Viết mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình cần lưu ý gì?
Đăng bởi Timviec365.vn - 3123 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 24 tháng 04 năm 2024
- [ Download nhanh ] Mẫu báo cáo thu chi nội bộ mới nhất
- Trọn bộ thông tin đầy đủ về mẫu giấy ủy quyền ký thay giám đốc
Cùng vieclam88.vn tìm hiểu sâu hơn về mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình và học cách viết mẫu quyết định này sao cho đáp ứng yêu cầu để phục vụ tốt nhất cho công việc nhé. Và trước tiên, hãy tham khảo biểu mẫu dưới đây để có hình dung ban đầu:
BIỂU MẪU QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH SỐ 1.docx
1. Hiểu biết cơ bản về mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình
1.1. Mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình là gì?
Mẫu giấy quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình là một văn bản hành chính dùng trong ngành xây dựng. Là bản quyết định thực thi nội dung cưỡng chế đối với việc tháo dỡ những công trình xây dựng vi phạm quy định luật pháp, được thành lập dựa trên những căn cứ rõ ràng của pháp luật về nội dung cưỡng chế tháo dỡ công trình và sau cùng cũng có thể bị lập biên bản vi phạm hành chính.
1.2. Giấy quyết định cưỡng chế sử dụng trong trường hợp nào?
Dựa trên cách gọi của giấy tờ cho chúng ta hiểu một phần lớn nguyên nhân vì sao người ta cần sử dụng mẫu văn bản này. Trước tiên, mẫu quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ công trình được sử dụng trong ngành xây dựng và sử dụng khi một công trình xây dựng nào đó vi phạm hành chính, vi phạm vào các luật lệ, điều lệ về ngành xây dựng mà Pháp luật đã ban hành, chẳng hạn như lấn chiếm vào phần đất công, xây dựng trên đất quy hoạch của Nhà nước,… Đó là những trường hợp xây dựng trái phép. Ngoài ra, những trường hợp công trình cứ thế được “mọc” lên một cách tự phát, không được cấp phép bởi cơ quan có thẩm quyền của nhà nước thì cũng sẽ bị cưỡng chế tháo dỡ công trình và đơn vị chức năng sẽ sử dụng mẫu cưỡng chế tháo dỡ để làm việc với đơn vị vi phạm.
>> Xem thêm: Hợp đồng thuê nhà xưởng
1.3. Căn cứ pháp lý của mẫu giấy quyết định về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình
Căn cứ vào quy định nêu rõ ràn ở Điều số 15, thuộc Nghị định số 139 ban hành vào năm 2024 của Chính phủ, chúng ta sẽ nhận diện được rất rõ khi nào một công trình sẽ bị tháo dỡ. Theo căn cứ này, các trường hợp sẽ bị xử phạt hành chính, đồng thời buộc tháo dỡ công trình nếu vi phạm về điều luật và quy định cấp phép bao gồm:
- Các hoạt động xây dựng
- Hoạt động khai thác, chế biến và làm kinh doanh khoáng sản để phục vụ cho hoạt động xây dựng (cụ thể là sử dụng để làm vật liệu xây dựng)
- Hoạt động sản xuất và kinh doanh các loại vật liệu xây dựng, kinh doanh bất động sản, mua bán nhà đất, phát triển và quản lý việc uỷ quyền sử dụng đất, sử dụng công sở, nhà ở
- Quản lý công trình xây dựng
- Các công trình xây dựng không được cấp phép hoạt sử dụng sai giấy cấp phép về hoạt động xây dựng
Toàn bộ các trường hợp trên nếu như không tuân thủ quy định nghiêm chỉnh quy định của pháp luật đã đặt ra trong xây dựng thì chắc chắn sẽ không thể tiếp tục tiến hành hoạt động xây dựng của mình được nữa, hậu quả nặng nề hơn là phải tháo dỡ công trình đó theo sự cưỡng chế của các cơ quan ban ngành chức năng.
Lúc này, để thông báo cho các đơn vị vi phạm về việc tháo dỡ công trình thì đơn vị chức năng sẽ phải gửi tới họ bản thông báo quyêt định cưỡng chế tháo dỡ công trình, đồng nghĩa rằng, những ai đảm trách vấn đề này sẽ phải tìm hiểu thật kỹ về mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình và cách sử dụng chúng đảm bảo nguyên tắc luật pháp.
>> Xem thêm: Mẫu hợp đồng thuê mặt bằng
1.4. Ai là người sử dựng mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình?
Tóm lại, trong nội dung chúng ta chỉ đề cập một cách tổng quát về cơ quan, đơn vị Nhà nước có thẩm quyền ra quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình mà không biết chính xác họ là ai. Ai sẽ là người có thẩm quyền cao nhất trong việc ban hành quyết định này?
Trong nhiều trường hợp khác nhau, người có thể ban hành mẫu giấy quyết định về việc cưỡng chế tháo dỡ với các công trình vi phạm sẽ được xác định khác nhau. Chẳng hạn:
- Đối với các công trình vi phạm và được xếp trong diện cưỡng chế tháo dỡ thuộc vào thẩm quyền cấp phép của Uỷ ban Nhân dân
- Nếu công trình đó thuộc vào diện bị buộc tháo dỡ (trường hợp đã được cấp phép xây dựng trước đó) và Sở Xây dựng hoặc Ủy ban nhân dân cấp huyện là những đơn vị cấp phép thì những đơn vị này sẽ gửi hồ sơ báo cáo lên Chủ tịch UBND cấp huyện và vị chủ tịch này sẽ là người có quyền đưa ra quyết định về việc cưỡng chế..
- Nếu công trình không nằm trong thẩm quyền của Sở xây dựng hoặc Ủy ban cấp Huyện thì thẩm quyền giải quyết, đưa ra quyết định cưỡng chế sẽ do Ủy ban cấp xã thực hiện.
2. Nội dung của mẫu quyết định về việc cưỡng chế tháo dỡ đối với công trình xây dựng
Ngoài những thành phần cơ bản mà một văn bản quyết định cần có như Quốc hiệu – Tiêu ngữ, đều có mặt trong tất cả các văn bản hành chính như mẫu đề nghị thanh toán công nợ, mẫu biên bản kiểm phiếu, biên bản giao nhận tài sản cố định, biên bản kiểm tra tài sản, mẫu hợp đồng nhân công xây dựng,... thời gian – địa điểm, số Quyết định thì nội dung cần đáp ứng của mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình sẽ bao gồm:
- Tên quyết định: Mẫu quyết định này sẽ được thể hiện với tên gọi đầy đủ như sau:
QUYẾT ĐỊNH
VỀ VẤN ĐỀ CƯỠNG CHẾ PHÁ DỠ CÔNG TRÌNH ….
Tùy vào nội dung cụ thể của công trình mà người viết sẽ hoàn thiện vào dấu (…) của tên bản quyết định. Ví dụ như: …. CƯỠNG CHẾ PHÓ DỠ CÔNG TRÌNH XÂY DỰNG TRÁI PHÉP TRÊN ĐẤT CÔNG
- Người ban hành quyết định: Phần này chỉ cần ghi rõ chức danh nào ban hành văn bản này (Chủ tích ủy ban Nhân dân cấp Huyện …. Hoặc Chủ tích Ủy ban Nhân dân cấp xã ….) và được ghi ngay bên dưới tên quyết định.
- Nêu rõ cơ sở pháp lý lấy làm căn cứ xây dựng và ban hành quyết định.
- Nội dung chi tiết về việc cưỡng chế tháo dỡ công trình: Phần này bạn sẽ ghi cụ thể vấn đề cưỡng chế là gì, lý do vì sao cần cưỡng chế và ai/ đơn vị nào sẽ phải nhận quyết định cưỡng chế.
- Nêu rõ các căn cứ kèm theo các trường hợp phải tiếp nhận việc cưỡng chế như sau:
+ Tên công trình đã vi phạm về việc xây dựng, địa chỉ cụ thể (ngách, ngõ, đường phố, tổ, phường, quận, thành phố)
+ Tên người đứng đầu, phụ trách công trình
+ Thông tin người chịu trách nhiệm công trình: Địa chỉ thường trú/ địa chỉ trụ sở khi ứng với một tổ chức (không phải một cá nhân)
+ Lý do cưỡng chế:
• Hành vi vi phạm cần phải cưỡng chế là gì?
• Hình thức xử lý
- Kết luận đối tượng là chủ đầu tư, có thể là tổ chức hoặc cá nhân cần tuân thủ, thực thi đối với yêu cầu của lực lượng chức năng khi họ tiến hành thực hiện quyết định, đồng thời đối tượng vi phạm sẽ phải trả mọi kinh phí đối với hoạt động tổ chức cưỡng chế.
- Kết luận đơn vị phụ trách thi hành Quyết định: trong mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình sẽ nêu rõ ai là người sẽ có trách nhiệm thực thi đối với quyết định này. Thông thường, văn bản sẽ nêu:
Giao cho Trưởng công an (đơn vị hành chính: xã/ phương/ thị trấn) ….. (tên đơn vị hành chính) phối hợp cùng với….. (đơn vị phụ trách về vấn đề xây dựng) sẽ tổ chức để quyết định được thi hành tốt nhất.
Lưu ý, thời gian thi hành kể từ khi ban bố quyết định này là 5 ngày.
- Thông tin chi tiết về Nơi nhận
- Chữ ký của Chủ tịch ban hành quyết định
Tải và xem file sau để có thêm hình dung về biểu mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình này bạn nhé:
BIỂU MẪU QUYẾT ĐỊNH CƯỠNG CHẾ THÁO DỠ CÔNG TRÌNH SỐ 2.doc
3. Lưu ý khi xây dựng mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình
Với một văn bản mang tính pháp lý, người soạn thảo, xây dựng hoặc lập ra văn bản đó cần phải đảm bảo chỉn chu các yếu tố từ nội dung cho đến hình thức để đảm bảo tính hiệu lực của giấy tờ. Đối với mẫu văn bản quyết định cưỡng chế về việc tháo dỡ công trình cũng như vậy, sẽ có những nguyên tắc bất thành văn mà nhất định các bạn sẽ phải tuân thủ nghiêm ngặt trong quá trình tạo lập văn bản. Đó là gì? Hãy đọc ngay những nội dung bên dưới đây, các chuyên viên đến từ website vieclam88.vn sẽ chỉ rõ cho các bạn những lưu ý quan trọng cần đảm bảo khi viết mẫu văn bản này.
Thứ nhất, tuyệt đối không bỏ trống bất cứ nội dung nào trong mẫu quyết định này. Thông thường, người có thẩm quyền không trực tiếp soạn thảo nên mẫu văn bản quyết định cưỡng chế và tháo dỡ đối với các công trình xây dựng vi phạm quy định pháp luật theo ý riêng của mình mà sẽ soạn thảo dựa trên văn bản mẫu có sẵn.
Những khoảng trắng trong biểu mẫu sẽ được để trống, là nơi bạn sẽ cần hoàn thiện nội dung trong đó. Vậy nên có bao nhiêu khoảng trống thì bạn cần hoàn thiện bấy nhiêu nội dung hay thông tin vì chúng ta ngầm hiểu đó là yêu cầu cần đáp ứng để quyết định sau khi hoàn thiện có hiệu lực.
Thứ 2, dựa vào mẫu giấy quyết định để soạn thảo một văn bản quyết định bằng word, không văn bản mẫu ra và sử dụng bút mực để điền nội dung vào những khoảng trắng. Điều này vừa làm cho văn bản trở nên không chuyên nghiệp mà còn khiến nó không mang hình thức chuẩn của một bản QUYẾT ĐỊNH đúng nghĩa.
Thứ 3, tất cả nội dung đưa vào mâu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình cần phải chính xác, đầy đủ, có căn cứ rõ ràng. Tránh trường hợp nêu các thông tin chung chung.
Hãy cố gắng hoàn thiện 3 lưu ý này để chắc chắn bạn đã xây dựng được một biểu mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trinh đúng chuẩn và mang tính chất pháp lý, có giá trị thực thi trong thực tế.
Như vậy, với những nội dung được đưa ra trên đây, các bạn đã căn bản hiểu được thế nào là mẫu văn bản quyết định đối với vấn đề cưỡng chế tháo dỡ công trình. Chúng tôi mong rằng, bài viết này đã đáp ứng phục vụ tốt những nhu cầu hiện tại của bạn. Bạn có thể tải mẫu quyết định cưỡng chế tháo dỡ công trình mà chúng tôi cung cấp để tham khảo, kết hợp với các lưu ý về cách viết để tạo nên một biểu mẫu hoàn hảo nhé.
Tài liệu mới
Tài liệu mới