Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Bảng chấm công mới nhất - Tải miễn phí!

Đăng bởi Timviec365.vn - 5566 lượt xem

Bảng chấm công là một loại giấy tờ đã quá quen thuộc với nhiều người, bởi từ xa xưa, trong các nhà máy, công ty người ta đã sử dụng bảng chấm công. Vậy bảng chấm công có công dụng gì? Phương pháp sử dụng nó như thế nào? Cùng mình tìm hiểu nhé!

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Mẫu bảng chấm công 

Mẫu số 01a-LĐTL: Bảng chấm công ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC là mẫu biểu được người phụ trách chấm công sử dụng để theo dõi ngày công làm việc thực tế, nghỉ việc có lương, nghỉ việc không lương, nghỉ hưởng BHXH,... của người lao động. Dữ liệu từ bảng chấm công này sẽ làm căn cứ để tính tiền lương, quản lý lao động.

Sau đây Timviec365.vn xin gửi đến bạn đọc Biểu mẫu 01a-LĐTL để tham khảo và sử dụng.

bảng chấm công

Biểu mẫu 01a -LĐTL ban hành kèm theo thông tư 133/2016/TT-BTC

bản chấm công - 01a-LĐTL.docx

2. Một số lưu ý khi sử dụng mẫu 01a- LĐTL

 Bảng chấm công này phải lập hàng tháng từ mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...) 
Cột A, B: Phải ghi đầy đủ và chi tiết về STT, họ và tên nhân viên trong bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm...)  .
Cột C:  Ghi chính xác các ngạch bậc lương hoặc cấp bậc chức vụ của từng nhân viên 
Cột 1-31: Cột này dành để ghi các ngày trong một tháng (tính từ ngày đầu tiên của tháng) 
Cột 32: Cán bộ tổng hợp cần ghi đầy đủ số công hưởng lương sản phẩm của từng nhân viên trong tháng.
Cột 33: Ghi chính xác số công hưởng lương thời gian của từng nhân viên trong tháng.
Cột 34: Điền số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng 100% lương của nhân viên trong tháng.
Cột 35: Điền số công nghỉ việc, ngừng việc hưởng các loại % lương của nhân viên trong tháng.
Cột 36: Điền tổng số công nghỉ hưởng BHXH của nhân viên trong tháng.

Xem thêm: Thanh toán tạm ứng

3. Mục đích lập Bảng chấm công

Bảng chấm công được tạo ra với mục đích theo dõi ngày công làm việc trên thực tế, ngày nghỉ, nghỉ hưởng BHXH,… từ đó, tính lương, bảo hiểm xã hội cho nhân viên, nhằm mục đích trả lương cho nhân viên đúng thời hạn. 

Xem thêm: Mẫu biên bản góp vốn

4. Trách nhiệm ghi chép bảng chấm công

Bảng chấm công hàng tháng sẽ do mỗi bộ phận (phòng, ban, tổ, nhóm,…) đảm nhận ghi chép và thực thi việc chấm công.

Quan sát tình hình làm việc của từng nhân viên trong phòng để chấm công cho từng người theo từng ngày (mỗi người sẽ có tương ứng từ ngày 1 đến ngày 31). Việc chấm công sẽ do tổ trưởng, trưởng ban (phòng, nhóm,…) hoặc người được ủy quyền đảm nhận.

Cuối tháng, người đảm nhận công việc chấm công sẽ cùng người phụ trách của từng bộ phận ký xác nhân vào bảng chấm công, sau đó chuyển bảng chấm công đó và một số giấy tờ liên quan, ví dụ như Giấy chứng nhận nghỉ việc hưởng BHXH, đơn xin nghỉ việc không hưởng lương,…tới bộ phận kiểm toán để kiểm chứng chứng từ có liên quan.

Sau khi hoàn thành xong công việc phát lương cho toàn bộ thành viên trong công ty, bảng chấm công và các giấy tờ có liên quan sẽ được lưu trữ tại phòng (ban, tổ,…).

Xem thêm: Mẫu biên bản họp hội đồng thành viên

5. Phương pháp chấm công

Tùy thuộc vào quy mô, bộ phận của các phòng ban và trình độ của người làm kế toán của mỗi công ty thì sẽ có cách lựa chọn phương pháp chấm công sau:

Chấm công theo ngày

Đối với các trường hợp đơn vị, công ty, tổ chức đó sử dụng chấm công theo ngày, những người khi lao động làm việc trong các đơn vị như hội nghị, họp,… thì khi mỗi ngày đi làm sẽ có ký hiệu chấm công khác nhau. Đối với trường hợp này thì cần chú ý 02 điều sau

Nếu trong  cùng một ngày, người lao động đảm nhận hai công việc có thời gian khác nhau, thì phía bên thuê phải chấm công theo ký hiệu của công việc có thời gian chiếm nhiều hơn hoặc áp dụng thêm bảng chấm công tăng ca, bảng chấm công làm thêm giờ.

Nếu trong cùng một ngày, người lao động đảm nhận hai công việc có thời gian giống nhau thì khi chấm công sẽ lấy ký hiệu của công việc diễn ra trước.

Việc làm kế toán công nợ

Chấm công theo giờ

Trong các trường hợp người lao động làm nhiều công thì việc chấm công sẽ dựa vào các ký hiệu tương ứng.

Những doanh nghiêp sẽ chấm công áp dụng hình thức theo ca thường là những doanh nghiệp làm trong sản xuất và dịch vụ. Với đặc điểm là:

- Trong 1 ngày có thể chia ra làm từ hai đến ca làm việc. Mỗi ca tương đương với 8 tiếng.

- Công việc cho phép nhân viên luân chuyển ca làm trong tuần, tháng.

- Trong mỗi một ngày chỉ làm một ca  được tính là thời gian chính thức, những khoản thời gian khác sẽ được tính là làm then giờ.

Vậy nên, người lao động khi được chấm công sẽ có thể ghi nhận được từ bảng chấm công những đặc điểm sau:

- Thời gian bắt đầu và kết thúc trong một tháng.

- Biết được mình làm ca nào trong ngày, trong ca đó làm được bao nhiêu giờ.

- Tổng giờ mình làm được trong thời gian chính thức.

- Tổng số giờ ngoài giờ chính thức (tăng ca).

- Ngoài ra, thì việc chấm công còn phải phụ thuộc vào việc nghỉ phép, nghỉ không phép và nghỉ chế độ như đơn xin nghỉ thai sản,…của người lao động.

Chấm công nghỉ bù

Việc chấm công nghỉ bù được thực hiên trong trường hợp làm thêm giờ, nhưng không được tính vào lương làm thêm, vậy nên, người lao động sẽ được nghỉ bù và vẫn được trả lương theo của khoảng thời gian đó.

Hy vọng bài viết dưới đây đã mang lại những thông tin bổ ích cho các bạn, giúp các bạn hiểu rõ hơn về bảng chấm công. Đặc biệt với những bạn đang có nhu cầu sử dụng bảng chấm công thì có tải mẫu bảng chấm công chúng tôi đã cung cấp.

Tác giả: Timviec365.vn