Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Download Bảng tính và phân bố khấu hao tài sản cố định dễ dàng

Đăng bởi Timviec365.vn - 11220 lượt xem

Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định có vai trò không kém quan trọng như biên bản bàn giao tài sản trong doanh nghiệp; vì nó sẽ thể hiện số khấu hao tài sản cố định phải trích và việc phân bổ số khấu hao tài sản cố định này cho các đối tượng sử dụng tài sản cố định hàng tháng.

Việc làm kế toán - kiểm toán

1. Thế nào mới được coi là tài sản cố định (TSCĐ)

TSCĐ là những tư liệu sản xuất đóng vai trò không thể thiếu trong sản xuất kinh doanh, là những vật có giá trị lớn và được sử dụng trong thời gian dài (chu kỳ sản xuất). Để có thể thực hiện tốt công việc phân bổ khấu hao TSCĐ thì kế toán viên sẽ phải xác định đúng được những tài sản nào là TSCĐ. Và theo quy định đã có hiệu lực của thông tư 45/2013/TT-BTC thì tài sản phải đáp ứng được những yêu cầu dưới đây để xác định là TSCĐ:

- Thứ nhất: Phải mang lại lợi ích kinh tế cho doanh nghiệp trong tương lai từ việc sử dụng tài sản đó.

- Thứ hai: Thời gian sử dụng tối thiểu 1 năm.

- Thứ ba: Nguyên giá tài sản này từ 30 triệu đồng ( ba mươi triệu đồng) trở lên và giá trị này phải được xác định một cách chính xác và tin cậy.

Tài sản cố định là gì

Thực tế thì TSCĐ sẽ được chia ra làm 2 loại là tài sản cố định hữu hình ( ví dụ: cây, vườn nhà, xe tải,… thỏa mãn được 3 tiêu chí trên) và tài sản cố định vô hình. Để có thể phân biệt được chính xác về tài sản vô hình cũng tương đối là khó nếu kế toán viên chưa có kinh nghiệm. Chính vì vậy các kế toán viên cần phải nắm rõ những nội dung sau:

- Chi phí thực tế mà doanh nghiệp đã bỏ ra và đáp ứng được 3 tiêu chí kể trên mà không thể hình thành được TSCĐ hữu hình thì sẽ được coi là TSCĐ vô hình.

- Chi phí không thỏa mãn được 3 tiêu chuẩn kể trên sẽ được hạch toán dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp.

- Những khoản chi phí phát sinh thuộc giai đoạn thực hiện được ghi nhận là TSCĐ vô hình tạo ra từ nội bộ doanh nghiệp cần thỏa mãn những điều sau:

a) Tính khả thi về mặt kỹ thuật đảm bảo cho việc hoàn thành và đưa tài sản vô hình vào sử dụng theo dự tính hoặc để bán;

b) Doanh nghiệp dự định hoàn thành tài sản vô hình để sử dụng hoặc để bán;

c) Doanh nghiệp có khả năng sử dụng hoặc bán tài sản vô hình đó;

d) Tài sản vô hình đó phải tạo ra được lợi ích kinh tế trong tương lai;

đ) Có đầy đủ các nguồn lực về kỹ thuật, tài chính và các nguồn lực khác để hoàn tất các giai đoạn triển khai, bán hoặc sử dụng tài sản vô hình đó;

e) Có khả năng xác định một cách chắc chắn toàn bộ chi phí trong giai đoạn triển khai để tạo ra tài sản vô hình đó;

g) Ước tính có đủ tiêu chuẩn về thời gian sử dụng và giá trị theo quy định cho tài sản cố định vô hình.

Ngoài ra những loại tài sản không được coi là TSCĐ các kế toán viên nên phân biệt rõ là: Nhãn hiệu thương mại, giấy phép chuyển giao công nghệ, bằng sáng chế, lợi thế kinh doanh, chi phí mua đề và sử dụng các tài liệu kỹ thuật, chi phí chuyển dịch địa chỉ, chi phí cho giai đoạn nghiên cứu, chi phí quảng cáo phát sinh trước khi thành lập doanh nghiệp, chi phí đào tạo nhân viên, chi phí thành lập doanh nghiệp,… những tài sản này sẽ được hạch toán dần vào chi phí kinh doanh của doanh nghiệp trong khoảng thời gian tối đa không quá 3 năm theo đúng Điều lệ của Luật thuế thu nhập doanh nghiệp.

Việc làm kế toán hành chính

>> Xem thêm: Hồ sơ đăng ký thuế

2. Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

2.1. Mục đích sử dụng bảng phân bổ khấu hao tài sản cố định

Có thể nói đây là một trong những nhiệm vụ chính của một kế toán viên, vai trò của nhiệm vụ này cũng không thể thiếu trong bất cứ một tổ chức hay một doanh nghiệp nào. Việc khấu hao là một trong những biểu hiện đặc trưng bằng tiền của giá trị mà tài sản được coi là TSCĐ đã bị hao mòn trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất, kinh doanh. Hay nói một cách dễ hiểu thì những khấu hao cũng chính là chi phí sản xuất kinh doanh và thuộc giá thành sản phẩm. Do vậy mỗi doanh nghiệp dù quy mô lớn hay nhỏ cũng đều cần biết đến những con số cụ thể để phản ánh cũng như đánh giá đúng khoản khấu hao TSCĐ phải trích và phân bổ số khấu hao đó để kế toán viên có thể hạch toán cho các đối tượng sử dụng TSCĐ hàng tháng. Và đó cũng chính là mục đích của việc phân bổ khấu hao tài sản cố định mà các bạn nên biết.

Mục đích sử dụng phân bổ khấu hao tscd

2.2. Kết cấu và nội dung chủ yếu

Khi các bạn nhìn vào Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ thì cũng dễ dàng thấy được những phản ánh số khấu hao nằm ở cột dọc; để tìm ra được những con số chính xác thể hiện được điều đó thì phải dựa vào từng đối tượng sử dụng TSCĐ. Ngoài ra hàng ngang sẽ phản ánh được số khấu hao tính trong tháng trước và tháng này, nói một cách dễ hiểu thì khi nhìn vào sẽ thấy được sự tăng, giảm của số khấu hao.

Cơ sở để lập bảng tính:

- Giá trị điền vào dòng khấu hao đã tính tháng trước sẽ được lấy từ bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ mà kế toán viên đã lưu trữ lại của tháng trước.

- Trong trường hợp có sự tăng, giảm số khấu hao TSCĐ thì những số chênh lệch này phải được phản ánh chi tiết theo đúng quy định hiện hành của Luật pháp về khấu hao TSCĐ trong doanh nghiệp.

- Giá trị điền vào dòng số khấu hao phải tính tháng này được tính bằng:

Số khấu hao TSCĐ tháng này =  Số khấu hao tính tháng trước +/- Số khấu hao tăng/ giảm trong tháng.

- Sử dụng Bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và sổ kế toán để lưu trữ lại giá trị số khấu hao phải trích tháng này trên Bảng phân bổ khấu hao TSCĐ. Và như ở trên chúng tôi cũng nói rằng số khấu hao cũng sẽ được hạch toán, tính vào giá thành thực tế sản phẩm hoặc thành phẩm, dịch vụ hoàn thành.

>>> Xem thêm: Biên bản thanh lý tài sản

Việc làm

3. Một số mẫu bảng phân bổ tài sản cố định phổ biến

Hiện nay, mẫu bảng phân bổ tài sản cố định đề được các doanh nghiệp trú trọng, sử dụng nhiều và đương nhiên mỗi tổ chức sẽ có những mẫu sử dụng khác nhau để phù hợp với bộ máy hoạt động kinh doanh của doanh nghiệp. Trên thực tế hiện nay cũng có không ít các doanh nghiệp vẫn sử dụng Excel để áp dụng bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ, là một ứng dụng vô cùng hữu ích đối với dân văn phòng, đặc biệt là đối với các kế toán viên và không chỉ riêng gì bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ mà nó còn được dùng cho nhiều loại giấy tờ khác như mẫu danh sách công nhân viên được đào tạo, danh sách người tham gia đến hạn phải đóng BHXH tự nguyện, BHYT, danh sách người chỉ tham gia bhyt, danh sách lao động tham gia bhxh, bhyt, danh sách đơn vị thuế đang quản lý chưa tham gia bhxh, bhytdanh sách về các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất, mẫu đánh giá nhân viên theo năm, bảng chấm công,... Để xây dựng những mẫu chứng từ kế toán trên Excel cũng là một trong những kỹ năng cần có ở mỗi kế toán viên. Mặc dù doanh nghiệp bạn sử dụng bảng dưới dạng excel thì vẫn cần phải đáp ứng được đầy đủ các thông tin như:

- Đơn vị, địa chỉ: Ghi rõ tên đơn vị, bộ phận sử dụng (để chứng thực được tính chính xác và độ tin cậy thì có thể đóng dấu đơn vị),

- Mẫu biên bản: Sử dụng tính năng Text box ( thực hiện thao tác Insert rồi chọn Text Box) như vậy sẽ dễ dàng cho việc di chuyển cả box tới vị trí phù hợp với quy định hoặc yêu cầu mà không cần phải phụ thuộc vào thay đổi diện tích các cột khác trong bảng tính.

Ngày … tháng … năm ...: Ghi rõ ngày, tháng, năm tiến hành lập bảng khấu hao (ngày cuối tháng)

Dưới đây sẽ là một số mẫu được sử dụng phổ biến mà bất kỳ ai cũng nên biết.

3.1. Biểu mẫu 06 - TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư 133/2016/TT-BTC

Mẫu số 06-TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định

bảng tính và phân bố khấu hao

Biểu mẫu 06 - TSCĐ ban hành kèm theo thông tư 133/2016/TT-BTC

Bảng tính và phân bố khấu hao TSCĐ- 06-TSCĐ.docx

3.2. Biểu mẫu 06 - TSCĐ ban hành kèm theo Thông tư số 200/2014/TT-BTC

Mẫu số 06-TSCĐ: Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định Ban hành theo Ngày 22/12/2014 của Bộ Tài chính

Bảng tính và phân bổ khấu hao TSCĐ TT200

Biểu mẫu 06 - TSCĐ ban hành kèm theo thông tư 200/2014/TT-BTC

Bảng-tính-và-phân-bổ-khấu-hao-mẫu-06-TSCĐ-theo-thông-tư-200-1.doc

Trên đây là những thông tin hữu ích hỗ trợ các bạn trong quá trình làm việc, hy vọng đã giúp các bạn hiểu về Bảng tính và phân bổ khấu hao tài sản cố định và chúc các bạn tải mẫu về thành công!

>>> Bạn đọc có thể quan tâm xem thêm: biên bản kiểm kê tài sản cho doanh nghiệp mới nhất năm 2021. Kiểm kê tài sản là hoạt động quan trọng của doanh nghiệp. 

Tác giả: Timviec365.vn