Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tài chính nhà nước là gì? Các vấn đề liên quan đến tài chính nhà nước

Tác giả: Hồ Thùy Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 08 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Việt nam có rất nhiều bộ luật được cho ra và thông hành, đi cùng với đó là những khái niệm có liên quan như tài chính công hay tài chính nhà nước… đều là những thuật ngữ khá nhiều người thắc mắc và muốn tìm hiểu. Vậy Tài chính nhà nước là gì? Và như thế nào thì sẽ được gọi là tài chính công. Hãy cùng tham khảo bài viết dưới đây của timviec365.vn nhé.

1. Tài chính nhà nước là gì?

Tài chính nhà nước hay còn gọi cách khác là tài chính công. Đó chính là tổng thể các hoạt động có liên quan đến thu chi bằng tiền do nhà nước Việt Nam tiến hành, điều này phản ánh đến hầu hết các hệ thống của các quan hệ kinh tế nảy sinh trong suốt một quá trình tạo lập và sử dụng các quỹ công, nhằm để phục vụ và thực hiện các chức năng của nhà nước và đáp ứng được các yêu cầu cũng như nhu cầu, lợi ích của toàn xã hội. Trong tài chính nhà nước sẽ bao gồm tài chính công và tài chính doanh nghiệp nhà nước, với một mục đích là tăng trưởng kinh tế, xã hội, đảm bảo được một xã hội dân chủ, công bằng và văn minh.

1.1. Đặc điểm của tài chính nhà nước

Tài chính Nhà nước thuộc sở hữu Nhà nước, do đó, Nhà nước là chủ thể duy nhất quyết định việc sử dụng các quỹ tiền tệ của hà nước. Tài chính Nhà nước nguồn hình thành từ thu nhập của tài chính Nhà nước. Việc hình thành thu nhập của tài chính Nhà nước mà đại diện tiêu biểu là ngân sách nhà nước có các đặc điểm chủ yếu là:

Tài chính nhà nước là gì
Đặc điểm của tài chính nhà nước

- Thứ nhất, thu nhập của tài chính Nhà nước có thể được lấy từ nhiều nguồn khác nhau, cả trong nước và ngoài nước; từ nhiều lĩnh vực hoạt động khác nhau, cả sản xuất, lưu thông và phân phối, nhưng nét đặc trưng là luôn gắn chặt với kết quả của hoạt động kinh tế trong nước và sự vận động của các phạm trù giá trị khác như: giá cả, thu nhập, lãi suất...

- Thứ hai, thu nhập của tài chính Nhà nước có thể được lấy về bằng nhiều hình thức và phương pháp khác nhau, có bắt buộc và tự nguyện, có hoàn trả và không hoàn trả, ngang giá và không ngang  giá... nét  đặc trưng  là  luôn  gắn  liền  với quyền lực chính trị của Nhà nước, thể hiện tính cưỡng chế bằng hệ thống luật lệ do Nhà nước quy định và mang tính không hoàn trả là chủ yếu.

- Đặc điểm về tính hiệu quả của chi tiêu tài chính Nhà nước. Thông thường việc đánh giá hiệu quả hoạt động tài chính Nhà nước dựa vào hai tiêu thức cơ bản: kết quả đạt được và chi phí bỏ ra. Kết quả ở đây được hiểu bao gồm: kết quả kinh tế và kết quả xã hội, kết quả trực tiếp và kết quả gián tiếp

1.2. Chức năng của tài chính nhà nước

Tập trung các nguồn vốn từ các chủ thể thừa vốn sau đó phân phối lại cho các chủ thể thiếu vốn. Quá trình kể trên, Nhà nước là chủ thể tích tụ vốn với tư cách là người có quyền lực chính trị, hoặc là người có quyền sở hữu, hoặc là nguời có quyền sử dụng các nguồn tài chính và các nguồn lực tài chính thuộc quyền chi phối của Nhà nước. Bằng  các  chính  sách  kinh  tế  vĩ  mô  như  chính  sách  tài  chính, tiền  tệ, ngoại hối... nhằm ổn định kinh tế tài chính, chính trị xã hội.

Chức năng phân phối và tái phân phối thu nhập của tài chính Nhà nước là khả năng khách quan của TCNN mà nhờ vào đó tài chính Nhà nước được sử dụng  vào việc phân phối và phân phối lại các nguồn tài chính trong xã hội nhằm thực hiện mục tiêu công bằng xã hội trong phân phối và hưởng thụ kết quả của sản xuất xã hội. Trong chức năng này, chủ thể phân phối là Nhà nước chủ yếu trên tư cách là người có quyền lực chính trị, còn đối tượng phân phối là các nguồn tài chính đã thuộc sở hữu nhà nước hoặc đang là thu nhập của các pháp nhân và thể nhân trong xã hội mà Nhà nước tham gia điều tiết.

Trong việc điều tiết thu nhập, thu thuế là biện pháp chủ yếu. Thông qua các thứ thuế gián thu để điều tiết tương đối giá cả của các loại hàng hoá, từ đó điều tiết sự phân phối các yếu tố sản xuất của các chủ thể kinh tế. Thông qua thuế thu nhập doanh nghiệp để điều tiết lợi nhuận của doanh nghiệp. Thông qua thuế thu nhập cá nhân để điều tiết thu nhập lao động và thu nhập phi lao động của cá nhân (thu nhập về tài sản, tiền cho thuê, lợi tức...). Thông qua công cụ thuế, các thu nhập cao được điều tiết bớt một phần và được tập trung vào Ngân sách Nhà nước. Do đó, sự tính toán cân nhắc trong chính sách phân phối và tái phân phối thu nhập để có thể đạt tới mục tiêu công bằng trên cơ sở đảm bảo tính hiệu quả kinh tế của sự phân phối và ít ảnh hưởng nhất tới mục tiêu hiệu quả là điều có ý nghĩa đặc biệt quan trọng nhằm sử dụng tài chính Nhà nước làm công cụ thực hiện các mục tiêu kinh tế vĩ mô.

Việc làm chuyên viên tài chính

2. Hệ thống tài chính nhà nước

Hệ thống tài chính Nhà nước là tổng thể các hoạt động tài chính gắn liền với việc tạo lập hoặc sử dụng các quỹ tiền tệ của Nhà nước và cơ cấu tổ chức của bộ máy Nhà nước nhằm phục vụ và thực hiện các chức năng, nhiệm vụ về kinh tế - xã hội mà Nhà nước đảm nhận

Tài chính nhà nước là gì
Hệ thống tài chính nhà nước

2.1. Tài chính chung của nhà nước

Tài chính chung của Nhà nước tồn tại và hoạt động gắn liền với việc tạo lập và sử dụng các quỹ tiền tệ chung của Nhà nước nhằm phục vụ cho hoạt động của bộ máy Nhà nước và thực hiện các chức năng kinh tế xã hội của Nhà nước. Theo tính chất của các quỹ tiền tệ, tài chính chung của Nhà nước bao gồm các bộ phận: ngân sách nhà nước và các quỹ tài chính nhà nước ngoài Ngân sách Nhà nước Chủ thể trực tiếp quản lý Ngân sách Nhà nước là Nhà nước (Chính phủ TWvà chính quyền địa phương các cấp) thông qua các cơ quan chức năng của Nhà nước (cơ quan tài chính, Kho bạc nhà nước...).

Việc làm Tài chính tại Hà Nội

2.2. Tài chính của các cơ quan hành chính nhà nước

Bộ máy Nhà nước ở Việt Nam được tổ chức bao gồm 3 hệ thống: Các cơ quan lập pháp, các cơ quan hành pháp và các cơ quan tư pháp từ trung ương đến địa phương. Các cơ quan hành chính thuộc bộ phận thứ 2 trong hệ thống kể trên. Các cơ quan hành chính nhà nước có nhiệm vụ cung cấp các dịch vụ công cộng cho xã hội. Các cơ quan này được phép thu một số khoản thu về phí và lệ phí nhưng số thu đó là không đáng kể. Do đó, nguồn tài chính đảm bảo cho các cơ quan hành chính hoạt động gần như do Ngân sách Nhà nước cấp toàn bộ. Nguồn tài chính ở đây được sử dụng để duy trì sự tồn tại của bộ máy Nhà nước và thực hiện các nghiệp vụ hành chính, cung cấp các dịch vụ công cộng thuộc chức năng của cơ quan. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính các cơ quan hành chính Nhà nước là các cơ quan hành chính Nhà nước.

2.3. Tài chính của các doanh nghiệp nhà nước

DNNN là tổ chức kinh tế do Nhà nước sở hữu toàn bộ vốn điều lệ hoặc vốn chủ sở hữu, hoặc tham gia góp vốn, được tổ chức dưới hình thức công ty nhà nước, công ty cổ phần, công ty trách nhiệm hữu hạn với mục đích lợi nhuận. Các doanh nghiệp Nhà nước theo quan niệm sở hữu kể trên có thể hoạt động trên hai lĩnh vực: Lĩnh vực sản xuất  kinh doanh hàng hoá, dịch vụ phi tài chính, thường  gọi  là các doanh nghiệp sản xuất kinh doanh. Lĩnh vực kinh doanh các dịch vụ tài chính như các ngân hàng thương mại, công ty tài chính, tổ chức tín dụng, quý tương hỗ (mutual fund), công ty bảo hiểm... thường gọi là các tổ chức tài chính trung gian. Chủ thể trực tiếp quản lý tài chính các DNNN là các DNNN.

Ngoài ra, nhà nước cũng thực hiện các hoạt động đầu tư tài chính nhằm mục tiêu sinh lời. Cơ cấu ngân sách cho hoạt động đầu tư chỉ chiếm tỉ tỏng nhỏ tỏng tổng cơ cấu ngân sách nhà nước. Các hoạt động sử dụng vốn nhà được được thực hiện thông qua cơ quan đại diện.

Đơn xin việc

3. Chức năng và nhiệm vụ của quản lý tài chính nhà nước theo chuyên ngành

- Kho bạc nhà nước: Theo Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 235/2003/QĐ-TTg ngày 13/11/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Kho bạc nhà nước trực thuộc Bộ Tài chính.Kho bạc nhà nước là tổ chức trực thuộc Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước về quỹ ngân sách nhà nước, các quỹ tài chính nhà nước và các quỹ khác của nhà nước, thực hiện việc huy động vốn cho Ngân sách nhà nước và cho đầu tư phát triển qua hình thức phát hành tín phiếu, trái phiếu theo quy định của pháp luật. Kho bạc nhà nước có nhiệm vụ sau: Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về quản lý quỹ ngân sách nhà nước, các văn bản quy phạm pháp luật khác thuộc phạm vi thẩm quyền của kho bạc nhà nước và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước, hướng dẫn về nghiệp vụ hoạt động của kho bạc nhà nước.

Tài chính nhà nước là gì
Chức năng và nhiệm vụ của quản lý tài chính nhà nước theo chuyên ngành

- Tổng cục thuế: Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 218/2003  QĐ-TTG ngày 28/10/2003 quy định chức năng, nhiệm vụ, Xem Quyết định của Thủ tướng Chính phủ số 218/2003 QĐ-TTG  ngày  28/10/2003  quy định  chức  năng,  nhiệm  vụ,  quyền hạn và  cơ  cấu tổ  chức  của Tổng cục Thuế trực thuộc Bộ Tài chính.Tổng  cục Thuế  là  tổ  chức thuộc Bộ Tài  chính, thực hiện  chức năng  quản  lý  nhà nước đối với các khoản thu nội địa, bao gồm thuế, phí, lệ phí và các khoản thu khác của NSNN (gọi chung là thuế) theo quy định của pháp luật.Tổng cục Thuế có các nhiệm sau đây:

  • Soạn thảo  các  văn bản quy phạm pháp luật về quản lý thu thuế và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.
  • Lập dự toán thu thuế hàng năm.
  • Hướng dẫn nghiệp vụ về kê khai, tính thuế, phát hành thông báo thuế và tổ chức thực hiện thống nhất trong cả nước.
  • Tuyên truyền, giáo dục, vận động thực hiện nghiêm chỉnh nghĩa vụ nộp thuế theo quy định và thực hiện các hoạt động hỗ trợ cho các tổ chức, cá nhân nộp thuế.
  • Đề nghị hoặc được quyết định theo thẩm quyền việc miễn, giảm, hoàn thuế, trưng thu thuế, ấn định thuế, cưỡng chế thi hành pháp luật về thuế theo quy định.
  • Thanh tra, kiểm tra, kiểm soát việc kê khai thuế, hoàn thuế, miễn giảm thuế, nộp thuế, quyết toán thuế và chấp hành pháp luật thuế đối với các tổ chức, cá nhân nộp thuế, tổ chức cá nhân quản lý thu thuế, giải quyết khiếu nại, tố cáo về thuế.
  • Tổ chức thực hiện công tác kế toán, thống kê thuế và chế độ báo cáo tài chính theo quy định.
  • Quản lý hồ sơ, tài liệu, ấn chỉ thuế, lưu giữ các tài liệu liên quan đến công tác thu thuế của các đối tượng nộp thuế.

- Tổng cục hải quan: Nghị định của Chính phủ số 96/2002/NĐ-CP ngày 19/11/2002 quy định chức năng, nhiệm vụ, quyền hạn và cơ cấu tổ chức của Tổng cục hải quan. Tổng cục hải quan là cơ quan  trực thuộc Bộ Tài  chính, giúp Bộ trưởng  Bộ Tài chính thực hiện chức năng quản lý nhà nước chuyên ngành về hải quan; thực thi pháp luật hải quan trong phạm vi cả nước. Tổng cục Hải quan có các nhiệm vụ sau đây:

Kiểm tra, giám sát hải quan đối với hàng hoá và phương tiện xuất khẩu, nhập khẩu quá cảnh.-Phòng, chống buôn lậu, vận chuyển trái phép hàng hoá qua biên giới.

Tổ chức thực hiện pháp luật về thuế và các khoản thu khác đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.

Việc làm Tài chính tại Hồ Chí Minh

Tài chính nhà nước là gì
Tuyển dụng việc làm

Tổ chức thực hiện kiểm tra sau thuế quan đối với hàng hoá xuất khẩu, nhập khẩu.Tổng  cục Hải quan được  tổ  chức  theo nguyên tắc tập trung thống nhất  thành hệ thống từ TW đến địa phương.

- Cục dự trữ quốc gia: Thủ tướng Chính Phủ đã đưa ra quyết định số 270/2003/QĐ-TTG ngày 24-12-2003 về những quy định và chức năng cũng như nhiệm vụ, quyền hạn và cơ  cấu tổ  chức  của  Cục Dự  trữ  quốc gia  trực thuộc Bộ Tài chính. Cục Dự trữ quốc gia là tổ chức thuộc  Bộ  Tài chính, thực  hiện chức năng  quản  lý Nhà nước về dự trữ quốc gia và trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật. Cục Dự trữ quốc gia có các nhiệm vụ sau đây:

  • Soạn thảo các văn bản quy phạm pháp luật về lĩnh vực dự trữ quốc gia.
  • Xây  dựng  chiến lược, quy hoạch, kế hoạch tài chính dài hạn, năm  năm, hàng năm, về  dự  trữ quốc gia; phương án sử dụng quỹ dự trữ quốc gia hàng năm và trong các trường hợp đột xuất
  • Phối hợp với các cơ quan có liên quan lập dự toán và phân bổ vốn bổ sung dự trữ quốc gia của NSTW cho các Bộ, ngành được phân công dự trữ quốc gia, xác định giá, khung giá mua, bán, chi phí nhập, xuất bảo quản hàng dự trữ quốc gia.
  • Thẩm định, tổng hợp quyết toán việc sử dụng NSNN cho hoạt động nhập, xuất hàng dự trữ quốc gia của các cơ quan được giao nhiệm vụ trực tiếp quản lý hàng dự trữ quốc gia.
  • Tổ chức kiểm tra việc chấp hành quy chế quản lý hàng dự trữ quốc gia đối với các Bộ, ngành được giao quản lý hàng dự trữ quốc gia; đề xuất các biện pháp xử lý những vi phạm về quản lý hàng dự trữ quốc gia theo quy định của pháp luật.
  • Hướng dẫn về chuyên môn, nghiệp vụ quản lý dự trữ quốc gia.
  • Trực tiếp quản lý một số loại hàng dự trữ quốc gia được giao bao gồm các việc mua, bán, xuất, nhập, bảo quản, bảo vệ an toàn các mặt hàng dự trữ quốc gia được giao theo đúng quy định của pháp luật…

Tìm việc

Bài viết trên là tất cả những gì có liên quan đến Tài chính nhà nước là gì? Hi vọng qua bài viết của Timviec365.vn đã giải thích được cho các bạn phần nào về khái niệm Tài chính nhà nước là gì? Từ đó các bạn sẽ xác định được và định hướng được nghề nghiệp tương lại của mình. Timviec365.vn là một trang web hàng đầu về đăng tin tuyển dụng, trợ giúp các bạn trong việc tìm kiếm việc làm dễ dàng hơn. Chúc các bạn thành công với timviec365.vn.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý