Hồ sơ đăng ký Thuế dùng cho tổ chức
Đăng bởi Timviec365.vn - 2921 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: 1714033359
- Giới thiệu mẫu quyết định tạm đình chỉ công tác mới nhất hiện nay
- Những điều cần biết về quyết định thuyên chuyển công tác
Thuế là khoản thu có vị trí quan trọng đối với sự phát triển, hoạt động của bộ máy nhà nước ở các nước trên thế giới nói chung và Việt Nam nói riêng. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về thuế, các vấn đề liên quan cùng với mẫu hồ sơ đăng kí Thuế cùng cho tổ chức.
1. Thuế là gì?
Thuế là khoản nộp bắt buộc (có thể là tiền hoặc là giao dịch hoặc là tài sản) mà cá nhân hoặc tổ chức có nghĩa vụ phải thực hiện, dựa vào sự phát sinh trên cơ sở các văn bản quy phạm pháp luật do Nhà nước ban hành.
Thuế là khoản tiền dùng vào mục đích xây dựng tài chính cho chính quyền, tái phân phối thu nhập và dùng để điều tiết các hoạt động kinh tế - xã hội, bảo đảm công bằng, dân chủ trong xã hội. Có thể nói, đóng thuế vừa là nghĩa vụ, trách nhiệm vừa là quyền lợi của mỗi công dân.
Lưu ý, hãy luôn nhớ rằng thuế là khoản tiền không mang tính chất đối giá và hoàn trả trực tiếp, đây là điểm để phân biệt thuế với phí và lệ phí – cũng là các khoản tiền cần nộp vào ngân sách nhà nước.
Xem thêm: Mẫu giấy ủy quyền quyết toán thuế
2. Tại sao nhà nước cần phải thu thuế?
Nhà nước cần phải thu thuế để có nguồn tài chính phục vụ mọi hoạt động của bộ máy chính quyền. Nếu một bộ máy chính quyền không có tài chính sẽ không thể hoạt động, tệ hơn là dẫn tới tình trạng khủng hoảng, suy sụp hệ thống bộ máy chính quyền.
Thuế là công cụ để nhà nước can thiệp vào các hoạt động của nền kinh tế (bao gồm hoạt động ngoại thương và nội thương).
Thuế là cách mà mỗi công dân ủng hộ tài chính cho nhà nước khi được cung cấp dịch vụ công. Vì vậy nên chúng ta sẽ bắt gặp cụm từ “nghĩa vụ thuế” ở Việt Nam và nhiều nước trên thế giới.
Thuế là cơ sở để đảm bảo bình đẳng, công bằng giữa nhóm dân có mức thu nhập - mức sống cao và nhóm dân có mức thu nhập – mức sống thấp. Việc thu thuế chính là lấy thu nhập của nhóm người có mức thu nhập cao hơn chia đều cho nhóm người có mức thu nhập thấp hơn. Điều này có thể giúp giảm bất công xã hội giữa hai nhóm có thu nhập không đồng đều.
Thuế là công cụ để nhà nước hạn chế một số hoạt động của công dân (uống rượu, hút thuốc, vi phạm luật giao thông,…). Việc đánh thuế chính là để kìm hãm không để gia tăng các tình trạng như vậy trong xã hội.
Thuế được nhà nước chi trả các khoản phúc lợi xã hội và phát triển kinh tế, đảm bảo chất lượng cuộc sống cho nhân dân, ổn định tình hình chính trị - an ninh – trật tự xã hội, tránh được các xung đột mâu thuẫn giữa các tầng lớp trong xã hội.
Xem thêm: Hồ sơ chấm dứt hiệu lực mã số thuế
3. Phân loại thuế
Để phân loại thuế, ta có 3 tiêu chí như sau:
3.1. Đối tượng chịu thuế
Đối với tiêu chí này, thuế được chia làm 3 loại: thuế thu nhập cá nhân, thuế tiêu dùng, thuế tài sản.
- Thuế thu nhập có đối tượng chịu thuế là thu nhập nhận được. Loại thuế này có thể thu từ các nguồn như sau:
+ Tiền lương/tiền công
+ Thu nhập từ sản xuất, kinh doanh: lợi tức cổ phần, lợi nhuận,…
- Thuế tiêu dùng có đối tượng chịu thuế là thu nhập mang đi tiêu dùng ở hiện tại.
- Thuế tài sản có đối tượng chịu thuế là giá trị tài sản, cụ thể như sau:
+ Thuế bất động sản: thuế thu từ giá trị tài sản cố định
+ Thuế động sản: thuế đánh vào tài sản chính
3.2. Tính chất: ta có 2 loại thuế như sau
- Thuế trực thu: thuế có người nộp và người chịu thuế là một
- Thuế gián thu: thuế có người nộp và người chịu thuế không phải là một
Xem thêm: Biên bản xác minh tình trạng hoạt động của người nộp thuế
3.3. Đối tượng đánh thuế: Loại thuế này sẽ đánh vào các đối tượng sau
- Các hoạt động sản xuất, kinh doanh
- Sản phẩm
- Thu nhập
- Tài sản
- Tài sản thuộc về nhà nước
Xem thêm: Hồ sơ đề nghị khôi phục mã số thuế
4. Vai trò của thuế
4.1. Đối với nhà nước
Thuế có thể coi là nguồn thu chủ yếu của ngân sách nhà nước vì nó chiếm tỉ lệ lên đến 90%. Thuế là khoản thu từ nội bộ nền kinh tế quốc nên cần phải dựa vào khoản thu này để xây dựng một nền tài chính lành mạnh, bền vững. Ngân sách nhà nước có thể có một số nguồn thu khác như: vay mượn, viện trợ nước ngoài, bán tài nguyên quốc gia, … Tuy nhiên, những khoản thu như thế này sẽ bị ràng buộc bởi rất nhiều điều kiện ngặt nghèo, số tiền cũng bị hạn chế nên tài chính của một quốc gia tốt nhất không nên dựa vào chúng. Việc đánh thuế và thu thuế đầy đủ sẽ giúp ngân sách nhà nước ổn định, bền vững. Chính quyền cũng chủ động với việc quản lý, chi tiêu, huy động ngân sách trong triển khai các hoạt động của mình. Khoản thu này sẽ tăng lên khi nền kinh tế có sự phát triển.
Việc làm nhân viên tư vấn thuế
4.2. Đối với kinh tế vĩ mô
Chính sách về thuế được đặt ra để thực hiện các chức năng: kiểm kê, kiểm soát, quản lý hướng dẫn và khuyến khích phát triển sản xuất, mở rộng lưu thông cho tất cả thành phần kinh tế theo định hướng của nhà nước đặt ra, giúp điều chỉnh các mặt mất cân đối trong nền kinh tế.
Xem thêm: Khôi phục mã số thuế
5. Các khoản thuế doanh nghiệp phải nộp sau khi thành lập bao gồm những gì?
Sau khi hoàn tất thủ tục đăng kí kinh doanh, doanh nghiệp đã được Sở Kế hoạch và Đầu tư cấp Giấy phép kinh doanh và thông báo mã số thuế phải thực hiện kê khai thuế và nộp một số khoản thuế như sau:
5.1. Thuế môn bài
Thuế môn bài là thuế đóng dựa trên số vốn đăng kí kinh doanh hoặc doanh thu của năm trước hoặc giá trị gia tăng của năm kinh doanh trước, tùy từng quốc gia, khu vực. Đây là loại thuế đánh vào giấy phép kinh doanh và đóng hàng năm.
Mức đóng của loại thuế này được được quy định như sau:
- Đối với các doanh nghiệp thành lập từ năm 2024 trở về trước và thành lập từ 1/1/2024 đến 30/6/2024 sẽ có mức thu như sau:
+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 3 triệu đồng/năm
+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ từ 10 tỷ đồng: 2 triệu đồng/năm
+ Văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế: 1 triệu đồng/năm
- Đối với các doanh nghiệp thành lập từ 1/7/2024 đến 31/12/2024 sẽ có mức thu như sau:
+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu tư trên 10 tỷ đồng: 1,5 triệu đồng/năm
+ Vốn điều lệ hoặc vốn đầu từ từ 10 tỷ đồng: 1 triệu đồng/năm
+ Địa chỉ văn phòng đại diện, địa điểm kinh doanh, đơn vị sự nghiệp, tổ chức kinh tế: 500 ngàn đồng mỗi năm
Xem thêm: Mẫu hồ sơ khai thuế
5.2. Thuế giá trị gia tăng
Đây là loại thuế được tính trên giá trị tăng thêm của hàng hóa, dịch vụ trong quá trình sản xuất, phân phối, tức là phần chênh lệch giữa giá mua và giá bán hàng hóa, dịch vụ.
Thuế giá trị gia tăng có hai cách tính là khấu trừ và trực tiếp
+ Cách 1: Khấu trừ
Số thuế GTGT phải nộp = Thuế GTGT đầu ra – Thuế GTGT đầu vào
+ Cách 2: Trực tiếp
Tổng số tiền thuế giá trị gia tăng cần thanh toán bằng cách nhân giá trị của hàng hóa và tỷ lệ thuế giá trị gia tăng của hàng hóa đó.
5.3. Thuế thu nhập doanh nghiệp
Đây là khoản thuế được thu dựa vào khoản lợi nhuận cuối cùng của doanh nghiệp khi đã trừ đi các khoản chi phí hợp lý. Mọi doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức, cơ sở sản xuất, kinh doanh đều phải thực hiện nghĩa vụ nộp loại thuế này. Công thức tính thuế thu nhập doanh nghiệp là: Thuế TNDN phải nộp = Giá tính thuế TNDN x Thuế suất
Xem thêm: Giấy chứng nhận đăng ký Thuế
5.4. Thuế thu nhập cá nhân
Thuế thu nhập cá nhân là loại thuế mà người có thu nhập phải trích thu nhập từ lương hoặc các khoản thu khác vào ngân sách nhà nước, loại thuế này được nộp sau khi đã tính các khoản giảm trừ. Doanh nghiệp có trách nhiệm nộp thay cho cán bộ công nhân viên của mình.
Thuế thu nhập cá nhân có thể được tính theo tháng, theo quý và được quyết toán theo từng năm.
Công thức tính thuế thu nhập cá nhân: Thu nhập tính thuế TNCN = Thu nhập chịu thuế TNCN – Các khoản giảm trừ
Lưu ý, thu nhập tính thuế thu nhập cá nhân là tổng thu nhập cá nhân nhận được từ công ty chi trả.
Khoản giảm trừ gồm hai khoản sau đây:
+ Giảm trừ gia cảnh: Người lao động giảm 9 triệu đồng/tháng, người phụ thuộc giảm 3,6 triệu/tháng
+ Các loại bảo hiểm bắt buộc: bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, bảo hiểm thất nghiệp, bảo hiểm nghề nghiệp dành cho một số lĩnh vực đặc thù
Xem thêm: Đăng ký thuế khi tạm ngừng kinh doanh
6. Mẫu hồ sơ đăng kí thuế dùng cho tổ chức
Tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT
mau-so-01-dk-tct-to-khai-dang-ky-thue-cho-to-chuc.doc
Hồ sơ đăng kí thuế đối với người nộp thuế là tổ chức kinh tế, tổ chức khác được quy định tại Điểm b và c, Khoản 1, Điều 2 Thông tư 95/2024/TT-BTC. Mẫu hồ sơ được quy định tại Khoản 1, Điều 7, Thông tư 95/2024/TT-BTC.
Hồ sơ đăng kí thuê bao gồm:
- Thứ nhất là tờ khai đăng ký thuế mẫu số 01-ĐK-TCT và các bảng kê (nếu có) ban hành kèm theo Thông tư này
- Thứ hai là bản sao không cần chứng thực một trong các giấy tờ sau
+ Giấy phép thành lập và hoạt động
+ Quyết định thành lập
+ Giấy phép tương đương do cơ quan có thẩm quyền cấp
+ Giấy chứng nhận đăng ký kinh doanh theo quy định của pháp luật của nước có chung biên giới (đối với tổ chức của nước có chung biên giới đất liền với Việt Nam thực hiện hoạt động mua, bán, trao đổi hàng hóa tại chợ biên giới, chợ cửa khẩu, chợ trong khu kinh tế cửa khẩu của Việt Nam).
Bài viết trên đây đã cung cấp thông tin về thuế, các loại thuế doanh nghiệp cần đóng khi mới thành lập và mẫu hồ sơ đăng kí thuế cho tổ chức đến độc giả tham khảo và sử dụng. Bạn đọc tìm hiểu thêm về thuế qua các bài viết giấy chứng nhận mã số thuế cá nhân, tờ khai quyết toán thuế và chấm dứt hiệu lực mã số thuế.
Tài liệu mới
Tài liệu mới