Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Breakout là gì? Bí mật của Trader thành công trên sàn giao dịch

Tác giả: Nguyễn Phạm Phương Anh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 18 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Là một nhân vật trong giới Trader, bạn chắc hẳn không còn gì xa lạ với khái niệm “Breakout là gì”. Và liệu sự “phá vỡ” này có lợi gì đối với một nhà đầu tư Forex? Đừng bỏ qua cơ hội để trở thành một nhà đầu tư Forex thành công. Timviec365.vn sẽ cung cấp cho bạn những thông tin thú vị và hấp dẫn nhất để bạn nắm thêm cho mình cơ hội vùng vẫy trong thị trường bùng nổ này. 

1. Breakout - Sự “phá vỡ” của thị trường?

Trong giới Trader, mục tiêu chung của họ là tìm kiếm lợi nhuận dựa vào giao dịch Forex và các giao dịch thỏa thuận tài chính khác, hầu như không ai là không biết đến sự tồn tại về khái niệm “breakout”. Nó được xem như một chiến thuật đơn giản và phổ biến nhất để đem lại lợi nhuận cho các Trader. Thế nhưng lợi nhuận đi liền với rủi ro và không một chiến lược nào không tạo ra những nỗi lo lắng thầm kín. Vậy sự thật về “breakout” được hiểu như thế nào?

 

Breakout - Sự “phá vỡ” của thị trường?
Breakout - Sự “phá vỡ” của thị trường?

1.1. “Breakout” là gì? 

Sự “phá vỡ” là khái niệm mà người ta hay nói về “breakout”. “Breakout” là một phần không thể thiếu trong mô hình kỹ thuật như kênh, mức ngang giá hay tại Trending Line (đường xu hướng), nó được hiểu chung nhất đó là mức giá bị phá vỡ tăng và vượt qua mức hỗ trợ (vùng đáy) hay mức kháng cự (vùng đỉnh) quan trọng.

Breakout chính là một phương pháp giao dịch theo đà và dựa vào xu hướng của giá hiện tại, sau khi Breakout xảy ra, giá vượt qua kháng cự hoặc xuyên qua mức hỗ trợ, nó sẽ có quán tính tăng hoặc giảm, tiếp tục đi theo thị trường cho đến thời điểm biến động dần lắng xuống và từ đó lợi nhuận xuất hiện. 

Breakout là một thuật ngữ quen thuộc trong lĩnh vực đầu tư tài chính nói riêng và trong lĩnh vực tài chính ngân hàng nói chung. Tình huống breakout xảy ra khi các nhà đầu tư, người chơi chứng khoán đổ xô mua vào hoặc bán ra một loại cổ phiếu, trái phiếu, tín phiếu, ngoại tệ hay các công cụ tài chính khác. Breakout kéo theo hàng loạt các giao dịch thỏa thuận trên sàn chứng khoán chờ xếp lệnh, ảnh hưởng đến tâm lý của các nhà đầu tư khác trên thị trường. Số lượng lướn người chơi nhằm mục đích lợi nhuận cảm thấy lo lắng khi xu hướng mua/bán ồ ạt, họ không thực hiện phân tích tài chính cần thiết để đánh giá thị trường mà thường sẽ chạy theo đám đông, theo làn sóng chiều mua/bán.

1.2. Các khái niệm đi kèm với Breakout

Có 2 loại Breakout được nhiều Trader sử dụng nhất đó là Breakout hỗ trợ (Breakout Support Area)Breakout kháng cự (Breakout Resistance Area). Đặc biệt đây cũng là 2 vùng giá quan trọng có thể tác động đến sự tăng lên hay giảm đi của lợi nhuận.

Breakout Resistance Area được hiểu là mức phá vỡ vùng giá kháng sự trong trường hợp giá của tài sản vượt ra khỏi vùng Key Resistance. Đây là hiện tượng khi các Buyer quá đông đảo, sức mua gia tăng khiến cho giá sản phẩm cũng tăng lên. 

Trong trường hợp giá đi xuống vượt qua vùng Key Support Level thì hình thành phá vỡ vùng giá hỗ trợ tạo ra Breakout Support Level. Đặc điểm lớn nhất của vùng phá vỡ này là giá giảm mạnh khi các Sellers quá nhiều hình thành làn sóng bán tháo sản phẩm khiến giá cổ phiếu không thể đứng vững. 

1.3. Phân loại Breakout trong giao dịch tài chính

Sự thật trong giao dịch Breakout, nó được chia thành 2 loại đối lập đó là True Break và False Break hay hiểu nôm na là Break giả và thật.

Phân loại Breakout trong giao dịch tài chính
Phân loại Breakout trong giao dịch tài chính

False Breakout chính là nỗi lo sợ lớn nhất và dường như đã trở thành nỗi ám ảnh của các Trader. Lấy một ví dụ như khi bạn thực hiện một lệnh Buy khi giá biến động trong Breakout Resistance Area trên đồ giá Forex và bạn gặp một trường hợp đó là giá của sản phẩm lại có chiều hướng đi xuống và không tăng lên như ký thuyết vốn có của nó, khiến cho bạn rơi vào tính thế hoang mang hay còn gọi là “đu đỉnh” với lệnh Buy của mình và cái kết đó là bạn dễ bị rơi vào tình thế thua lỗ. 

Trái ngược lại với False breakout thì True chính là hình thức khi giá trong vùng Resistance hay Support thì nó sẽ tăng và giảm theo đúng lý thuyết, con đường nó phải đi, dễ dàng cho các Trader có thể xác định được lợi nhuận. Và đây là một biểu hiện của nhà đầu tư (investor) thành công khi xác định được đúng điểm True.

Mặc dù giao dịch theo Breakout là một hình thức phổ biến nhưng nó không dành cho những Trader non trẻ và thiếu kinh nghiệm. Bởi, khi các trader “non nớt” được đà bị cuốn theo lý thuyết sẵn có và bỗng bị gặp trường hợp False Breakout thì rất dễ sẽ bị “đau đỉnh” khi mua hay “đu định” khi bán.

Vậy làm cách nào để có thể nhận biết được đâu là breakout giả và đâu là breakout thật? Câu trả lời nằm ở ngay dưới bài viết này. 

2. Các “mẹo” nhận biết Breakout - “True” hay “False”

2.1. False Breakout - “Né tránh” sự phá vỡ giả 

False Breakout - “Né tránh” sự phá vỡ giả
False Breakout - “Né tránh” sự phá vỡ giả 

Để tránh trường hợp bị rơi vào tình thế “đu đỉnh” hay “đu đáy” thì việc nhận viết 2 loại Breakout đối lập này là rất quan trọng. Tuy nhiên để nhận biết False Breakout thì không có một phương pháp cụ thể nào, hầu hết các Trader “né tránh” được điểm nhiễu này là nhờ kinh nghiệm khi đã trải qua nhiều biến cố, những bài học trong các phiên giao dịch lời và lỗ. Thế nhưng, tại đây, Timviec365.vn sẽ cung cấp cho bạn 2 cách để bạn có thể dựa trên phương pháp này để tìm ra phương pháp của riêng mình. 

2.1.1. Breakout kết hợp với Volume 

Volume là gì? Đây là một đại diện cho mức độ Buy/Sell giữa các Seller và Buyer trên thị trường. 

Giả thuyết đặt ra, nếu tại thời điểm sự phá vỡ Breakout và mức độ Volume cùng đồng thời tăng cao hoặc sự phá vỡ có sự tăng cao hơn thì có khả năng đây chính là True Breakout 

Và ngược lại, False Breakout có thể xảy ra nếu Breakout và Volume cùng đồng thời thấp hoặc không có sự chuyển biến từ các phiên giao dịch cũ.  

Nhưng lưu ý khi sử dụng các này, bạn cần phải xem xét thật kỹ mức Volume của ngày hôm trước đồng thời setup một giao dịch Buy thật kỹ nếu không muốn bị “ăn” một cú False Breakout Buy ngay đỉnh.

 2.1.2. Khung thời gian - Time Frame 

Đừng coi thường khung thời gian Time Frame, trong bất kì giao dịch tài chính nào không chỉ riêng theo Breakout. Việc lựa chọn khung thời gian phù hợp sẽ là một giải pháp tốt nếu như không muốn bị “dính” False Breakout. 

Khung thời gian tỉ lệ nghịch với độ nhiễu của phiên giao dịch cụ thể là tín hiệu False Breakout. Nếu khung thời gian quá nhỏ, rơi vào mức M1, M15, M30 thì tín hiệu nhiễu càng lớn, còn để mức nhiễu nhỏ thì bạn nên lựa chọn khung thời gian lớn hơn, càng lớn thì mức nhiễu càng nhỏ. Điều này dẫn đến việc bạn có thể hạn chế được việc “dính” đến một False Breakout. 

Tuyển nhân viên tư vấn tài chính

2.2. True Breakout - Nhận biết sự đầu tư thành công

Ngoài những cách để nhận biết cũng như những cách mà Timviec365.vn đã gợi ý bên trên để giúp bạn tránh được những điểm nhiều không mong muốn thì những mẹo về một True Breakout ngay dưới đây cũng sẽ phần nào giúp đỡ bạn việc nhận biết và tính toán trở lên tính xác hơn. 

True Breakout - Nhận biết sự đầu tư thành công
True Breakout - Nhận biết sự đầu tư thành công

2.2.1. Ngưỡng Breakout - Mức giá ở thời điểm đóng cửa 

Mức giá đóng cửa là thời điểm nến tuần hay giờ, mức này sẽ còn phải phụ thuộc vào các quầy giao dịch mà bạn có thể lựa chọn. Một mẹo nhỏ để sử dụng Breakout đó là sử dụng mức giá ở thời điểm đóng cửa được coi là một phương pháp khá tin cậy. Đây cũng được xem như một sự thống nhất, cái “bắt tay” cuối cùng giữa các bên giao dịch. 

Nến đóng cửa được quan tâm kết hợp với ngưỡng lọc - mức độ vượt quá ngưỡng kháng cự và hỗ trợ sẽ tránh được các tín hiệu xấu. Hãy khôn ngoan trong việc liệt kê trước các ngưỡng có thể xảy ra nhờ đó giúp bạn tăng thêm được độ chính xác trong giao dịch. 

2.2.2. Lợi dụng mức thanh khoản 

Thanh khoản hay còn được gọi là “tính lỏng” để chỉ mức độ tài sản bất kì có thể buy hoặc sell trên thị trường nhưng không ảnh hưởng đến giá thị trường của tài sản đó. Tài sản có tính thanh khoản cao trong trường hợp tài sản đó được bán nhanh nhưng giá cả không thay đổi. 

Giao dịch Breakout bắt buộc bạn phải chạy theo cơ chế thị trường, mua ở giá cao để bán với mức “trên trời” nếu khi bạn muốn mọi chuyện trở nên đơn giản hơn. Thực tế cho thấy, một Trader non trẻ và thiếu kinh nghiệm sẽ khó có thể mua đuổi thường xuyên, nên việc này chỉ có thể dành cho các nhà đầu tư có nền tảng kinh tế vững và kiến thức đủ lớn, biết cách đưa ra quyết định thông minh, sáng suốt để xác định khung thời điểm mua bán quan trọng.

Khi thanh khoản tăng lên thì các Trader sẽ nhận được mức tín hiệu 2 chiều, điều này có lợi trong việc tính toán chính xác hơn. Giá càng cao thì thanh khoản càng nhiều, đó cũng chính là một tín hiệu tin cậy. nhưng cũng có trường hợp khi mức hỗ trợ được giảm xuống thì chiến lược này không có khả năng áp dụng. 

2.2.3. Dựa trên các chỉ báo kỹ thuật 

Đây cũng là cách để phân biệt giữa Breakout - True và False, dựa vào dấu hiệu phân kỳ. Cụ thể như:

  • Khi chỉ báo nhận chiều tăng, giá tăng breakout kháng cự kèm theo phân kỳ âm đó là một tín hiệu cần xem xét 
  • Khi chỉ báo mang chiều giảm, giá Breakout hỗ trợ kèm theo phân kỳ dương, báo hiệu rằng các trader đang suy nghĩ việc giảm mức giá tài sản cần phải cân nhắc. 

Việc làm Tài chính tại Hà Nội

3. Những lưu ý cơ bản khi thực hiện giao dịch Breakout 

Những lưu ý cơ bản khi thực hiện giao dịch Breakout
Những lưu ý cơ bản khi thực hiện giao dịch Breakout 
  • Lợi nhuận đi liền với rủi ro

Lợi ích lớn nhất mà các Trader sử dụng phương thức giao dịch này đó là lợi nhuận không hề nhỏ nhưng lại đi kèm với mức rủi ro tương đương. Việc bạn lựa chọn giao dịch này cũng đồng nghĩa với việc bạn đang đứng chông chênh trên vách núi. Trước kỳ giao dịch hãy thử xác định tỷ lệ Risk : Reward để xác định có nên đầu tư (invest) hay không hay tìm một cơ hội đầu tư có tiềm năng khác. 

  • Đặt mục tiêu lợi nhuận

Hãy xác định rằng bạn sẽ thực hiện giao dịch ở đâu? và nơi đặt điểm dừng lỗi (Stop loss) của mình ở đâu? 2 câu hỏi này sẽ giúp bạn có thể bảo toàn được số vốn của mình. 

  • Học cách phân biệt False - True 

Là một Trader, không bao giờ được phép quên không để ý đến các tin tức kinh tế, đặc biệt là các sự kiện kinh tế có tầm ảnh hưởng mạnh trong thời gian không dài. Nó sẽ giúp cho tâm lý, cảm giác giao dịch của bạn trở nên mạnh mẽ hơn. Các biểu đồ giao dịch của bạn trở nên chính xác hơn.  

Việc làm tài chính tại Hồ Chí Minh

4. Cách giao dịch Breakout khôn ngoan 

Những thông tin trên đây có thể phần nào giúp bạn nhận viết được đâu là điểm Breakout False và đâu là điểm Breakout True từ đó giúp bạn có thêm những thông tin về cách phân biệt, xác nhận điểm nhiễu. Thế nhưng, kết hợp với phương pháp thật - giả trong giao dịch, bạn cũng cần có một chiến lược Breakout cụ thể để có thể đảm bảo được lợi nhuận cho mình. Lời khuyên tôi dành cho bạn có đó là chiến lược “Chia nhỏ lệnh”

Cách giao dịch Breakout khôn ngoan
Cách giao dịch Breakout khôn ngoan 

Ví dụ như: 

Lệnh thứ nhất trong trường hợp Breakout có tín hiệu xảy ra. Đặt mức Stop Loss để đảm bảo bạn đang trong vùng an toàn. lệnh này sẽ chiếm 20% đến 30% tổng khối lượng dự tính khi vào lệnh. Nếu True Breakout bạn sẽ có lợi, False Breakout bạn cũng chỉ mất một khối lượng nhỏ  

Đặt lệnh thứ 2 tại ngưỡng hỗ trợ hoặc kháng cự, nếu giá quay đầu. Mức giá sẽ trở lên cao hơn lệnh ban đầu. 

Đặt lệnh thứ 3 nếu giá đã test có sự tăng lên, và bạn xác định được xác suất thành công là cao. Đồng thời chờ đợi rằng giá vượt qua điểm quay đầu sau khi xảy ra breakout. 

Tiếp tới bạn hoàn toàn có thể đặt thêm nhiều lệnh hơn, khối lượng lớn nhỏ tùy theo mức bạn có. Và đừng quên đặt Stop loss để giữ an toàn cho tài khoản của mình. 

Việc làm

Trên đây là những thông tin về khái niệm “breakout là gì” từ đó cung cấp cho bạn những thông tin quan trọng để bạn có thể tự tin trở thành một trader thành công. Mong rằng những thông tin mà Timviec365.vn cung cấp sẽ giúp bạn tự tin hơn trong những phiên giao dịch Breakout để thu về lợi nhuận cao nhất.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;