Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

ĐẦU BẾP- NGHỆ THUẬT LÀM RA TỪ ĐÔI TAY CỦA NHỮNG NGƯỜI NGHỆ SĨ

Tác giả: Nguyễn Loan

Lần cập nhật gần nhất: ngày 21 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong thời đại kinh doanh, dịch vụ phát triển như hiện nay, nhu cầu của con người cũng không còn là “ăn no mặc ấm” nữa, mà bây giờ là “ăn ngon, mặc đẹp”. Để phục vụ cho nhu cầu của con người, cũng từ đó mà nghề đầu bếp cũng bắt đầu hình thành.

 

1. Khái niệm về đầu bếp

Đầu bếp là người được đào tạo qua các trường lớp nấu ăn cơ bản, là người nấu ăn chuyên nghiệp trong các nhà hàng khách sạn và là một vị trí quan trọng trong ngành quản trị nhà hàng và dịch vụ ăn uống, công việc của họ lập thực đơnset menu cho nhà hàng, cafeteriabistro, khách sạn dưới các hình thức như fine dining, alacarte, casual dining, ăn buffet, catering, bed and breakfast,... chế biến món ăn và đào tạo học viên mới.

Đầu bếp là một khái niệm rất rộng, bao gồm cả người nấu ăn, nhưng tuyệt đối chúng ta không nên hiểu sai về người nấu ăn và đầu bếp là một.

+ Người nấu ăn chỉ đơn giản là phụ trách công việc nấu nướng trong bếp, tính chất công việc của họ không thường xuyên, liên tục, ngày hôm nay họ có thể nấu, nhưng hôm sau cũng có thể người khác nấu. Và đặc biệt người nấu ăn không được đào tạo qua một trường lớp cơ bản nào về nấu ăn, cũng không phải đào tạo học viên, họ chỉ đơn thuần là yêu thích việc bếp núc, và làm công việc nấu nướng như một trách nhiệm.

Nội trợ, cũng là người cầm đầu bếp trong nhà, người nội trợ thường là các bà vợ, và được các ông chồng của mình tôn vinh lên thành “đầu bếp của gia đình”. Tuy được gọi là đầu bếp, nhưng đó chỉ là công việc mà vốn dĩ bà vợ nào cũng phải làm và không được trả lương.

+ Đầu bếp thì lại khác hoàn toàn, họ được đào tạo kiến thức về kĩ năng và chuyên môn chẳng hạn như bbqgrill, sous vide,... sau một thời gian học tập và làm việc thì mới được gọi là đầu bếp. Tính chất công việc của họ mang tính thường xuyên, liên tục, và được các nhà hàng mời về làm việc, trả lương hấp dẫn tùy thuộc vào năng lực của họ.

khái niệm về đầu bếp

Tìm việc làm

2. Những đặc điểm, tính chất của nghề đầu bếp

Mỗi một nghề, một công việc đều có tính chất đặc thù công việc riêng, ví dụ như nghề giáo viên thì đặc thù công việc là giảng dạy cho học sinh những kiến thức, nghề bác sĩ thì khám chữa bệnh cho bệnh nhân, nghề quân nhân thì bảo vệ hòa bình của tổ quốc,… và nghề đầu bếp cũng có những tính chất đặc thù công việc riêng của nghề.

những đặc điểm của đầu bếp

2.1. Am hiểu người đồng hành

Chắc chắn các bạn sẽ rất khó hình dung được tại sao cần phảm am hiểu người đồng hành, và người đồng hành của đầu bếp là ai?

Chẳng đâu xa, người đồng hành của đầu bếp chính là “công cụ nấu ăn” là dao, kéo, bếp, tablespoon… Chỉ khi có hiểu biết và sử dụng thành thao các vận dụng trong nhà bếp thì người đầu bếp mới có thể nấu được những món ăn ngon, hợp khẩu vị khách hàng.

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng sáng tạo ra những vật dụng để cho quá trình lao động và làm việc của con người an nhàn hơn, tiện ích hơn. Do vậy, đầu bếp không chỉ đơn giản biết dùng dao, kéo mà họ còn cần phải biết sử dụng thuần thục các thiết bị hỗ trợ nấu ăn. Khi coi những vật dụng đó như là người đồng hành cùng chúng ta trong suốt quá trình nấu thì món ăn mới trở nên hoàn thiện.

Tìm việc làm phụ bếp không cần kinh nghiệm

2.2. Lựa chọn nguyên liệu

Lựa chọn nguyên liệu là bước vô cùng khó trong quá trình nấu ăn của người đầu bếp. Chúng ta cứ nghĩ rằng chỉ cần nguyên liệu đủ để làm nên món ăn là được, nhưng thực tế lại không phải như vậy. Đối với người đầu bếp chuyên nghiệp, việc lựa chọn nguyên liệu rất khắt khe, mà họ ví như là lựa chọn “lao động làm việc”. Tất cả những nhà tuyển dụng việc làm nấu ăn đều mong muốn và lựa chọn cho mình những lao động chất lượng nhất để năng suất lao động tối ưu nhất, thì người đầu bếp đóng vai trò làm nhà tuyển dụng, còn nguyên liệu là người lao động.

Nguyên liệu, đúng đủ thôi chưa đủ, mà còn là nguyên liệu tươi ngon, an toàn, còn nếu là nguyên liệu khô thì phải đảm bảo được sấy khô hoặc phơi khô không bị nấm mốc, đặc biệt các nguyên liệu phải đảm bảo thực phẩm an toàn vệ sinh. Và kèm theo đó là các gia vị đi kèm để người đầu bếp có thể kết hợp lại với nhau phục vụ nhu cầu của các thực khách.

>> Xem thêm: Chafer là gì

2.3. Áp lực công việc lớn

Đi sớm về muộn, thức khuya, áp lực, không còn là những cụm từ xa lạ đối với đầu bếp nữa. Nghề đầu bếp được ví như “làm dâu trăm họ” phải làm hài lòng tất cả những thực khách khó tính nhất. Áp lực công việc thật sự rất lớn, buộc đầu bếp phải tìm hiểu, nghiên cứu về các món ăn mọi miền, thậm chí phải có sự sáng tạo, không được trùng lặp với bất kì đầu bếp nào.

Là người đến đầu tiên để lựa chọn nguyên liệu, cũng là người về cuối cùng khi khách hàng ra về hết. Áp lực từ chủ cho đến khách, điều này phải đỏi hỏi người đầu bếp thật sự đam mê và yêu nghề.

Tìm việc làm đầu bếp nhà hàng

2.4. Làm việc trong môi trường bó hẹp

Điều kiện làm việc của đầu bếp thì sẽ không được tốt như nhân viên văn phòng, cũng không rộng rãi thoáng đãng. Điều kiện làm việc của họ có phần khá khó khăn vì liên tục phải tiếp xúc với bếp và hơi nóng, người lúc nào cũng ám mùi của thức ăn. Hơn nữa trong suốt quá trình chế biến và nấu thì liên tục phải đứng và di chuyển ở một không gian hẹp với nhiều người bao gồm cả sous chef, chef de partie, demi chef, pastry chef, commis chef, saucier,... Đây là một khó khăn khá lớn của đầu bếp, buộc họ phải thích nghi với công việc một cách nhanh chóng.

>> Xem thêm: Beverage là gì

3. Tại sao chúng tôi lại gọi họ là nghệ sĩ, món họ làm là nghệ thuật

Một thi sĩ đã từng nói thế này “cắt cỏ cũng là một nghệ thuật, người cắt là một nghệ sĩ”.

Trong bất kì một công việc nào cũng đòi hỏi sự tỉ mẩn với công việc. Một đầu bếp khi hoàn thành xong món ăn của mình là cả một quá trình lựa chọn cẩn thận từ sơ chế cho đến chế biến. Để hoàn chỉnh một món ăn, phải trải qua rất nhiều bước và công đoạn, từ lựa chọn nguyên liệu, sơ chế nguyên liệu, chế biến nguyên liệu, nấu và cuối cùng là trưng bày làm sao cho thật bắt mắt. Tất cả các giai đoạn phải thật khéo léo,cuối cùng khi hoàn thành xong thì không chỉ đạt yêu cầu về hương vị mà còn về màu sắc và sự sáng tạo. Tất cả những công đoạn đó, thì chỉ có một người nghệ sĩ đam mê với công việc thì mới có thể làm được.

Mỗi đầu bếp đều có những ý tưởng độc đáo cho từng món ăn, họ chăm sóc niềm đam mê bằng cách tạo ra các sản phẩm đẹp mắt và thơm ngon. Những sáng tạo ấy thể hiện đường nét sáng tạo, tinh tế, độc đáo ngay trong chính gian bếp của mình, họ không dùng giấy bút, mực vẽ nhưng họ dùng những nguyên liệu bình thường trong đời sống để tô vẽ cho món ăn của mình. Sản phẩm tâm huyết ấy sẽ được phục vụ cho thực khách là những chuyên gia ẩm thực trong cuộc sống.

>> Xem thêm: Bếp lạnh là gì

đầu bếp là nghệ sĩ - món họ làm là nghệ thuật

4. Đầu bếp, nghề hót trong tương lai cho giới trẻ

Học đại học không phải con đường duy nhất, cũng không phải con đường ngắn nhất đi đến thành công. Xu hướng của giới trẻ hiện nay không phải là học đại học, mà có nhiều em sẽ chọn con đường khác cho riêng mình, nếu cảm thấy nó phù hợp với bản thân, đó chính là học nghề. Tại sao các bạn nên chọn nghề “đầu bếp”, hãy cùng chúng tôi tìm hiểu nhé!

4.1. Đầu bếp, nghề hót trong tương lai

Xã hội ngày càng phát triển, con người ngày càng tìm đến cho mình những dịch vụ tốt nhất để phục vụ nhu cầu cho bản thân. Khi xã hội phát triển, kéo theo thu nhập của con người cũng tăng lên. Do vậy con người không còn là ăn no mặc ấm nữa, mà là ăn ngon mặc đẹp. Vì thế trong tương lai nghề đầu bếp nhất định sẽ rất phát triển.

Nhu cầu của quý vị rất lớn, nhưng số lượng đầu bếp trong các nhà hàng không đủ để phục vụ, vì vậy, các nhà hàng đang tìm kiếm nhiều đầu bếp có kỹ năng. Đó là lý do vì sao khi tìm  việc làm Thái Bình hay các tỉnh thành khác không khó để thấy được tin tuyển dụng đầu bếp tại các nhà hàng, khách sạn, quán ăn,... Trong tương lai, đầu bếp sẽ là một nghề được coi trọng.

Loài người được coi là "vị thế cấp cao" có khả năng thưởng thức cuộc sống hơn bất kỳ loài nào khác, do đó, họ ngày càng chú trọng hơn đối với việc ăn uống. Điều này yêu cầu các đầu bếp phải có trình độ chuyên môn cao và có sự sáng tạo trong món ăn của mình.

>>> Bạn hoàn toàn có cơ hội tìm việc làm nhanh tại Hà Nội trong lĩnh vực đầu bếp bởi tại Hà Nội nhu cầu nhân lực cho lĩnh vực này là rất lớn. Bạn sẽ có nhiều cơ hội đầu quân cho những nhà hàng lớn hiện nay khi sở hữu cho mình những kỹ thuật nấu ăn ngon, hấp dẫn...

4.2. Tại sao bạn nên chọn nghề đầu bếp?

- Nếu bạn là một người yêu thích ẩm thực, yêu thích màu sắc của món ăn thì còn lý do gì mà bạn lại không chọn nghề đầu bếp.

Đầu bếp, nghề mà không cần tốn quá nhiều giấy mực của bạn, cũng không tốn nhiều tiền của bố mẹ bạn, và đặc biệt là bạn không cần bỏ ra bốn năm ngồi trên ghế nhà trường như học đại học. Thực ra bạn không cần phải quá thông minh thì mới theo được nghề này, điều bạn cần đó chính là đam mê và yêu thích, thì tôi tin chắc bạn sẽ thành công. Có nhiều người nói với tôi rằng, “làm đầu bếp khó lắm” vậy xin hỏi có nghề nào dễ dàng không ạ? Nghề nào cũng khó nhưng nó chỉ khó khăn ban đầu, chỉ cần bạn yêu nó thì khó khăn ấy chẳng đáng là gì cả.

- Hiện nay, có rất nhiều cơ sở cho bạn học đầu bếp, thậm chí trong các nhà hàng cũng nhận dạy đào tạo học viên.

Thật không khó để bạn có thể tìm cho mình một cơ sở dạy đầu bếp, bạn sẽ vừa được học những kĩ năng chuyên môn, mà còn được học cả cách pha chế đồ uống. Vừa học vừa được thực tập làm việc tại trong các nhà hàng, khách sạn. Đây là một lợi thế hơn hẳn các bạn sinh viên khác, vì khi bạn học xong bạn có đủ tay nghề và kinh nghiệm.

- Chi phí và thời gian lại vô cùng ít: con số mà bạn bỏ ra để học thật sự rất ít so với bạn học đại học 4 năm, chỉ giao động từ 10 triệu đồng cho đến 20 triệu đồng. Thời gian học lại ngắn, khi bạn bỏ ra 4 năm ngồi trên ghế nhà trường để học kiến thức thì với đầu bếp, bạn chỉ cần bỏ ra ¼ của thời gian 4 năm đó và có thể vừa học vừa làm.

- Đảm bảo được đầu ra cho các bạn: Việc làm thực sự đang được Nhà nước quan tâm rất nhiều, nhiều sinh viên ra trường với bằng giỏi vẫn thất nghiệp. Tỉ lệ thất nghiệp của nước ta đang khá cao, có hơn 1 triệu người trong độ tuổi lao động đang thất nghiệp. Nhưng với nghề đầu bếp, một nghề dịch vụ thì các bạn không cần quá quan tâm đến việc làm vì hiện nay nhiều cơ sở dạy nghề đầu bếp có cam đoan với học viên là sẽ giới thiệu tìm việc làm tại Sóc Trăng hay một số tỉnh thành phố khác tại các hệ thống nhà hàng, khách sạn cho các bạn, còn nếu bạn học tại các nhà hàng khách sạn thì sau thời gian học họ sẽ nhận bạn vào chính thức. Không bấp bênh như các nghề khác, không mất thời gian đi tìm việc.

đầu bếp- nghề hot trong tương lai cho giới trẻ

Là một nghệ sĩ trong căn bếp của mình, tạo ra tác phẩm nghệ thuật bằng chính đôi tay của mình và những người bạn đồng hành “trung thanh”. Tác phẩm không phô trương hào nhoáng, không lộng lẫy kiêu sa, nhưng nó lại dậy mùi hương và đậm chất nghệ sĩ. Đó là nghề đầu bếp, hãy cùng “đầu bếp” “bật lửa” và thổi bùng đam mê trong bạn.

Việc làm đầu bếp, phụ bếp tại Hà Nội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;