Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Tài sản thương hiệu là gì? Khái quát về tài sản thương hiệu

Tác giả: Nguyễn Hằng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Khi rất nhiều các quốc gia hiện nay đang đề cao sản phẩm trí tuệ và bản quyền thương hiệu thì Việt Nam gần như lại chưa chú trọng tới điều này cho lắm, dẫn tới việc các tài sản thương hiệu còn dễ bị đánh cắp và sao chép. Vậy, tài sản thương hiệu là gì?

1. Thế nào là tài sản thương hiệu?

Nhiều người vẫn luôn tự hỏi thương hiệu là gì? Thương hiệu, hay còn được biết tới trong tiếng Anh là brand, là một tập hợp những cảm nhận của khách hàng về một công ty, doanh nghiệp thực hiện các hoạt động kinh doanh và sản xuất ra sản phẩm đi tới tay người tiêu dùng (consumer). Thương hiệu nhìn chung được xét trên các khía cạnh là:

Tài sản thương hiệu
Tài sản thương hiệu

- Mô tả nhận diện

- Giá trị

- Thuộc tính

- Cá tính

Từ đó, thương hiệu phải nằm trong mối quan hệ ràng buộc giữa người tiêu dùng và người cung ứng.

Thật vậy, tài sản thương hiệu là cụm từ được sử dụng phổ biến và rộng rãi hiện nay trong ngành tiếp thị cung ứng. Nó mô tả và biểu hiện cho giá trị của việc doanh nghiệp hay công ty có một thương hiệu nổi tiếng được thiết kế và xây dựng dựa trên ý tưởng sáng tạo của một doanh nghiệp đó. Nhờ sự thương hiệu nổi tiếng mà doanh nghiệp ấy thu được nguồn doanh thu nhiều hơn, kiếm được nguồn lợi nhuận cao hơn từ việc khách hàng nhận diện và ủng hộ thương hiệu của bạn. Những thương hiệu ít người biết đến sẽ kiếm về nguồn doanh thu thấp hơn so với những thương hiệu có giá trị cao, nhiều người biết đến hơn do khách hàng chỉ lựa chọn tin dùng các sản phẩm nổi tiếng, được nhiều người tin dùng và biết đến. Những công ty có thương hiệu lớn đã định vị thương hiệu (brand positioning) trong tâm trí người tiêu dùng. Do đó mà khi họ muốn mua sản phẩm nào họ liền nghĩ ngay đến thương hiệu lớn đó.

Xem thêm: Outbound marketing là gì? Đổi mới chiến lược tiếp thị để thành công

2. Tìm hiểu về tài sản thương hiệu

2.1. Ý nghĩa tài sản thương hiệu

Tài sản thương hiệu có thể được biết tới như là giá trị và sức mạnh của thương hiệu, là yếu tố quyết định một thương hiệu của doanh nghiệp đó. Đây có thể được xem là kiến thức thương hiệu và có ý nghĩa quan trọng đối với doanh nghiệp và khách hàng:

Doanh nghiệp: tài sản thương hiệu là yếu tố giúp cho các doanh nghiệp xây dựng được khách hàng tiềm năng và trung thành của chính mình, thu về được nguồn lợi nhuận cao cũng như khẳng định được vị thế thương hiệu trên thị trường lao động hiện nay,

Khách hàng (hay người tiêu dùng): tài sản thương hiệu là một trong những yếu tố để đi tới sự quyết định và lựa chọn tiêu dùng của khách hàng khi họ đặt lòng tin vào đó. Nó tồn tại như một chức năng lựa chọn của người tiêu dùng và sau đó là tiến hàng mua sản phẩm hoặc dịch vụ.

Tìm hiểu về tài sản thương  hiệu
Tìm hiểu về tài sản thương  hiệu

Như vây, bất kì một doanh nghiệp nào khi bắt đầu kinh doanh hay sản xuất sản phẩm hay dịch vụ nhằm cung cấp cho khách hàng đều mong muốn tạo dựng được cho mình một tài sản thương hiệu cá nhân riêng cho mình. Từ đó, các doanh nghiệp sẽ tạo ra được ưu thế kinh doanh của mình trong các khía cạnh như:

- Lượng khách hàng tiềm năng

- Lượng khách hàng trung thành

- Lợi thế cạnh tranh

- Chi phí sản xuất

- Nguồn nhân lực

- Giá cả hàng hóa

- Vị thế trên thị trường

Tuyển giám đốc Marketing

2.2. Các yếu tố cấu thành tài sản thương hiệu

Để xây dựng một thương hiệu mạnh mẽ, cá nhân hoặc doanh nghiệp kinh doanh đều cần quan tâm đến các yếu tố sau:

Sự nhận thức thương hiệu (brand awareness): đây là yếu tố giúp cho khách hàng định hình và thu hút được họ nhờ vào sự nhận thức, do đó tài sản thương hiệu của bạn phải đảm bảo được yếu tố ngắn gọn, độc đáo, thu hút, nổi bật và thực sự dễ dàng nhận thức được một cách nhanh chóng và tức thì.

Sự liên tưởng thương hiệu: ngoài yếu tố nhận thức thương hiệu thì thương hiệu của bạn phải tạo được sự liên tưởng cho khách hàng với những đồ vật và hoàn cảnh khác. Ví dụ, trong khi khách hàng có nhu cầu ăn uống thì họ phải có liên tưởng ngay tới thương hiệu của bạn và tìm đến thương hiệu của bạn.

Sự trung thành thương hiệu: đây là yếu tố để đi đến lượng khách hàng trung thành của các cơ sở kinh doanh và là điều cần thiết để giữ chân được khách hàng (customer retention).

Cảm nhận về chất lượng: tài sản thương hiệu của các cơ sở kinh doanh cần phải lột tả được chất lượng sản phẩm và gợi cho người tiêu dùng cảm nhận được sản phẩm của bạn rất tốt, rất độc đáo và xứng đáng để mua bằng tiền hay các vật dụng tương đương tiền.

Các độc quyền về thương hiệu: các tài sản thương hiệu của những doanh nghiệp cần phải tạo ra sự độc quyền nhờ vào các bằng sáng chế đăng kí, nhãn hiệu,… Đặc biệt, trong thời thế chất xám dễ dàng bị ăn cắp và đạo nhái như hiện nay thì việc các tài sản thương hiệu của bạn được bảo vệ là điều cần thiết phải làm.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Interactive marketing là gì và cách sử dụng nó

2.3. Cách đo lường và nhận biết tài sản thương hiệu

Việc đo lường tài sản thương hiệu cũng là một trong những điều mà các doanh nghiệp cần thực hiện định kì theo tháng hay theo quý theo các cách xác định sau:

- Tiền lãi của cổ đông

- Hình ảnh thương hiệu được đánh giá qua các thông số khác nhau

- Thu nhập tiềm năng của doanh nghiệp hay doanh thu của doanh nghiệp đó

- Uy tín thương hiệu trên thị trường

Cách đô lượng tài sản thương hiệu
Cách đô lượng tài sản thương hiệu

- Lượng khác hàng tiềm năng biết đến qua tài sản thương hiệu

- Khối lượng doanh thu tăng lên so với các tài sản thương hiệu doanh nghiệp khác

- Khách hàng trung thành tin cậy dựa vào uy tín của tài sản thương hiệu

Trên đây là một số phương pháp và căn cứ xác định giá trị của tài sản thương hiệu của một doanh nghiệp nào đó. Từ đây, các doanh nghiệp có thể biết được giá trị thương hiệu của mình và điều chỉnh các chiến lược marketing sao cho phù hợp với việc phát triển các giá trị thương hiệu.

Việc làm Marketing tại Hồ Chí Minh

2.4. Một số các tài sản thương hiệu nổi tiếng ở các lĩnh vực

2.4.1. Lĩnh vực thời trang

Thời trang là một trong những lĩnh vực xuất hiện rất nhiều các tài sản thương hiệu không chỉ trong nội địa mà còn phổ biến ở cả nước ngoài trong quá trình hội nhập toàn cầu. Một số những tài sản thương hiệu trong lĩnh vực thời trang mà chúng ta có thể kể đến như: Forever 21, H&M, Zara, Tiffany & Co, Gucci, Rolex, Levi’s, Viettien,..

Như vậy, có thể thấy những thương hiệu thời trang như trên đã và đang trên đường khẳng định được thương hiệu cá nhân của mình và có đảm bảo về quyền sở hữu trí tuệ đối với tài sản thương hiệu. Những thương hiệu thời trang nổi tiếng như trên sẽ có lượng khách hàng đông đảo hơn rất nhiều, nhưng giá lại đắt hơn so với những hãng thời trang khách.

Ngoài ra, cũng có những hãng thời trang có tài sản thương hiệu phổ biến với từng lứa tuổi và cũng có tên tuổi như May Boutique, Germe shop, Decao, Daisy, Méo shop,… với giá trung bình từ 200 nghìn – 400 nghìn.

Xem thêm: Đáp án chính xác nhất cho câu hỏi nhân viên tiếp thị là gì

2.4.2. Lĩnh vực phương tiện di chuyển

Trong việc đi lại bằng phương tiện, đặc biệt là xe máy và ô tô, chúng ta đã quen thuộc với những thương hiệu nổi tiếng và có tài sản thương hiệu có giá trị rất cao như:

- Ô tô: Toyota, Huyndai, Honda, Audi, Ford, Lexus, Ferrari, BMW, Chevrolet,…

Xe máy: Honda, Kawasaki, BMW, Ducati, Yamaha, Suzuki, Triumph,…

Đây là những hãng ô tô và xe máy lớn nổi tiếng trên thế giới và thị trường Việt Nam nói riêng được nhiều khách hàng lựa chọn tin dùng và tiêu dùng trong thời gian dài.

2.4.3. Lĩnh vực thực phẩm

Ngoài các lĩnh vực thời trang hay mỹ phẩm hay nhiều lĩnh vực khác, chúng ta cũng cần phải kể tới lĩnh vực thực phẩm như ăn uống với rất nhiều các thương hiệu nổi tiếng như:

- Đồ ăn nhanh: Mc.Donald’s, Lotteria, KFC, Subway, Burger King, Pizza Hut, Pizza Company, Dunkin’s Donuts, Dairy Queen,…

- Đồ uống: Starbucks, Highlands, Cộng Café, Tocotoco, Gongcha, Cocacola, Pepsi, Nestlé,…

Ngoài ra, chúng ta có thể kể đến một số những thương hiệu nổi tiếng về ẩm thực các nước như Trung Hoa, Nhật Bản, Hàn Quốc, đồ ăn Á – Âu,… mà người tiêu dùng có thể lựa chọn và tin cậy dựa vào sự nổi tiếng của thương hiệu cũng như chất lượng của sản phẩm và dịch vụ.

2.4.4. Lĩnh vực bất động sản

Xem xét về lĩnh vực bất động sản tức là những chung cư, nhà đất, nhà thổ cư, khu nghỉ dưỡng, khu du lịch, khu giải trí,… chúng ta có thể nhận ra rất nhiều các nhãn hiệu và thương hiệu nổi tiếng như: FLC, Vin Group, Sun world, Novaland, Vihajico, Sunshine group, … với rất nhiều các khu nhà đất, chung cư, khu nghỉ dưỡng nổi tiếng mọc lên ở khắp tất cả các thành phố và tỉnh thành. Trong đó, hiện nay Vin Group đang từng bước trở thành thương hiệu bất động sản nổi tiếng nhất không chỉ nội địa mà còn sang cả các quốc gia khác với rất nhiều các công trình xây dựng nổi tiếng và đánh giá được giá trị của tài sản thương hiệu.

Để có thể phát triển được các tài sản thương hiệu và gây dựng được nó một cách lớn mạnh và vững chắc, các doanh nghiệp cần phải thực hiện các bước sau:

Đo lường được giá trị của tài sản thương hiệu của thương hiệu so với các thương hiệu khác trên thị trường

Đưa ra chiến lược marketing đúng đắn và hợp lí, phù hợp với bước đi và phát triển của doanh nghiệp về thương hiệu

Đảm bảo sự độc quyền của thương hiệu doanh nghiệp bằng các biện pháp như đăng kí, bằng sáng chế, nhãn hiệu riêng và độc đáo, với bộ nhận diện thương hiệu (brand identity),…

Khắc phục và đưa ra các biện pháp thu hút khách hàng dựa trên giá trị thương hiệu để từng bước tìm kiếm lợi nhuận về cho doanh nghiệp

Tìm kiếm các nguồn nhân lực giỏi và chuyên nghiệp về marketing, sáng tạo và có khả năng thiết kế các thương hiệu nổi tiếng, độc đáo và gây ấn tượng cho khách hàng

Tìm việc

Thông tin về tài sản thương hiệu có nghĩa là gì? Khái quát về tài sản thương hiệu mà các doanh nghiệp hay cá nhân đang có các hoạt động sản xuất và kinh doanh cần phải nắm được để có hướng đi phát triển doanh nghiệp bền chắc và vững mạnh. Cảm ơn các bạn đã dành sự quan tâm và ủng hộ bài viết của chúng tôi! Chúc các bạn một ngày tốt lành!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;