Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị là gì? Cách viết như thế nào?

Đăng bởi Timviec365.vn - 3649 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: 1713945149

Đảng viên dự bị là một quá trình mà bất kỳ một Đảng viên chính thức nào cũng từng phải trải qua. Và tất nhiên, trong quá trình quan sát thì việc thực hiện kiểm điểm bản thân sau một năm là điều rất cần thiết. Vậy, viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị như thế nào? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc về vấn đề này cho bạn.

1. Tìm hiểu về bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị

Trong tổ chức Đảng thì để trở thành một Đảng viên chính thức thì sẽ phải trải qua một năm làm Đảng viên dự bị. Và trong thời gian đó, sẽ có Đảng viên chính thức được giao trách nhiệm hướng dẫn và quan sát Đảng viên dự bị đó. vào các dịp cuối năm tổng kết hoạt động thì việc viết bản tự kiểm điểm để nhìn nhận lại bản thân với Đảng viên dự bị là điều cần thiết và bắt buộc.

Mẫu bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị thực chất là một bản nhận xét đảng viên dự bị hay biểu mẫu tự kiểm điểm mà người Đảng viên dự bị đó tự viết và tự nhận xét mình trong thời gian làm Đảng viên dự bị. bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị sau khi được hoàn thiện sẽ gửi về cơ quan lãnh đạo, quản lý.

Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị là gì?
Bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị là gì?

Thực tế thì mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị cũng tương tự và khá giống với bản tự kiểm điểm của Đảng viên chính thức. Nhìn chung, các tài liệu, mẫu biểu được sử dụng trong tổ chức Đảng chẳng hạn như mẫu đơn xin miễn sinh hoạt đảngmẫu quyết định miễn nhiệm bí thư chi bộmẫu giấy giới thiệu vào đảngmẫu quyết định kỷ luật đảng viên cấp chi bộ, mẫu tờ trình miễn nhiệm cán bộ, mẫu phiếu đề xuất bổ nhiệm cán bộ,... đều phải tuân theo một quy chuẩn nhất định, cũng như tuân theo các quy tắc, quy định của Đảng đã đề ra. Và mẫu bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị cũng vậy, đều phải tuân theo quy tắc và nằm trong một khuôn chuẩn nhất định.

Vậy, một bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị sẽ bao gồm những nội dung gì?

Thông thường, một bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị sẽ có khá nhiều cách trình bày, thể hiện thông tin có đôi chút khác nhau. Tuy nhiên, dù cách phân chia có khác thì một bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị sẽ có những nội dung chính như:

- Thông tin của người viết bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị

- Nội dung tự kiểm điểm của chính bản thân Đảng viên dự bị

Gồm những nội dung nào?
Gồm những nội dung nào?

- Đề ra biện pháp khắc phục khuyết điểm, lời hứa và xác nhận của Đảng viên dự bị

Nhìn chung, bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị sẽ thường theo một quy chuẩn khá đồng nhất trong việc trình bày và thể hiện. Hơn hết, đây là văn bản được coi là một căn cứ để xác nhận việc công nhận Đảng viên dự bị trở thành Đảng viên chính thức. Vì vậy, cách viết một bản tự kiểm điểm cũng rất quan trọng.

>> Xem thêm: Mẫu tờ trình bổ nhiệm cán bộ

2. Cách viết bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị như thế nào?

Là một văn bản, biểu mẫu khá quan trọng. Bởi mỗi bản tự kiểm điểm của bất kỳ Đảng viên nào sau khi được viết và nộp lên thì đều sẽ trải qua một quá trình xem xét và lưu trữ. Vì thế, mà phong cách viết cũng như trình bày các văn bản, biểu mẫu trong tổ chức Đảng cần phải được tuân theo một cách nghiêm túc.

Thêm vào đó, đây là một căn cứ xác nhận từ một Đảng viên dự bị trở thành một Đảng viên chính thức. Do đó, cách viết một bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị đóng vai trò khá quan trọng. Bởi cách viết cũng thể hiện được trình độ cũng như sự hiểu biết, thái độ của Đảng viên dự bị với mong muốn trở thành Đảng viên chính thức. 

Cách viết như thế nào?
Cách viết như thế nào?

2.1. Cách viết phần mở đầu bản tự kiểm điểm

Phần mở đầu của bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị chính là phần kính gửi và thông tin của người Đảng viên dự bị, cũng chính là người viết bản tự kiểm điểm này. 

- Phần kính gửi:

Ở đây chính là kính gửi tới Chi bộ và Đảng ủy mà bạn tham gia sinh hoạt công tác Đảng. Với phần này, bạn sẽ viết như sau:

Kính gửi: Chi bộ + tên chi bộ mà bạn đang sinh hoạt

                 Đảng ủy + tên Đảng ủy quản lý chi bộ bạn tham gia sinh hoạt.

Ví dụ: 

Kính gửi: Chi bộ thôn Sơn Trung

                 Đảng ủy Ủy ban nhân dân xã Yên Sơn

Mặc dù khá đơn giản và không có gì quá khó cần chú ý nhưng bạn nên viết chính xác tên chi bộ và Đảng ủy để người đọc nắm được thông tin về chi bộ nơi mà bạn sinh hoạt là ở đâu, có chính xác hay không.

Phù hợp với từng phần
Phù hợp với từng phần

- Phần thông tin người viết:

Thông tin người viết cũng chính là thông tin của người Đảng viên dự bị đó. Các thông tin cần được viết trong bản tự  kiểm điểm bao gồm họ tên, ngày tháng năm sinh, quê quán, nơi ở hiện nay, thời gian được xét kết nạp vào Đảng viên dự bị, tên chi bộ công tác. 

Đây đều là những thông tin cá nhân đơn giản về Đảng viên dự bị. Đưa ra những thông tin này nhằm mục đích xác định người tự kiểm điểm, nơi sinh hoạt và thời điểm kết nạp.

Tất cả những thông tin này cần được ghi một cách chính xác tuyệt đối. Đặc biệt là quê quán và nơi ở hiện nay là hai mục mà có lẽ nhiều người nhầm lẫn nhất. Bạn cần nhận biết rằng, quê quán là nơi mà bạn đã đăng ký sổ hộ khẩu, tức là quê hương của bạn. Còn với nơi ở hiện tại chính là địa chỉ nơi mà bạn đang sinh sống hàng ngày. 

Việc làm quản lý điều hành

>> Xem thêm: Mẫu tờ trình cử cán bộ đi đào tạo

2.2. Cách viết phần nội dung chính

Phản ánh đúng thực tế
Phản ánh đúng thực tế

Nội dung chính của bản tự kiểm điểm chính là chính là phần mà Đảng viên dự bị tự nhận xét, đánh giá chính mình trong thời gian làm Đảng viên dự bị. Với phần này, thông thường sẽ chia ra làm hai nội dung chính là phần ưu điểm và khuyết điểm.

- Phần Ưu điểm:

Ở phần này, bạn cần viết và nhận xét khách quan nhất về những gì mình làm được cũng như những mặt nổi trội của bản thân. Thông thường, ưu điểm trong bản tự kiểm điểm Đảng viên dự bị sẽ chia ra các khía cạnh để nhận xét. Bao gồm các mục như: Tư tưởng chính trị, Đạo đức lối sống, Ý thức trách nhiệm với công việc, Ý thức tổ chức kỷ luật.

Với mục tư tưởng chính trị: Thông thường, khi đã là một Đảng viên dự bị thì phần này sẽ thường theo một mô típ nhất định. Hầu hết, các Đảng viên dự bị sẽ viết là có tư tưởng kiên định, vững vàng cũng như tin tưởng vào đường lối, chính sách của Đảng,...

Viết phần này thường không quá khó, thường sẽ tập trung vào việc nhấn mạnh vào việc “tin tưởng”, “học tập”, “kiên định” và “vững vàng” với các chủ trương, chính sách, pháp luật của Đảng và Nhà nước.

Nhận xét từng khía cạnh khác nhau
Nhận xét từng khía cạnh khác nhau

Với mục phẩm chất đạo đức, lối sống: Tự nhận xét một cách khách quan nhất về phong cách ứng xử của mình với người thân, hàng xóm và đồng nghiệp của mình trong thời gian qua. Những hành vi ứng xử của mình với thế giới xung quanh. Ý thức trong công việc, học tập cũng như cách ứng xử, lối sống của bản thân. thêm vào đó là tính cách của bản thân khi giao tiếp, trao đổi với những người xung quanh, với các vấn đề xã hội khác.

Với mục ý thức trách nhiệm với công việc: Cần nhận xét rõ ràng, chính xác thực tế về ý thức của bản thân trong công việc ra sao? Có trách nhiệm với những nhiệm vụ được giao hay không? Có ý thức thực hiện công việc một cách tốt nhất và thực hiện các công việc đổi mới để hoàn thiện công việc? 

Cần lưu ý là những lời nhận xét của bạn cần phản ánh đúng thực tế với những gì mình thực hiện trong thực tế. Bởi những người xung quanh sẽ quan sát và đánh giá phần nào về bạn. Do đó, nếu thực hiện một đằng, nhận xét một nẻo thì bản tự kiểm điểm của bạn sẽ được “chú ý” khá nhiều đấy.

Với mục ý thức tổ chức kỷ luật: Việc thực hiện theo các quy định, điều lệ, quy chế của Đảng, Nhà nước, địa phương cũng như cơ sở làm việc như thế nào? Cần nhận xét một cách chính xác, khách quan và thành thật tự nhìn nhận về thái độ của bản thân trong thời gian qua.

Ưu điểm và nhược điểm
Ưu điểm và nhược điểm

- Phần khuyết điểm:

So với ưu điểm thì khuyết điểm thường khó viết và đưa ra nhận xét hơn. Bởi việc tự đánh giá những điều chưa tốt, chưa đạt của chính bản thân mình thường khá khó nghĩ và viết. 

Tuy nhiên, với phần này, hãy đứng vào một vị trí khách quan và tự nhìn nhận bản thân mình để xem mình có những gì chưa tốt, cần phải sửa đổi. Những điểm nào còn hạn chế cần phải cải thiện. 

Tụ nhìn nhận được mình cũng là cơ hội giúp mình hiểu rõ bản thân hơn và biết cần làm gì để hoàn thiện chính mình.

Việc làm nhân viên hành chính

2.3. Cách viết phần cuối bản tự kiểm điểm

Phần cuối là sẽ bao gồm 2 nội dung là những biện pháp để cải thiện, lời hứa và chữ ký xác nhận của người viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị. 

Nhận xét khách quan
Nhận xét khách quan

với biện pháp khắc phục: Bạn cần đưa ra những biện pháp cụ thể để có thể có thể cải thiện được những hạn chế của bản thân mình. 

Tiếp đến chính là phần lời hứa của Đảng viên dự bị. Thường sẽ là lời hứa thực hiện tốt công việc được giao, xứng đáng là một Đảng viên tốt,...

Cuối cùng là phần xác nhận của Đảng viên dự bị. người viết sẽ ký và ghi rõ họ tên của mình ở bên dưới.

Trên đây chính là cách viết của một bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị. Hầu hết, các phần đều sẽ được viết theo một khuôn mẫu nhất định, nhưng nhìn chung, thông tin đưa ra đều phải phản ánh được thực tế diễn ra.

>> Xem thêm: Phiếu tự nhận xét cán bộ, viên chức

3. Lưu ý gì khi viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị?

Nắm bắt được cách viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị, nhưng nắm bắt những lưu ý mới là điều giúp cho bản tự kiểm điểm của bạn được hoàn thiện hơn rất nhiều. 

Lưu ý gì khi viết?
Lưu ý gì khi viết?

Vậy, cần lưu ý gì trong quá trình viết bản tự kiểm điểm?

Trong quá trình viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị thì người Đảng viên dự bị cần phải tự nhận xếp loại theo 1 trong mức đã được quy định, bao gồm: 

- Mức 1: Đảng viên đủ tư cách,hoàn thành xuất sắc nhiệm vụ

- Mức 2: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành tốt nhiệm vụ

- Mức 3: Đảng viên đủ tư cách, hoàn thành nhiệm vụ

- Mức 4: Đảng viên vi phạm tư cách hoặc không hoàn thành nhiệm vụ

Đánh giá theo 4 mức độ
Đánh giá theo 4 mức độ

Đây là việc bắt buộc khi viết bản tự kiểm điểm, vì thế cần phải tự đánh giá chính mình theo các mức trên thì bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị mới được coi là hoàn thành. 

Riêng đối với các Đảng viên dự bị sinh hoạt tại các cơ quan nhà nước hay các chi bộ trường học thì 4 tiêu chí đánh giá sẽ là:

- Hoàn thành xuất sắc chức trách, nhiệm vụ

- Hoàn thành tốt chức trách, nhiệm vụ

- Hoàn thành chức trách, nhiệm vụ

- Chưa hoàn thành chức trách, nhiệm vụ

Lưu ý nữa chính là trong quá trình viết, người viết cần đánh giá một cách khách quan. Không thể là bản tự kiểm điểm của mình mà lại toàn là ưu điểm hay tự mình khen mình được. 

Tìm việc

Từ ngữ phù hợp
Từ ngữ phù hợp

Từ ngữ sử dụng trong bản tự kiểm điểm cũng phải trang trọng, sử dụng tiếng phổ thông, không dùng tiếng địa phương, sai lệch so với quy chuẩn chung của các văn bản khoa học.

Hiện nay, việc viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị đã dễ dàng và đơn giản hơn rất nhiều do có thể sử dụng các mẫu bản tự kiểm điểm in sẵn. các bạn có thể tải về và thực hiện viết bản tự kiểm điểm theo đúng quy chuẩn nhất. Dưới đây là một số mẫu bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị các bạn có thể tham khảo. 

ban-tu-kiem-diem-cua-dang-vien-du-bi.doc

ban-tu-kiem-diem-cua-dang-vien-du-bi (1).doc

ban-tu-kiem-diem-cua-dang-vien-du-bi (2).doc

Bài viết này chính là các thông tin về bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị muốn gửi tới các bạn. Mong rằng qua bài viết này các bạn có thể nắm bắt được cách viết bản tự kiểm điểm của Đảng viên dự bị đúng và chuẩn nhất.