Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Khơi gợi bí quyết thần thánh cho trang phục đi làm công sở

Tác giả: Hạ Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 27 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Một trong những phương pháp hữu hiệu nhất để bạn trở nên tự tin trong môi trường làm việc là gì? Đó chính là trang phục đi làm công sở? Nếu bạn lắc đầu bỏ qua bài viết này, như vậy bạn đã tự đánh mất đi cơ hội cho chính mình tỏa sáng. Còn nếu đồng tình với quan điểm của Hạ Linh, hãy cũng bỏ túi ngay những bí quyết thần thánh sau đây nhé!

Tuyển dụng

1. Nguyên tắc xác định trang phục đi làm công sở

Hầu hết, mỗi chúng ta khi bắt đầu một công việc mới, thậm chí đã có kinh nghiệm làm việc lâu năm, thì một sự thật vẫn xảy ra mỗi ngày, đó chính là việc bối rối khi không biết làm cách nào chọn trang phục đi làm công sở. Công sở là chốn làm việc, là nơi để hình thành văn hóa doanh nghiệp, khi bạn là nhân viên, thì trang phục của bạn cũng sẽ trở thành một yếu tố không chỉ định hình thương hiệu cá nhân bạn, mà còn góp phần tạo nên văn hóa công sở, hình ảnh và thương hiệu của một tập thể. Vậy cần nắm những nguyên tắc gì trước khi xác định trang phục đi làm công sở?

 trang phục đi làm công sở
Nguyên tắc xác định trang phục đi làm công sở

1.1. Xác định văn hóa doanh nghiệp

Nếu bạn nghĩ trang phục của bạn có thể phù hợp với mọi doanh nghiệp thì bạn đã sai lầm. Đó cũng chính là lý do Hạ Linh muốn bạn nằm lòng nguyên tắc đầu tiên khi chọn trang phục đi làm công sở, đó chính là xác định văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa của các doanh nghiệp thuộc nhà nước khác với văn hóa doanh nghiệp thuộc tư nhân. Trong doanh nghiệp tư nhân, cũng có thể khác nhau bởi những quy chuẩn văn hóa mà họ đã định sẵn tại môi trường làm việc. 

Xác định văn hóa của doanh nghiệp sẽ giúp bạn biết cách chọn trang phục đi làm công sở. Thuận lợi và dễ dàng hơn khi hòa nhập vào môi trường làm việc tiếng anh là work enviroment, tránh những trường hợp bị lạc lõng, hay bị đồng nghiệp - co-worker cười chê. Đối với doanh nghiệp nhà nước, chắc chắn trang phục đi làm của bạn sẽ phải chỉn chu, cho phần hơi nghiêm túc và không được phép hở hang. Còn đối với doanh nghiệp tư nhân, xảy ra 2 trường hợp như sau. Một là bạn có thể được công ty hỗ trợ đồng phục đi làm, như vậy trong trường hợp này, bạn sẽ không còn phải đắn đo về lựa chọn trang phục. Đối với các công ty cho phép nhân viên ăn mặc trang phục tự do. Bạn sẽ xét theo lĩnh vực hoạt động của công ty bạn làm là gì. Chẳng hạn như doanh nghiệp hoạt động ở lĩnh vực sáng tạo, độc đáo, thì trang phục đi làm của bạn cũng sẽ “tự do” hơn một chút. Nếu các doanh nghiệp đang hoạt động trong lĩnh vực kinh doanh, chăm sóc khách hàng, dịch vụ,... thì nên lựa chọn trang phục chỉn chu và chuyên nghiệp. 

1.2. Xác định gu ăn mặc của bản thân

Tại sao chọn trang phục đi làm công sở phải xác định gu ăn mặc của bản thân? Bởi trên thực tế, nhiều người đã không thể hòa nhập được với môi trường làm việc chỉ bởi những quy chuẩn ăn mặc, quy tắc ứng xử nơi công sở. Chẳng hạn như, bạn ứng tuyển vào một công ty cho phép nhân viên tự do về trang phục đi làm, bạn sẽ không phải lo chọn trang phục mỗi ngày, vì bạn chỉ cần chọn theo gu của mình là được. 

Tuy nhiên, nếu bạn chấp nhận làm việc ở các doanh nghiệp buộc nhân viên cần tuân thủ các nguyên tắc về trang phục nơi làm việc. Những nguyên tắc đó không phù hợp với guu ăn mặc của bạn, thì bạn sẽ trở nên khó khăn hơn trong công tác chọn trang phục đi làm. Xác định gu ăn mặc của bản thân sẽ giúp bạn tiết kiệm thời gian khi ra quyết định mình có nên hay không nên làm việc ở công ty, doanh nghiệp, tổ chức đó. 

>> Xem thêm: Newbie là gì

2. Quy tắc chung không thể bỏ qua cho trang phục đi làm công sở

Như đã nói ở trên, trang phục đi làm công sở còn tùy thuộc vào yếu tố văn hóa doanh nghiệp cũng như các quy định có sẵn mà doanh nghiệp đã xây dựng. Tuy nhiên, muốn trở nên đẹp hơn, thanh lịch hơn, chuyên nghiệp hơn, thì đừng bỏ qua những quy tắc chọn trang phục công sở chung đã được Hạ Linh gợi ý sau đây nhé!

 Quy tắc chung không thể bỏ qua cho trang phục đi làm công sở
Những quy tắc cơ bản không thể thiếu khi diện trang phục đi làm công sở.

2.1. Sơ mi - Chiếc áo quốc dân nơi công sở

Chắc bạn cũng không quá ngạc nhiên khi sơ mi là một quy tắc cho trang phục công sở đúng không nào? Sơ mi ngày xưa có thể khá truyền thông và hơi cứng nhắc. Nhưng ngày nay, nói đến sơ mi, chúng ta có nhiều lựa chọn hơn bao giờ hết. Không còn đóng hộp khô khan, cổ bẻ gãy gọn, sơ mi ngày nay dễ phối đồ hơn với quần jeans, quần tây hay chân váy,... với các sơ mi chất liệu khác nhau, kiểu dáng và họa tiết trang trí khác nhau. 

Trong tủ đồ của bạn, đặc biệt là những cô nàng công sở, nên có từ 3 - 4 chiếc áo sơ mi “quốc dân”. Bạn có thể chọn các loại sơ mi đa dạng như: sơ mi có họa tiết, sơ mi chất liệu cotton, chất liệu voan mỏng, sơ mi chiết eo, sơ mi oversize,... Tùy theo kiểu mẫu của sơ mi, hãy chọn chiếc quần phối, hay một chiếc váy sao cho thật đẹp và thu hút ánh nhìn nhé. 

Việc làm bán hàng

2.2. Quần tây, chân váy bút chì - Cặp đôi hoàn hảo

Chúng ta vẫn thường sai lầm khi nghĩ rằng quần tây là đơn giản, kém sang, thậm chí có phần... quê mùa. Nhưng ngày nay, với sự biến tấu trong phong cách thiết kế, những chiếc quần tây trở nên thanh tú và chuyên nghiệp hơn bao giờ hết. Quần tây bạn có thể đặt may hoặc cũng có thể mua sẵn ngoài các cửa hàng. Quần tây hoàn toàn có thể kết hợp với hầu hết các kiểu áo sơ mi, bên cạnh đó bạn cũng có thể kết hợp với áo phông đơn giản hay áo hai dây kèm khoác bên ngoài một chiếc áo vest mỏng cũng là một lựa chọn không tồi đấy. 

>> Xem thêm: Môi trường làm việc của Google

2.3. Giày mũi nhọn, sandal - Phụ kiện không thể thiếu

Có áo có quần thì không thể có giày đúng không nào? Trang phục đi làm công sở của bạn có đẹp hay không sẽ tùy thuộc vào đôi giày của bạn. Giày cao gót hay sandal chính là lựa chọn dành cho những quý cô công sở thời thượng. Bên cạnh đó, bạn cũng cần có 1 đến 2 đôi giày búp bê đế bệt cho những ngày muốn đổi gió thành những nàng thơ có chút “ngây ngô, mỏng manh” nhé. Lưu ý, chỉ nên chọn giày cao gót mũi tròn hay mũi nhọn không quá 7 phân, tốt nhất là 5 phân, để bạn không bị quá đau chân, trở nên bối rối trong khi di chuyển nhé!

2.4. Quần Jeans cho những ngày muốn F5 phong cách

Quần tây thì có thể kén chọn, nhưng quần jeans thì dễ dàng hơn rất nhiều. Mỗi chúng ta, chả ai là không có ít nhất cho mình từ 1 đến 2 chiếc quần jeans cả. Những chiếc quần jeans đa dạng phong cách, cá tính nhưng không hề gây cảm giác khó chịu hẳn là một phong cách mà bạn nên theo đuổi. Quần jeans có nhiều loại, những chiếc quần jeans ôm, quần jeans baggy có thể phối với áo phông, hay quần jeans rách gối, có họa tiết, tua rua,... bạn cũng có thể phối với sơ mi cách điệu oversize.

2.5. Áo phông - Đơn giản, thoải mái, dễ phối đồ

Mùa hè nóng nực thì nên mặc gì? Chắc hẳn câu trả lời chính là áo phông rồi. Những chiếc áo phông mặc đâu cũng được, phối gì cũng dễ, đơn giản, thoải mái, thấm mồ hôi cho những ngày đổ lửa. Mặc dù nơi công sở làm việc lịch sự và chuyên nghiệp, những chiếc áo phông đôi khi sẽ gây cảm giác hơi “tự do và phóng khoáng”, nhưng nếu bạn biết cách biến tấu phong cách với chiếc áo phông của mình, bạn hoàn toàn có thể gia nhập đội ngũ công sở cá tính, thời thượng. Hãy chọn những chiếc quần tây ôm dáng trong tủ đồ của bạn, kết hợp cùng chiếc áo phông đơn giản sơ vin, một chiếc áo khoác mỏng bên ngoài, cũng một đôi sandal hay giày cao gót mũi nhọn là hợp lý nhất. 

>> Xem thêm: Quà chia tay đồng nghiệp

2.6. Suit - Thanh lịch, thời thượng, đẳng cấp!

Những bộ đồ suit cho nữ giới thường rất mắc tiền. Nhưng lâu lâu, bạn cũng có thể tiết kiệm để bổ sung thêm một item đẳng cấp trong tủ đồ công sở của mình chứ, đúng không nào? Đừng nghĩ con gái mang suit là già nhé, vì trên thực tế, những thiết kế suit theo độ tuổi, khi bạn khoác lên mình, chỉ nhìn thấy độ trẻ trung, chứ không hề già một chút nào. Đặc biệt, suit nữ còn có thể kết hợp với giày thể thao đơn giản, hay giày cao gót mũi nhọn,... Bạn sẽ trở thành một quý cô có phong cách “lãnh đạo” vô cùng chuyên nghiệp, nổi bật, khiến ai cũng phải trầm trồ cho mà xem!

2.7. Túi xách, phụ kiện kèm theo

Trang phục đi làm công sở không thể nào thiếu đi túi xách hay những món phụ kiện đi kèm. Những chiếc túi xách, đồng hồ, vòng đeo tay, bông tai, nhẫn, hay một cặp mắt kính sẽ giúp bạn trở nên “Fashion” hơn trong môi trường làm việc lý tưởng. Tùy vào bộ trang phục mà bạn đang mặc, bạn có thể chọn phụ kiện sao cho phù hợp và bắt mắt nhất nhé! Chẳng hạn như: với bộ suit đẳng cấp, bạn có thể đeo một chiếc đồng hồ dây to bản, hay kèm theo một chiếc túi cầm tay,....

3. Lưu ý gì với trang phục đi làm công sở?

Trang phục đi làm công sở khá quan trọng, vì nó định hình phong cách của bạn, nói lên cá tính của bạn. Chính vì thế, ngoài chọn trang phục sao cho đẹp ra, hãy nằm lòng những lưu ý sau để không bị gặp rắc rối với bộ trang phục của mình nhé!

Lưu ý gì với trang phục đi làm công sở?
Lưu ý gì với trang phục đi làm công sở?

3.1. Cẩn thận với những chất liệu dễ nhăn 

Những chất liệu có thể dễ nhăn như: quần tây, sơ mi hay các loại váy,... Đặc biệt trong môi trường công sở, bạn lại càng không nên mặc một bộ trang phục nhăn nhó đi làm. Điều này là tối kỵ, những nếp nhăn nhó xấu xí sẽ khiến bạn trông kém chuyên nghiệp, mất lịch sự, và đôi khi nó tố cáo bạn....lười. Hãy cố gắng giữ quần áo của mình phẳng phiu nhất có thể. Những trang phục dễ nhăn, hãy chú ý móc nó và treo lên tủ quần áo. Cẩn thận hơn nữa, trước khi đi làm, hãy dành một chút thời gian để là lại quần áo của mình. Còn gì đẹp hơn khi quần áo vừa phẳng phiu, vừa thơm, vừa sạch sẽ...

3.2. Lựa chọn màu sắc phù hợp

Chọn màu sắc phù hợp là yếu tố quan trọng để bạn trở nên xinh đẹp hơn trong bộ trang phục đi làm công sở. Đừng quá làm mình nổi bần bật với những màu sắc nóng, chói, chẳng hạn như: màu neon. Bên cạnh đó, hãy chú ý hơn về các họa tiết trên trang phục. Đừng chọn các bộ trang phục có họa tiết caro, hoa hòe,... nó sẽ khiến bạn luộm thuộm, rườm rà, đôi khi là kém sang trọng đấy. Nên chọn các loại áo màu đơn, hoặc các loại váy có họa tiết nhí, sẽ khiến bạn trẻ trung và bớt “thảm họa” hơn. 

3.3. Đừng quá ngắn, hở và bó sát

Trang phục quá ngắn, hở và bó sát sẽ làm giảm độ tự tin của bạn. Đặc biệt, ở môi trường công sở, những trang phục này có thể được xem là “trò đùa của thiên hạ”, lố lăng hay có phần phản cảm. Nơi làm việc, đôi khi cần sự cách điệu, nhưng vẫn phải chỉn chu và lịch sự. Hãy để dành các kiểu trang phục này vào các dịp bạn đi chơi với bạn bè thôi nhé. Còn đi làm, chúng sẽ khiến bạn khó chịu khi di chuyển hay thậm chí là bị phê bình đấy. 

3.4. Chuẩn bị sẵn trang phục trước khi đi làm

Mọi vấn đề đều có thể trọn vẹn hơn nếu chúng được chuẩn bị kỹ càng trước đó. Đối với trang phục đi làm công sở cũng như thế, tối đến trước khi đi ngủ, hãy chọn ra cho mình một bộ trang phục để sáng mai đi làm, những phụ kiện, hay kiểm tra xem quần áo có bị nhăn nheo hay không, là phẳng phiu chúng lại, treo chúng lên và đi ngủ. Thế là sáng mai, bạn sẽ không còn phải loay hoay khi đứng trước tủ đồ “vò đầu bứt tóc” tự hỏi không biết mặc gì bây giờ. Việc chuẩn bị trước đó còn giúp bạn tiết kiệm kha khá thời gian để làm những công việc khác. 

3.5. Hãy xem xét thái độ của sếp bạn

Thái độ của sếp luôn quan trọng, bởi họ là những người lãnh đạo, những người xây dựng nên quy chuẩn và nguyên tắc, tác phong công nghiệp trong công việc, bao gồm cả trang phục đi làm. Nếu những bộ trang phục bạn mặc mà sếp tỏ rõ thái độ không hài lòng, hãy cân nhắc gạt bỏ chúng ở những ngày làm việc sau. Đừng biến mình thành một kẻ “lập dị” trước mặt người khác, ngoài môi trường công sở ra, thì bạn có thể tự do chọn trang phục mỗi khi đi ra ngoài mà, đúng không nào?

Như vậy, với những bí quyết mà Hạ Linh chia sẻ trên đây. Hy vọng bạn đọc sẽ có những mẹo để dành cho trang phục đi làm công sở thêm đẹp và thu hút. Nếu có những bí kíp hay ho hơn nữa, hãy để lại bình luận bên dưới cho mọi người tham khảo nhé

Việc làm hành chính - văn phòng

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;