Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Công dụng của baking soda dùng để làm gì và cách sử dụng

Tác giả: Nguyễn Ngọc Ánh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 28 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Baking soda đã không còn là chất xa lạ trong mỗi gia đình nữa. Baking soda là một chất hữu cơ  có công dụng đa năng không chỉ trong nhà bếp mà còn giúp làm đẹp, làm sạch các vật dụng trong nhà. Vậy cụ thể baking soda được dùng trong những trường hợp nào. Hãy cùng bài viết tìm hiểu về các công dụng cụ thể ấy qua chủ đề baking soda dùng để làm gì nhé!

Tìm việc

1. Baking soda là gì?

1.1. Nhận biết Baking soda

Baking soda là tên gọi thông dụng dùng để chỉ thuốc muối hay muối nở. Tuy có nhiều tên gọi cho chất này nhưng thực chất nó có tên khoa học là natri hidrocacbonat với công thức hóa học là NaHCO3.

Đặc tính của baking soda là chất rắn ở dạng tinh thể, màu trắng, có tính kiềm, chất không có mùi, có vị hơi mặn. Baking soda là muối của kim loại nhưng lại ít tan hoặc không tan trong nước.

Baking soda có thể hình thành và tồn tại trong môi trường tự nhiên. Baking soda được tìm thấy tại các quặng khoáng sản NaHCOlite, thông thường ở gần những nơi có suối khoáng hoặc đã từng có suối khoáng. Trải qua quá trình bay hơi bởi nhiệt độ, lượng nước được rút đi và hình thành nên chất tinh thể rắn natri hidrocacbonat.

Ngày nay do ứng dụng của natri hidrocacbonat (hay baking soda) là rất cao nên người ta có thể tạo ra chất này trong môi trường nhân tạo bằng các phản ứng hóa học. Và để thuận lợi cho quá trình sử dụng thì thông thường, các đơn vị sản xuất sẽ xử lý và để baking soda ở dạng bột mịn. Được công nhận là một chất phụ gia an toàn được công bố bởi các nước châu Âu nên baking soda ngày càng được sử dụng phổ biến trong tiêu dùng.

>> Xem thêm: BBQ nghĩa là gì

Baking soda là gì?
Baking soda là gì?

1.2. Phân biệt baking soda với baking power

Baking soda và baking power có nhận dạng thông thường khá giống nhau. Đều là chất rắn dạng tinh thể màu trắng và không mùi nên thực tế hai chất này dễ bị nhầm lẫn. Do là hai chất khác nhau có công thức hóa học và công dụng hoàn toàn khác nên để tránh nhầm lẫn, dưới đây là một số sự khác biệt để các bạn, đặc biệt là chị em phụ nữ có thể mua đúng và sử dụng đúng cách.

Baking soda là muối nở nên sẽ có vị hơi mặn, tính kiềm với công thức hóa học là NaHCO­3 với tên gọi là natri hidrocacbonat. Baking powder là loại bột nở không có chứa muối, có tính axit (khác hoàn toàn so với soda nở).

Nếu baking soda là đơn chất thì baking power là hợp chất bao gồm baking soda, bột ngô và các loại muối acid (hay bột kem tartar).

Đặc tính của baking soda là phân hủy và giải phóng CO2 nếu phản ứng trong môi trường axit yếu do tính kiềm của muối. Còn baking power có tính axit sẵn nên chỉ cần gặp độ ẩm là đã diễn ra phản ứng và giải phóng CO2.

Vì vậy, khi sử dụng phụ thuộc vào mục đích của người dùng mà mỗi loại có tác dụng mạnh hơn hoặc phản ứng yếu hơn trong từng trường hợp cụ thể.

>> Xem thêm: Appetizer là gì

2. Baking soda dùng để làm gì?

Với giá thành rẻ và những đặc tính nêu trên, baking soda được sử dụng trong nhiều trường hợp. Cùng tìm hiểu rõ hơn qua phần dưới đây nhé!

2.1. Baking soda dùng trong chế biến thực phẩm

Được xác nhận là một chất phụ gia an toàn đã được công nhận, vì vậy baking soda được sử dụng rộng rãi trong chế biến thực phẩm và cũng không còn xa lạ với mọi người. đầu bếp như sous chef, chef de partie, demi chef, commis chef. Có lẽ chúng ta sẽ bắt gặp baking soda nhiều nhất trong việc làm bánh của các pastry chef.

Làm bánh thì baking soda là một nguyên liệu không thể thiếu nếu muốn bánh ngon và xốp mềm. Khi làm bánh ngọt, baking soda có tính kiềm sẽ trung hòa tính axit trong các nguyên liệu khác và phản ứng giải phóng CO2 ­Tạo ra các khoảng không khí trong bánh giúp bánh trở nên xốp, mềm và ẩm hơn.

Không chỉ với bánh ngọt mà baking soda là nguyên liệu cần thiết trong hầu hết các loại bánh làm từ bột mỳ.

Ngoài làm bánh thì baking soda được dùng để bảo quản thực phẩm bởi đặc tính kiềm của muối sẽ giữ cho thực phẩm lâu hơn, đặc biệt là các thực phẩm từ động vật tươi sống. “Cá không ăn muối cá ươn” là câu truyền đạt kinh nghiệm để bảo quản loại thực phẩm này. Cá hoặc thịt muốn giữ độ tươi lâu thì nên ướp baking soda trước khi cho vào tủ lạnh nhằm rút bớt nước từ đó bảo quản được thực phẩm lâu hơn.

Nếu chế biến các thực phẩm từ thực vật, bạn muốn thực phẩm đó rút nước nhanh, các loại rau muốn giòn hơn trong việc nấu chín thì bạn có thể dùng baking soda hỗ trợ điều này.

>> Xem thêm: Gordon Ramsay là ai

2.2. Baking soda dùng trong làm đẹp

Ngoài việc sử dụng trong nhà bếp là công dụng nổi bật nhất thì baking soda đang ngày càng được ứng dụng nhiều trong việc làm đẹp với các công dụng sau:

Baking soda dùng để làm gì?
Baking soda dùng để làm gì?

- Baking soda giúp làm sạch da. Với tính kiềm nhẹ, muối nở sẽ giúp tẩy rửa, loại bỏ bề mặt da những bụn bặm và vi khuẩn cùng tế bào chết. Da sạch sẽ tránh bít tắc, thúc đẩy sự sản sinh tế bào mới từ đó giúp da mịn màng và hồng hào hơn.

- Trị mụn cũng là một công dụng đặc sắc của baking soda trong làm đẹp. Với tính chất như làm đẹp da thì việc sát khuẩn sẽ giúp các vết mụn được khử trùng giúp giảm viêm tiêu sưng, làm dịu da và nhanh khô cùi mụn.

- Sau khi trị mụn sẽ để lại những vết thâm trên da hoặc những vết thâm da vết thương khác để lại thì baking soda làm mờ sẹo thâm, kích thích da tái tạo đẻ thay thế những tế bào da sậm màu.

- Baking soda làm trắng răng cực kỳ an toàn. Với đặc tính của mình, baking soda nhẹ nhàng đánh bật các mảng bám thức ăn còn sót lại và các vết ố một cách nhẹ nhàng và nhanh chóng.

- Bạn có thể chữa cháy cho mái tóc bết nhưng không kịp gội đầu hoặc giúp tóc lâu bết hơn với baking soda. Chất dầu tự nhiên trông da đầu khiến tóc bạn bết và kém thẩm mỹ. Trong khi bạn có việc gấp và không kịp gội đầu thì một chút baking soda sẽ là giải pháp cứu cánh cho bạn.

Hoặc do cơ địa bạn là người đẩy nhiều dầu mặc dù tóc bạn không bẩn nhưng bết khiến cho bạn mất tự tin. Baking soda sẽ giúp tóc bạn lâu bết hơn đấy.

Việc làm it phần cứng - mạng

2.3. Các công dụng khác của baking soda

Baking soda còn một số công dụng khác như sau:

- Chữa cháy nắng cho da bằng baking soda trở nên dễ dàng hơn. Với tính năng bốc hơn nhanh, muối baking soda sẽ giúp lấy đi hơi nóng ở trên da làm dịu da và bớt ửng đỏ. Đây là cách sơ cứu nhanh chóng để giảm thiểu tối đa sự tổn thương về da và các mô cơ dưới da do bị cháy nắng bởi nhiệt độ cao.

- baking soda giúp khử mồ hôi chân. Mồ hôi dưới chân cùng môi trường bí bách do đi giày dép khiến vi khuẩn hoạt động mạnh gây mùi hôi. Baking soda giúp giải quyết vấn đề này bằng cách phản ứng với hơi nước (là mồ hôi từ chân ra) làm nước bốc hơi nhanh và tính kiềm ngăn chặn vi khuẩn phát triển. Từ đó giúp chân có mùi dễ chịu hơn.

- baking soda là chất tẩy rửa an toàn không có mùi khó chịu giống các chất tẩy rửa hóa học vì vậy bạn sẽ không phải hít những mùi khó chịu và độc hại. Bạn có thể sử dụng baking soda để làm sạch giày trắng, dụng cụ nhà bếp, đồ dùng bị bám ố, dụng cụ pha cà phê,… bằng cách rải baking soda lên bề mặt và chờ một lúc để nó phản ứng giúp mảng bám bởi ra và việc vọ rửa sẽ dễ dàng cho việc nội trợ.

Có thể thấy baking soda có rất nhiều công dụng hữu ích trong cuộc sống hằng ngày phải không. Hãy luôn có baking soda ở trong nhà của bạn nhé để có thể giúp bạn chữa cháy bất cứ lúc nào và khiến cho việc dọn dẹp được nhanh chóng và nhẹ nhàng hơn.

>> Xem thêm: Creamcheese là gì

3. Những điều nên tránh khi dùng baking soda

Tuy baking soda rất hữu ích và an toàn nhưng để khiến việc sử dụng nó trở nên thuận lợi hơn thì bạn nhớ lưu ý một số điều như sau:

Bất kỳ một sản phẩm nào thì điều đầu tiên khi mua, chúng ta cũng nên lưu ý đến hạn sử dụng để đảm bảo nó còn đầy đủ tính năng trong quá trình sử dụng và không bị phản ứng biến thành chất khác. Hãy lựa chọn mua baking soda chất lượng tại những cửa hàng uy tín. Sau khi sử dụng baking soda cần bảo quản nơi khô ráo thoáng mát tránh những nơi có độ ẩm cao làm giảm thời gian và hiệu quả sử dụng.

Trong nấu ăn, đặc biệt là làm bánh vì đặc tính phản ứng và bốc hơi CO2 nhanh vì vậy bạn cần căn thời gian nấu cũng như liều lượng để baking soda không lấy đi quá nhiều nước của thực phẩm sẽ khiến món ăn khô hơn mong muốn của bạn. Việc dùng baking soda quá lâu và quá liều lượng sẽ làm mất độ ngậy béo, thơm ngon của thực phẩm mà thay vào đó là vị mặn và đắng do baking soda biến chất trong quá trình phản ứng với thực phẩm.

Trong làm đẹp, bạn cần lưu ý một số điều như cần thử baking soda trước khi sử dụng diện rộng trên da để thử phản ứng dị ứng của da với chất này. Vì là muốn nên bạn cũng không nên sử dụng baking soda hằng ngày cho da sẽ khiến da khô và bong chóc do mất nước, mất ẩm. Nếu da bạn thuộc da khô hoặc nhạy cảm thì lại càng lưu ý.

Việc làm trắng răng cũng vậy, tính kiềm làm bào mòn men răng. Nếu sử dụng thường xuyên thì men răng bị phá hủy và sẽ gây cảm giác ê buốt, nhạy cảm hơn và nguy cơ dẫn đến sâu răng cao hơn bình thường. Bạn được khuyến khích sử dụng baking soda 2 lần một tuần để đảm bảo kết cấu ổn định của răng.

Những điều nên tránh khi dùng baking soda
Những điều nên tránh khi dùng baking soda

Việc đưa nhiều baking soda vào cơ thể qua đường ăn uống cũng là điều không nên bởi baking soda gây hại cho dạ dày, thận, tim mạch và xương khớp. nhiều người tận dụng tính kiềm của baking soda để trị chứng ợ chua nhưng đó là biện pháp tạm thời, nếu sử dụng nhiều sử khiến dạ dày không tự điều tiết được lượng acid trong cơ thể gây hại cho dạ dày.

Đối với thận, baking soda làm cho cơ thể thiếu nước hoặc khiến cho việc hoạt động đào thải của thận trở nên khó khăn hơn. Muối lại giúp việc hình thành sỏi thận dễ dàng và là nguy cơ của suy thận.

Đối với xương khớp, việc sử dụng baking soda ảnh hưởng đến việc hấp thụ phôt – pho của cơ thể. Đây là chất giúp hấp thụ canxi vì vậy nếu sử dụng quá nhiều baking soda thì dễ gây mất cân bằng canxi, lõang xương, xương trở nên xốp và yếu.

Đối với tim mạch, baking soda làm cản trở việc lưu thông oxy trong cơ thể và có thể gây tăng huyết áp. baking soda lấy một phần lượng nước của các mạch máu làm giảm được trơn tru trong quá trình trao đổi chất và lưu thông máu.

baking soda làm giảm tác dụng của một số loại thuốc điều trị như như aspirin, tetraycline, viên sắt, thuốc tiểu đường,.. khiến chưa việc điều trị không được hiệu quả như mong muốn. nếu bạn đang sử dụng các thuốc trên thì lưu ý việc sử dụng baking soda trong cuộc sống hằng ngày nhé.

Vì vậy nếu bạn mắc một số chứng bệnh trên thì hãy cân nhắc việc sử dụng baking soda và cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi sử dụng để không ảnh hưởng đến sức khỏe và tác dụng của thuốc đang sử dụng.

Qua bài viết, chúng tôi mong muốn không chỉ cung cấp cho bạn các thông tin về baking soda dùng để làm gì mà còn những kiến thức hỗ trợ bạn sử dụng baking soda một cách đúng cách và hiệu quả với hy vọng giúp cuộc sống của bạn trở nên dễ dàng hơn với những mẹo nhỏ này. Và đừng quên thường xuyên ghé qua trang web để cập nhật những thông tin hữu ích về cuộc sống nhé.

Việc làm kế toán - kiểm toán

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;