khám phá những điều thú vị đến từ thuật ngữ này có thể mang đến cho bạn những điều thú vị về cơ hội nghề nghiệp. Vậy điều thú vị đó cụ thể là gì? Những cơ hội việc làm thể hiện như thế nào qua thuật ngữ này.

EXD là gì?

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;