Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Môi trường làm việc tiếng anh là gì, đâu là môi trường tốt?

Tác giả: Phạm Dịu

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 06 năm 2021

Theo dõi timviec365 tại google new

Môi trường làm việc trong tiếng anh là gì, đâu là tiêu chí đánh giá môi trường làm việc chuyên nghiệp đáng mơ ước của người lao động. Nếu bạn đang thắc mắc  thế nào là môi trường làm việc chuyên nghiệp, hãy tham khảo ngay bài viết dưới đây để tìm được câu trả lời!

1. Môi trường làm việc tiếng anh là gì, thế nào là môi trường làm việc lý tưởng?

1.1. Môi trường làm việc  tiếng anh là gì?

Môi trường làm việc trong tiếng Anh là work environment. Đây là từ ngữ được sử dụng để chỉ các điều kiện làm việc, trong đó bao gồm các hoạt động của nhân viên trong công ty. Môi trường làm việc có thể là các điều kiện vật chất như thiết bị văn phòng. Chúng cũng có thể là các yếu tố như quy trình và thái độ làm việc.

Theo một cách khách quan, môi trường làm việc lý tưởng thường liên quan tới tương tác xã hội trong nơi làm việc. Chúng bao gồm sự tương tác giữa cấp trên - cấp dưới, giữa các co-worker với nhau. Một môi trường làm việc sẽ trở nên nhàm chán hoặc thiếu chuyên nghiệp khi chúng có nhiều trở ngại cho hiệu suất công việc của một nhân viên. 

>> Xem thêm: Các câu khẩu hiệu hay trong công ty

1.2. Môi trường làm việc thế nào là lý tưởng?

1.2.1. Môi trường làm việc nơi nhân viên có thể cởi mở và thoải mái

Một nơi làm việc đảm bảo sự minh bạch, cởi mở giữa các thành viên sẽ giúp nhân viên cảm nhận được những điều họ làm rất có giá trị. Họ cảm nhận được mình là một nhân tố không thể thiếu trong doanh nghiệp. Những đóng góp của họ có sức ảnh hưởng tới nơi mà họ đang làm việc.

Các cuộc thảo luận giúp nhân viên được thoải mái chia sẻ quan điểm cá nhân và đi tới mục tiêu phát triển chung của công ty. Phía lãnh đạo sẽ thực hiện thống nhất các quan điểm này và cùng nhân viên lựa chọn hướng đi tốt nhất.

Môi trường này có đặc điểm là xóa bỏ ranh giới nhân viên - sếp, khuyến khích các thành viên trong công ty tương tác vì sự phát triển chung.

>> Xem thêm: Sếp không vui khi nhân viên đi làm thêm

Môi trường làm việc tiếng anh là gì, thế nào là môi trường làm việc lý tưởng
Môi trường làm việc lý tưởng là nơi mọi người được cởi mở và bình đẳng về quyền lợi

1.2.2. Môi trường làm việc có sự cân bằng giữa công việc và cuộc sống

Nếu mất cân bằng trong công việc - cuộc sống, nhân viên thường chán nản trong công việc. Nhiều nhân sự lại thuộc nhóm người yêu công việc, họ làm việc quá sức mà không quan tâm tới những vấn đề khác trong đời sống. Do đó, một môi trường cân bằng sẽ tạo điều kiện nhân sự phát triển tốt hơn. 

1.2.3. Môi trường làm việc đảm bảo cơ hội thăng tiến

Môi trường làm việc được đánh giá cao khi có lộ trình đào tạo, thăng tiến cho nhân sự. Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm cần được lãnh đạo chú trọng cho nhân viên của mình đảm bảo năng suất làm việc. Nhân viên sẽ gắn bó với những nơi họ cảm thấy họ được đánh giá cao và được thăng tiến.

1.2.4. Môi trường đánh giá cao những đóng góp

Ghi nhận, khen thưởng chính là điều kiện khuyến khích nhân sự đóng góp cho công ty. Với hình thức khen thưởng cá nhân sẽ giúp cá nhân nỗ lực hơn trong công việc của mình.

Phần thưởng này không nhất thiết là vật chất đôi khi chỉ với lời động viên khuyến khích, lãnh đạo đã nâng cao tinh thần làm việc nhân sự. Đây chính là điều cần thiết để thúc đẩy động lực của nhân viên.

1.2.5. Môi trường làm việc đề cao tinh thần tập thể

Tinh thần tập thể, đội nhóm là mục tiêu hướng tới của rất nhiều doanh nghiệp. Tại đội nhóm, nhân sự sẽ phát huy tốt nhất công việc của mình và được đóng góp cho tập thể. Khi đó, nhân viên ý thức được rằng họ đang làm việc cho tập thể thay vì bản thân mình, cùng với những người khác cùng nỗ lực để đóng góp cho công ty.

>> Xem thêm: Tác phông công nghiệp là gì

2. Thực trạng môi trường làm việc tại Việt Nam qua so sánh với môi trường Mỹ

2.1. Người Việt Nam thích sự đấu đá

Trong khi người Mỹ thích lối suy nghĩ thẳng và cùng hợp tác làm việc đi tới hiệu quả chung thì người Việt lại rất thích đấu đá với đồng nghiệp. Nhân sự Việt Nam thường tìm cách dìm hàng cộng sự của mình một khi họ được trọng dụng và đạt được thành tích cao hơn mình. 

Nếu ở Mỹ, công việc chính là áp lực khiến nhân viên mệt mỏi thì ở Việt Nam, con người chính là áp lực khiến nhân sự mệt mỏi. Người Mỹ vốn không can thiệp quá sâu đời sống riêng của đồng nghiệp, họ quan tâm tới năng lực. Nhưng ngược lại, môi trường làm việc tại Việt Nam thường xuyên soi mói đời sống riêng của nhau và tìm cách hạ thấp đồng nghiệp. 

2.2. Môi trường làm việc Việt Nam đề cao quan hệ cá nhân

Trong môi trường làm việc ở Việt Nam, cá nhân sự thường dựa vào quan hệ cá nhân hơn năng lực. Mối quan hệ con ông - cháu cha này không bao giờ tồn tại ở Mỹ trong khi tại Việt Nam chúng tồn tại công khai và bạn sẽ bắt gặp nhiều trường hợp nhân viên là người nhà trong môi trường làm việc cả mình. Bạn có năng lực nhưng không có mối quan hệ tốt, bạn sẽ chẳng thể có được công việc với mức lương cao trong mơ. 

>>Xem thêm: Môi trường làm việc của Google

2.3. Người lao động Việt không thích bị góp ý

Ngược lại với người Mỹ họ thường cảm kích khi người khác góp ý, họ hoàn thành tốt công việc sao cho gây được ấn tượng tốt nhất. Trong khi người Việt Nam thường sẽ thấy bị tổn thương nếu bị góp ý. Trong công việc họ thường sẽ làm sao cho xong việc.

Khi cạnh tranh, người Mỹ thường cạnh tranh lành mạnh với sức mình trong khi người Việt Nam thường chơi xấu, đi nói xấu nhau.

Thực trạng môi trường làm việc tại Việt Nam qua so sánh với môi trường Mỹ
Môi trường làm việc tại Việt Nam còn nhiều bất cập

2.4. Tư duy làm việc trong môi trường Việt thiếu sáng tạo

Năng suất lao động Việt Nam còn kém bởi chính tư duy làm việc. Nếu tại nước ngoài họ thường làm việc đúng giờ và hoàn thành công việc trong thời gian hành chính. Người Việt thường sẽ thức thâu đêm, cuối tuần và ngày nghỉ để hoàn thành công việc nhưng chất lượng công việc không hề hiệu quả. 

>> Xem thêm: Quy tắc ứng xử nơi công sở

2.5. Môi trường làm việc tập thể tại Việt Nam kém

Chính lối tư duy đấu đá, nói xấu đồng nghiệp khiến người Việt làm việc một mình thì tốt nhưng nếu làm tập thể thường rất kém.  Người Việt không có tính kỷ luật cao, họ thường đi muộn về sớm. Trong môi trường nước ngoài, đây được xem là hành vi đánh cắp thời gian làm việc cũng giống như việc ăn cắp tiền của công ty.

Khi làm việc tại một công ty, nhân sự sẽ thích chia bè phái thành những nhóm nhỏ và bắt đầu nói xấu phe còn lại. Do đó, khi làm việc trong môi trường Việt Nam, bạn cần giữ mồm giữ miệng và quan sát. Hãy giữ thái độ trung lập nếu không muốn bị người khác ghét rồi tìm cách hãm hại.

3. Top 5 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

3.1. Vinamilk

Theo thống kê từ mạng cộng đồng nghề nghiệp Anphabe và Công ty nghiên cứu thị trường Intage công bố vừa qua, Vinamilk là công ty đứng đầu danh sách những nơi có môi trường làm việc tốt nhất. Vinamilk là Công ty Cổ phần Sữa Việt Nam (Vietnam Dairy Products Joint Stock Company).

Hiện nay, tập đoàn Vinamilk là doanh nghiệp đứng đầu trong ngành công nghiệp chế biến sữa tại Việt Nam. Hiện nay công ty này chiếm tới 54,5% thị phần sữa nước trong nước và 79,7% thị phần sữa đặc trên toàn quốc.

Tại  Vinamilk luôn chú trọng xây dựng môi trường làm việc hướng tới nhân tố chính là con người. Doanh nghiệp được đánh giá cao về đãi ngộ như lương, du lịch, chăm sóc sức khỏe nhân viên,...Đây là chế độ đãi ngộ giúp nhân viên đảm bảo môi trường lý tưởng để họ có thể cống hiến hết mình. 

Top 5 môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam
Vinamilk là tập đoàn có môi trường làm việc tốt nhất Việt Nam

3.2. Ngân hàng Vietcombank

Ngân hàng Ngoại thương Việt Nam (Vietcombank) hiện là một trong số những ông lớn trong hệ thống ngân hàng nhà nước. Tới thời điểm 9/2015, ngân hàng này có tổng tài sản vào khoảng hơn 600 tỷ đồng đã khẳng định vị thế top đầu của mình trong ngành Ngân hàng – Tài chính.

Tại ngân hàng này, con người luôn được coi là tài sản quý báu nhất. Lãnh đạo tập đoàn luôn có những chính sách đãi ngộ vô cùng hấp dẫn để thu hút cũng như giữ chân nhân sự. Chế độ cạnh tranh lành mạnh, các khích lệ kịp thời cho những đóng góp của nhân viên luôn được đánh giá cao. 

Bên cạnh đó, Vietcombank luôn thực hiện các chương trình đào tạo nhằm nâng cao nghiệp vụ, kỹ năng mềm và kỹ năng quản lý góp phần tạo nên một tổ chức vững mạnh.

3.3. Nestlé Việt nam

Nestlé xây dựng văn phòng đầu tiên ở Việt Nam năm 1912 tại Sài Gòn. Hiện nay Nestlé có 3 nhà máy được đặt tại các trụ sở khác nhau trên cả nước là Đồng Nai, Hà Nội và TP. Hồ Chí Minh.

Môi trường làm việc tại Nestlé luôn chú trọng đáp ứng các nhu cầu thiết yếu con người về sức khỏe cũng như dinh dưỡng. Điều này được thể hiện trong phong cách lãnh đạo và quản lý của những người đứng đầu doanh nghiệp.

Ngoài ra, Nestlé luôn chú trọng các nền văn hóa, coi nhân viên chính là nền tảng quan trọng trong sự phát triển doanh nghiệp cũng như văn hóa doanh nghiệp. Mỗi nhà quản lý đều cần liên tục cải tiến phong cách làm việc, tìm tòi những đổi mới. Chính vì điều đó mà hiện nay các sản phẩm tiêu dùng của Nestlé luôn được các gia đình lựa chọn nhiều hơn cả.

>> Xem thêm: Trang phục đi làm công sở

3.4. SAMSUNG Việt Nam

Samsung hiện nay có tới 5 công ty bao gồm : Samsung Electronics Vietnam Thái Nguyên(SEVT), Samsung CE Complex (SEHC), Samsung Electronics Việt Nam (SEV), Samsung Vina Electronics (SAVINA) và Samsung Display Vietnam (SDV). Tại Việt Nam, Samsung tập trung vào thiết bị điện tử nhất là các dòng điện thoại thông minh. 

Các công ty tại Samsung đều đảm bảo các yếu tố bảo vệ môi trường. Tại các cơ sở làm việc, Samsung đưa ra biện pháp bảo vệ môi trường tốt nhất cho nhân viên và người dân vùng lân cận. Các biện pháp bảo hộ lao động được áp dụng đảm bảo sự an toàn cho nhân viên, các quy định về  bảo hộ lao động cho nhân viên cũng được tuân thủ nghiêm túc.

3.5. Tập đoàn Viettel

Viettel hiện là tập đoàn viễn thông và công nghệ thông tin lớn nhất tại Việt Nam với độ phủ sóng tại 7 quốc gia ở 3 Châu lục gồm Châu Á, Châu Phi, Châu Mỹ.

Môi trường làm việc của Viettel được đánh giá là tốt nhất tại Việt Nam bởi chúng đáp ứng được các điều kiện như: thương hiệu lớn, nhân viên có cơ hội phát triển, môi trường làm việc cạnh tranh, thu nhập cao. Viettel thường xuyên xây dựng chính sách thu hút và giữ chân nhân tài, các nhà quản trị kinh doanh, kỹ sư công nghệ cao hàng đầu trên thế giới.

Hiện nay số lượng lao động đang làm việc tại Viettel rơi vào khoảng 50.000 người, với gần 10.000 lao động nước ngoài. Tại Viettel, tất cả nhân sự đều được đánh giá cao với vai trò của họ. 

Hy vọng những thông tin trên đã giúp bạn nắm được môi trường làm việc tiếng anh là gì. Nếu đang tìm kiếm việc làm và mong muốn có môi trường làm việc tốt, bạn hãy tham khảo các công việc trên Timviec365.vn để có được lựa chọn hoàn hảo nhất nhé!
 

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý