Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Hướng dẫn viết mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục chuẩn xác – dễ hiểu nhất

Đăng bởi Timviec365.vn - 3485 lượt xem

Mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục là văn bản hành chính được nhiều cá nhân, doanh nghiệp sử dụng để ủy quyền thực hiện những thủ tục hành chính hay thực hiện công việc nhất định. Cụ thể cách viết mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục cùng lưu ý khi viết như thế nào? Timviec365.vn sẽ trả lời cho bạn.

1. Khi nào cần viết giấy ủy quyền đi làm thủ tục

Không phải lúc nào người ta cũng có thể, cũng đủ khả năng để trực tiếp giải quyết các vấn đề liên quan đến hành chính pháp luật. Chẳng hạn như người già, người đau ốm không thể di chuyển được hay đơn giản là quá bận bịu để trực tiếp giải quyết các vấn đề. Kể cả trong kinh doanh cũng vậy, không phải tất cả các vấn đề đều được giải quyết trực tiếp bởi chủ doanh nghiệp, họ luôn cần những người đại diện mình để thực hiện các công việc trong đó có cả những công việc vô cùng quan trọng.

Nhìn chung, trong những trường hợp người ta không thể trực tiếp giải quyết các vấn đề đặc biệt là những vấn đề liên quan đến thủ tục hành chính họ có thể ủy quyền cho một người khác. Và để hợp pháp hóa điều này cũng như công nhận quyền thực thi của người được ủy quyền sẽ cần phải chuẩn bị mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục... Để hợp pháp hóa các hành động cũng như công nhận những ký kết mà người được ủy quyền thực hiện tính từ sau khi mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục được ký.

Khi nào cần viết giấy ủy quyền đi làm thủ tục
Khi nào cần viết giấy ủy quyền đi làm thủ tục

Mẫu giấy ủy quyền là một văn bản hành chính được viết, lập khi cá nhân hay công ty nào đó muốn ủy quyền cho người đại diện của mình thực hiện các vai trò pháp lý liên quan đến nội dung được ủy quyền. Đây được xem là một văn bản hành chính quan trọng có giá trị pháp lý cao độ khi doanh nghiệp, cá nhân đó có mong muốn ủy quyền lại cho người đại điện giải quyết các vấn đề của mình. Đồng thời giấy ủy quyền cũng được xem là văn bản hành chính phổ biến mà các doanh nghiệp nhất là lãnh đạo công ty thường xuyên sử dụng đến.

Giấy ủy quyền có thể được thiết lập giữa các bên với nhau, giữa cá nhân này với cá nhân khác hay giữa doanh nghiệp với người đại điện của mình. Giấy ủy quyền sẽ có giá trị pháp lý khi vấn đề được ủy quyền gặp những trục trặc, khúc mắc, … và cần phải giải quyết trước pháp luật. Đồng thời, văn bản hành chính này cũng có ý nghĩa trong việc bảo vệ quyền lợi của các bên liên quan đặc biệt là bên được ủy quyền khi thực hiện những ký kết có giá trị hành chính và pháp lý khác.

Chính vì vai trò quan trọng như vậy nên nội dung chính của mẫu giấy ủy quyền sẽ xoay quanh những vấn đề liên quan đến bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Bao gồm quyền lợi, giữa vụ và những trách nhiệm pháp lý mà bên nhận ủy quyền cần thực hiện khi bên ủy quyền tiến hành ủy quyền.

Việc làm hành chính - văn phòng

Nội dung chính của mẫu giấy ủy quyền
Nội dung chính của mẫu giấy ủy quyền 

Sau khi mẫu giấy ủy quyền được ký kết, các hoạt động sau đó có trong nội dung ủy quyền mà bên nhận ủy quyền thực hiện đều có giá trị pháp lý, được công nhận và có giá trị tương đương giống như khi bên ủy quyền trực tiếp ký kết. Tuy vậy, giấy ủy quyền sẽ chỉ có giá trị pháp lý khi nó được lập, soạn thảo theo đúng những quy định chung của văn bản hành chính cũng như đáp ứng những nội dung chuẩn theo yêu cầu. Vậy cách viết mẫu giấy ủy quyền như thế nào?

>> Xem thêm: Mẫu đơn xin xác nhận của địa phương

Tải ngay mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục tại đây:

 mau-giay-uy-quyen-tham-gia-to-tung.doc

2. Cách viết mẫu giấy ủy quyền bạn nên biết

Mẫu giấy ủy quyền là một văn bản hành chính có giá trị pháp lý sau khi được ký kết bởi vậy mà nó cần phải đáp ứng những yêu cầu cơ bản của một văn bản hành chính từ nội dung cho đến hình thức. Vậy làm sao để viết giấy ủy quyền chuẩn xác nhất?

2.1. Lưu ý về hình thức của mẫu giấy ủy quyền

Một mẫu giấy ủy quyền chuẩn xác phải có hình thức theo tiêu chuẩn của một văn bản hành chính. Đó là bao gồm các đề mục bắt buộc như:

- Quốc hiệu ngữ. Bất kỳ văn bản hành chính nào cũng đều phải có mục này, quốc hiệu tiêu ngữ sẽ nằm đầu tiên của văn bản. Sau đó đến tên của văn bản hành chính đó.

Cách viết mẫu giấy ủy quyền bạn nên biết
Cách viết mẫu giấy ủy quyền bạn nên biết

- Chữ ký của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền sẽ phải được ký kết đầy đủ trong văn bản hành chính này. Nếu như không có chữ ký thì văn bản hành chính sẽ không có giá trị và vai trò ủy quyền không được công nhận. Tuy nhiên, trong một số trường hợp người ủy quyền không có khả năng ký kết thì tùy từng trường hợp cụ thể mà mẫu giấy ủy quyền sẽ không có chữ ký của bên ủy quyền.

- Thực tế cho thấy, giấy ủy quyền thường được sử dụng trong những trường hợp ủy quyền đơn giản hơn là các trường hợp phức tạp. Những trường hợp ủy quyền phức tạp thay vì viết giấy ủy quyền người ta sẽ viết hợp đồng ủy quyền.

- Ngoài ra, trong hình thức văn bản sẽ bao gồm tên của bên nhận ủy quyền và bên được ủy quyền. Những thông tin này sẽ được điền đầy đủ, chi tiết rõ ràng nhất để cụ thể hóa mẫu giấy ủy quyền.

Việc làm quản lý hành chính

Lưu ý về hình thức của mẫu giấy ủy quyền
Lưu ý về hình thức của mẫu giấy ủy quyền

2.2. Nội dung chính – cách viết mẫu giấy ủy quyền

Thực chất, cách viết mẫu giấy ủy quyền không quá khó khăn. Ngoài mục quốc hiệu tiêu ngữ, tên văn bản được viết và trình bày theo quy chuẩn chung của pháp luật thì các mục khác được viết như sau:

- Căn cứ vào …: đây được xem là cơ sở pháp lý của mẫu giấy ủy quyền khi nó được lập ra. Bạn có thể ghi chung là căn cứ vào bộ luật dân sự nước CHXHCN VN hoặc ghi cụ thể hóa điều bao nhiêu, khoản mấy trong bộ luật nào tùy vào trường hợp cụ thể được ủy quyền.

- Thứ hai là ngày tháng năm được ủy quyền: đây là cơ sở để xác định vai trò của người ủy quyền về sau này.

- Bên ủy quyền: Bên ủy quyền sẽ cần điền đầy đủ thông tin về họ và tên, địa chỉ sinh sống, quốc tịch và số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp của mình. Những thông tin này cần được viết đầy đủ, chuẩn xác theo đúng những thông tin cá nhân của người ủy quyền. Ngoài ra, tên riêng của bên ủy quyền sẽ được viết hoa. Ví dụ: NGUYỀN TRUNG HIẾU.

- Bên nhận ủy quyền: Bên nhận ủy quyền sẽ cần điền đầy đủ thông tin về họ và tên, địa chỉ sinh sống, quốc tịch và số chứng minh nhân dân, ngày cấp, nơi cấp của mình. Những thông tin này cần được viết đầy đủ, chuẩn xác theo đúng những thông tin cá nhân của người nhận ủy quyền. Ngoài ra, tên riêng của bên ủy quyền sẽ được viết hoa. Ví dụ: PHẠM ĐÔNG BÌNH MINH.

Nội dung chính – cách viết mẫu giấy ủy quyền
Nội dung chính – cách viết mẫu giấy ủy quyền

- Nội dung ủy quyền: trong mục này bạn sẽ cần điền đầy đủ các thông tin về thời gian ủy quyền (là thời gian giấy quyền quyền có hiệu lực đến khi hết hiệu lực), bạn cần ghi rõ ngày tháng có hiệu lực và ngày tháng kết thúc trong mục này. Thứ hai là quyền và nghĩa vụ của bên nhận ủy quyền, đó là họ sẽ đại diện người ủy quyền thực hiện công việc gì?

- Cuối cùng là cam kết giữa các bên và chữ ký xác nhận: cam kết này sẽ bao gồm quyền lợi và nghĩa vụ được hưởng của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Đồng thời, trong cam kết này cũng sẽ có cam kết về giải quyết vấn đề khi có tranh chấp xảy ra giữa bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền. Chữ ký xác nhận của hai bên khẳng định lại sự đồng ý của bên này và bên kia về những thỏa thuận được soạn thảo trong giấy ủy quyền đi làm thủ tục.

>> Xem thêm: Bảng thanh toán tiền lương

2.3. Lưu ý khi viết giấy ủy quyền đi làm thủ tục

Khi viết giấy ủy quyền đi làm thủ tục bạn cần lưu ý một số điều quan trọng như sau:

- Tôn trọng quy định chung của một văn bản hành chính.

- Không được phạm những lỗi chính tả, không tẩy xóa trong văn bản. Ngôn từ sử dụng rõ ràng, rành mạch, không sử dụng các từ lóng, không sử dụng các biện pháp tu từ nhân hóa, so sánh hay ấn – hoán dụ trong văn bản hành chính này.

Lưu ý khi viết giấy ủy quyền đi làm thủ tục
Lưu ý khi viết giấy ủy quyền đi làm thủ tục

- Tốt nhất là nên có chữ kỹ xác nhận của bên ủy quyền và bên nhận ủy quyền để đảm bảo tính pháp lý tối cao của văn bản hành chính này.

- Các thông tin viết trong mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục phải chuẩn xác đặc biệt là thông tin cá nhân của bên nhận ủy quyền và bên ủy quyền.

- Những quyền lợi và thỏa thuận liên quan phải được thực hiện rõ ràng trước khi ký kết.

- Nội dung ủy quyền cần được ghi rõ ràng đặc biệt với những trường hợp ủy quyền thực hiện thủ tục quan trọng có giá trị kinh tế, pháp lý cao.

Tải ngay mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục tại đây:

mau-hop-dong-uy-quyen-ban-nha-o.doc

2.4. Trọn bộ mẫu giấy ủy quyền đầy đủ nhất

Tải ngay trong bộ mẫu giấy ủy quyền đầy đủ nhất tại đây:

Tong-hop-mau-giay-uy-quyen (1).zip

3. Những trường hợp nào không được sử dụng mẫu giấy ủy đi làm thủ tục

Mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục là văn bản chỉ định người khác đại diện mình thực hiện các thủ tục hành chính trong phạm vi được quyền. Tuy nhiên, không phải tất cả các trường hợp đều có thể ủy quyền thực hiện. Cụ thể những trường hợp không được phép ủy quyền như sau:

- Thực hiện thủ tục ly hôn hay đăng ký kết hôn.

- Thực hiện thủ tục gửi tiền tiết kiệm vào ngân hàng hay các tổ chức tín dụng.

Những trường hợp nào không được sử dụng mẫu giấy ủy đi làm thủ tục
Những trường hợp nào không được sử dụng mẫu giấy ủy đi làm thủ tục

- Lập di chúc của bản thân mình.

- Xin cấp phiếu LLTP số 2.

Tải ngay mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục tại đây:

Giay-uy-quyen-quyet-toan-thue-tncn.doc

Nhìn chung, mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục là một văn bản hành chính quan trọng, quen thuộc được nhiều doanh nghiệp, cá nhân sử dụng trong quá trình làm việc. Hy vọng rằng thông qua bài viết này bạn đã nắm rõ về mẫu giấy ủy quyền đi làm thủ tục cùng những thông tin hữu ích khác cho mình.

Tác giả: Timviec365.vn