5 phút tải ngay mẫu thư xin việc chi tiết thu hút nhà tuyển dụng
Đăng bởi Timviec365.vn - 4540 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 2 tháng 05 năm 2024
- Tổng hợp các mẫu bản cam kết nghỉ việc mới nhất hiện nay
- Mẫu lý lịch xin việc chuẩn nhất - Tải miễn phí ngay
Việc làm hành chính - văn phòng
1. Tầm quan trọng của một thư xin việc
1.1. Giá trị của thư xin việc
Thư xin việc là một trong những loại giấy tờ mà mỗi ứng viên dù làm ở bất kì ngành nghề, lĩnh vực, bằng cấp nào cũng cần phải có trong quá trình xin việc. Thư xin việc thường đi kèm trong hồ sơ xin việc mẫu và CV xin việc. Rất nhiều nơi có thể bỏ qua CV do tính chất công việc không cần đến mô tả quá trình làm việc như những việc lao động chân tay. Thế nhưng đối với riêng thư xin việc thì lúc nào cũng phải cần. Thư xin việc là một loại giấy tờ mang tính hình thức nhằm bày tỏ nguyện vọng, mong muốn làm việc của bạn với công ty đó.
Thư xin việc đóng một vai trò vô cùng quan trọng đối với cuộc ứng tuyển của bạn. Nhất là khi bạn là sinh viên đang làm giấy đề nghị thực tập hay đơn xin thực tập thì thư xin việc lại càng quan trọng. Người ta quan niệm rằng vòng hồ sơ cũng được xem như là một vòng phỏng vấn gián tiếp lần một. Chính vì vậy sẽ không ngoa nếu nói thư xin việc thể hiện một phần con người ứng viên để nhà tuyển dụng dựa vào đó để đánh giá.
1.2. Chức năng của thư xin việc
Đừng cần phải miêu tả chi tiết về bản thân trong thư xin việc, thay vào đó tập trung vào việc nêu bật kinh nghiệm làm việc và kỹ năng liên quan một cách ngắn gọn. Đồng thời thư xin việc còn thay thế cho một lời chào, lời giới thiệu về bản thân với nhà tuyển dụng. Bên cạnh đó chức năng chính của thư xin việc chính là chiếc vé để quyết định bạn có trúng tuyển vào vị trí đó hay không. Cho dù CV và sơ yếu lý lịch để có đầy đủ hết những thông tin nhà tuyển dụng cần, song nhiều người vẫn kiên quyết xem thư xin việc, thậm chí những hồ sơ không có thư xin việc còn bị nhiều nhà tuyển dụng loại thẳng tay. Bởi lẽ, thư xin việc đã nắm giữ 80% độ thành công ứng tuyển của bạn nhờ những chức năng của nó bao gồm:
Thứ nhất nó là minh chứng cho sự hứng khởi và trân trọng của ứng viên với vị trí ứng tuyển
Thứ hai thư xin việc là cách để bày tỏ nguyện vọng đề nghị yêu cầu của ứng viên với vị trí công việc đang tuyển dụng
Chức năng thứ ba đó là sự thể hện kỹ năng giao tiếp và ứng xử, bao gồm cả kỹ năng thuyết phục của ứng viên.
Xem thêm: Mẫu quyết định tăng lương cho tập thể
2. Cách viết thư xin việc
2.1. Nội dung
Thư xin việc mặc dù là một loại giấy tờ mang tính hành chính xong vẫn đúng như tên gọi của nó thì vẫn phải đảm bảo cấu trúc của 1 lá thư từ như mẫu thư mời làm bài kiểm tra và mẫu thư tín thương mại,... Thư xin việc bao gồm 3 phần chính đó là: mở bài, thân bài và kết bài. Trước khi bắt đầu vào phần mở bài, thư xin việc còn cần có một phần cung cấp thông tin với những mục sau:
- Họ và tên ( người ứng tuyển )
- Địa chỉ hiện tại
- Số điện thoại liên lạc
- Ngày/tháng/năm sinh
- Công việc hiện tại ( công việc đang làm trước khi ứng tuyển vào đây )
- Kính gửi ( người/ đơn vị nhận hồ sơ ứng tuyển )
- Công ty ( Tên công ty ứng tuyển )
Tiếp đó là phần nội dung chính của thư xin việc:
Mở bài: Phần mở bài chính là phần dắt dắt để vào lý do có thư xin việc này. Thông thường phần dẫn dắt thường là “thông qua … ( nguồn tin/ internet/ người quen giới thiệu ) được biết quý công ty đang có nhu cầu tuyển nhân viên …” Phần này chính là một phần thưa gửi lịch sự đầu tiên đến với nhà tuyển dụng. Tiếp đó, ứng viên sẽ phải nêu vị trí mà bạn mong muốn làm việc tại công ty đó.
Thân bài: Phần này sẽ phần giải thích và thuyết phục cho nhà tuyển dụng biết vì sao mình đầy đủ yếu tố để tự tin ứng tuyển vào vị trí này. Ở đây, ứng viên có thể “show” hết tất cả những ưu điểm, trình độ, kỹ năng của bạn để làm cơ sở để nhà tuyển dụng chọn bạn.
Kết bài: Là những lời mong mỏi gặp mặt vào buổi phỏng vấn và lời cảm vì đã nhận và đọc thư xin việc.
Xem thêm: Đơn đề xuất tăng lương
2.2. Trình bày
Khi trình bày thư xin việc bạn có thể chọn lựa 2 cách sau: Một là viết tay, hai là điền vào mẫu đánh máy sẵn có. Nếu viết tay bạn có thể dựa vào phần hướng dẫn trình bày ở trên để có thể viết theo. Tuy nhiên hãy chú ý rằng khi viết tay bạn cần phải trình bày sạch đẹp, chữ nghĩa rõ ràng và thống nhất một màu mực từ đầu đến cuối để thể hiện sự trang trọng cho thư xin việc của bạn. Tuy nhiên bạn cũng có một cách khác dễ dàng hơn đó là tải sẵn mẫu thư xin việc xuống và điền vào. Trong vòng 5 phút là bạn đã có thể hoàn thiện đơn xin việc của mình một cách chuẩn xác, đầy đủ mà vẫn đảm bảo những yếu tố về sự trang trọng, lịch sự khác.
Sau khi tải thư xin việc mẫu sẵn về, bạn hãy điền đầy đủ các thông tin. Đây là những phần thông tin quan trọng mà bạn phải chắc chắn không được ghi sai, tránh làm mất điểm cả bộ hồ sơ của bạn với nhà tuyển dụng.
3. Chú ý khi điền mẫu thư xin việc
Mặc dù đã có sẵn mẫu, tuy nhiên nhiều ứng viên vẫn mắc một số lỗi khiến hồ sơ xin việc của mình bị đánh trượt bằng yếu tố khách quan. Thế nên bạn cần có một số lưu ý sau. Thứ nhất như đã nói ở trên tất cả các thông tin xin việc của bạn đều đã được nêu ở CV và sơ yếu lý lịch cho nên bạn không phải nhắc lại chi tiết những điều đó vào trong thư xin việc. Điều này sẽ đảm bảo thư xin việc của bạn không quá dài, ngắn gọn và súc tích. Người tuyển dụng cũng không muốn đọc một lá thư xin việc nào đó dài ngoằng đến tận 2 3 trang giấy A4. Hãy tóm tắt một cách khái quát nhất đủ để hấp dẫn và thuyết phục người đọc.
Thứ hai tuy là ở vị thế người đi xin việc xong bạn vẫn phải thể hiện sự tự tin của mình thông qua ngôn ngữ sử dụng trong thư. Ngôn ngữ ở đây nên ngắn gọn, trang trọng, từ ngữ đơn giản, dễ hiểu, tự tin vào năng lực của mình. Tuy nhiên tự tin không có nghĩa là tự cao, hãy xen cùng với đó là sự trân trọng và đề cao công ty mà mình đang muốn làm việc.
Tải mẫu thư xin việc mới nhất
Sau khi xin việc thành công thì bạn cần tìm hiểu mẫu biên bản bàn giao tài sản để chuẩn bị cho quá trình nhận tài sản và thực hiện đúng quy trình tiếp nhận nhân sự tại công ty mới, đây là một trong những biểu mẫu mà bạn sẽ phải sử dụng khi bắt đầu hoặc kết thúc công việc tại một công ty.
Xin cảm ơn các bạn đã quan tâm và tải tài liệu miễn phí. Chúc các bạn thành công!
>>> Tham khảo thêm: Mẫu báo cáo quá trình thử việc chuẩn nhất hiện nay
Tài liệu mới
Tài liệu mới