Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Biên bản kiểm kê tài sản cố định mới nhất!

Đăng bởi Timviec365.vn - 11233 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024

Biên bản tài sản cố định là gì? Cách sử dụng ra sao? Đây chắc hẳn là vấn đề đang được nhiều sự quan tâm của nhiều người. Bài viết dưới đây là tất tần tật những thông tin liên quan đến biên bản tài sản cố định, đồng thời có thể sử dụng nó một cách dễ dàng trong các trường hợp cần thiết.

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Mẫu biên bản tài sản cố định

1.1. Tài sản cố định là gì?

Tài sản cố định được xem là tư liệu trong sản xuất chuyên dùng trong sản xuất kinh doanh, đây cũng chính là tài sản có giá trị lớn và được dùng trong nhiều chu kỳ sản xuất. Theo như thông tư  45/2024/TT-BTC quy định điều kiện để trở thành tài sản cố định phải là những tài sản có giá trị đơn vị hơn 30 triệu đồng, trong đó thời gian sử dụng từ 1 năm trở lên.

Xem thêm: Mẫu về việc mua tài sản, trang thiết bị

1.2. Mục đích lập biên bản kiểm kê tài sản cố định

Giống như kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hóa hay biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp,... biên bản kiểm kê tài sản cố định được sử dụng với mục đích xác nhận được số lượng, giá trị tài sản cố định hiện tại có được từ đó mang đi so sánh với sổ kế toán để biết được độ chênh lệch giữa thực tế so với sổ sách. Dựa vào cơ sở đó để tăng cường quản lý tài sản cố định. Qua đó, lấy làm cơ sở quy trách nhiệm vật chất và ghi sổ kế toán số chênh lệch. biên bản kiểm kê tài sản chúng ta có thể dễ dàng lập được biên bản bàn giao tài sản trong quá trình sử dụng tài sản cố định (TSCĐ) của doanh nghiệp.

Việc kiểm kê TSCĐ được thực hiện theo yêu cầu của đơn vị dựa trên quy định của pháp luật về kiểm kê tài sản. Khi tiến hành kiểm kê phải lập Ban kiểm kê, trong đó kế toán theo dõi tài sản cố định là thành viên trong ban kiểm kê đó.

Xem thêm: Biểu mẫu về việc sửa chữa tài sản, trang thiết

biên bản kiểm kê

 

>>Tải full mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định chuẩn nhất tại đây!

Mau-bien-ban-kiem-ke-tai-san-co-dinh.rar

 

2. Bố cục Biên bản kiểm kê tài sản 

Tên đơn vị, bộ phận sử dụng được trình bày ở góc trên cùng bên trái của Biên bản 

Thời điểm kiểm kê: Biên bản kiểm kê TSCĐ phải ghi chi tiết thời điểm kiểm kê, đánh giá lại tài sản cố định 

Thành viên trong ban kiểm kê: cần ghi rõ về họ tên, chức vụ, đại diện thành viên trong ban kiểm kê.
Nội dụng kiểm kê cần theo những mục trình bày trong bảng như sau:

- Tên TSCĐ, mã số, nơi sử dụng

- Theo sổ kế toán, theo kiểm kê, chênh lệch: số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại

Biên bản kiểm kê tài sản cố định cần có đầy đủ chữ ký của giám đốc doanh nghiệp hoặc người được ủy quyền ký thay giám đốc, kế toán trưởng và trưởng ban kiểm kê.

Tất cả những thông tin liên quan đến điều khoản chênh lệch về tài sản cố định phải được tổng hợp và báo cáo cho giám đốc doanh nghiệp để được xem xét.

>>> Xem thêm:

  • Sau khi bàn giao tài sản bạn cần sử dụng mẫu biên nhận để chứng thực số tài sản đã nhận có đủ, thiếu hay thừa so với bản kiểm kê và bàn giao.
  • Mẫu hợp đồng thuê mặt bằngRất quan trọng đối với những trường hợp bạn muốn thuê địa điểm để kinh doanh, nhưng trước khi ký hợp đồng chính thức, bạn cần thực hiện kiểm kê tài sản để rõ ràng xác định trách nhiệm và nghĩa vụ của cả hai bên.
  • Kiểm kê tài sản sẽ là bước cần thực hiện trước khi doanh nghiệp quyết định thanh lý tài sản, để không mất nhiều thời gian tìm kiếm bạn có thể tham khảo biên bản thanh lý tài sản ngay tại đây.

Việc làm kế toán doanh nghiệp

>>Tải full mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định chuẩn nhất tại đây!

File mẫu biên bản kiểm kê tài sản cố định

Mau-bien-ban-kiem-ke-tai-san-co-dinh.rar

 

3.  Phương pháp và trách nhiệm ghi

Tại góc trái của Biên bản Kiểm kê tài sản cố định ghi rõ tên đơn vị hoặc có sự xác nhận của dấu đơn vị, bộ phận sử dụng. Dựa vào quy định của pháp luật và yêu cầu của đơn vị, biên bản kiểm kê tài sản cố định cố định sẽ được thực hiện. Khi tiến hành công việc lâp bản kiểm kê tài sản cố định, kế toán phải theo dõi tài sản cố định đó chính là thành viên.

- Bên trong biên bản tài sản cố định phải được ghi rõ thời điểm lập biên bản bao gồm giờ, ngày, tháng, năm.

- Trong quá trình kiểm kê phải tiến hành kiểm kê theo từng đối tượng được ghi trong tài sàn cố định.

- Tại dòng “theo sổ kế toán”, cần phải ghi đầy đủ 03 tiêu chí: Số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 1,2,3. Những tiêu chí sẽ được dựa vào số kế toán tài sản cố định.

- Căn cứ vào kết quả kiểm kê thực tế, tại dòng “theo kiểm kê”, ghi theo từng đối tượng trong tài sản cố định, trong đó phải ghi đầy đủ 03 tiêu chí bao gồm  lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 4,5,6.

- Tại dòng “chênh lệch”, cần ghi rõ số chênh lệnh thừa hoặc thiếu dựa theo 03 tiêu chí : số lượng, nguyên giá, giá trị còn lại vào cột 7,8,9.

Bên trong biên bản kê kiểm kê tài sản cố định cần phải xác định và nêu éo nguyên nhân dẫn đến việc gây ra dư thừa hoặc thiếu tài sản cố định, dựa tên ý kiến và kiến nghị của Ban kiểm kê.

Tuy nhiên, biên bản kiểm kê tài sản cố định phải được ghi rõ họ tên và chữ ký của Trưởng ban kiểm kê và được xét duyệt bởi chữ ký của kế toán trưởng và giám đốc doanh nghiệp. Mọi điều khoản chênh lệch về tài sản cố định đều phải được báo cáo với giám đốc của doanh nghiệp để được xem xét. Cuối cùng bạn đọc tham khảo thêm về mẫu biên bản nghiệm thu, biên bản kiểm nghiệm vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoábiên bản bàn giao tài sản cố định sửa chữa lớn hoàn thành

Hy vọng rằng với số lượng kiến thức ít ỏi của mình đã giúp mọi người có thể hiểu rõ hơn biên bản kiểm kê tài sản cố định. Từ đó có cách sử dụng đúng theo quy định.

Tuyển dụng việc làm