Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

EMG là gì? Tìm hiểu những kiến thức cơ bản về điện cơ (EMG)

Tác giả: Nguyễn Ánh Tuyết

Lần cập nhật gần nhất: ngày 12 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Trong một số trường hợp, mộ người xuất hiện các triệu chứng liên quan đến tình trạng sức khỏe của cơ như ngứa, tê, yếu cơ, đau cơ, chuột rút hoặc gặp một số loại đau chân tay khi đến bệnh viện bạn có thể được bác sĩ yêu cầu EMG. Vậy EMG là gì? Hãy cùng timviec365.vn tìm hiểu những thông tin cơ bản về EMG dùng để chuẩn đoán sức khỏe trong y khoa qua nội dung bài viết dưới đây nhé!

1. EMG là gì? Cần đo điện cơ (EMG) khi nào? 

1.1. Định nghĩa EMG là gì? 

khái niệm emg là gì
EMG – Electromyography hay tiếng Việt còn gọi ngắn gọn là điện cơ

EMG – Electromyography hay tiếng Việt còn gọi ngắn gọn là điện cơ – một phương pháp được tiến hành để chuẩn đoán đánh giá tình trạng sức khỏe của cơ bắp và các tế bào thần kinh kiểm soát chúng. Các tế bào thần kinh này được gọi là tế bào thần kinh vận động và trong phương pháp này chúng sẽ đảm nhận công việc dẫn truyền tín hiệu điện khiến cơ cơ lại và thư giãn. 

Trong quá trình thử nghiệm, một hoặc nhiều kim nhỏ (được gọi là điện cực) được đưa qua da vào cơ sau đó dịch các tín hiệu này thành biểu đồ, âm thanh hoặc giá trị số để các chuyên gia trong ngành có thể giải thích rồi đưa ra kết quả. EMG đo hoạt động điện của cơ trong thời gian nghỉ ngơi, co bóp nhẹ và co bóp mạnh. Mô cơ thường không tạo ra tín hiệu điện trong khi nghỉ ngơi. Khi một điện cực được đưa vào, sau một khoảng thời gian hoạt động ngắn kết quả có thể được hiện lên trên máy hiện sóng. 

Sau khi một điện cực được tiếp xúc với cơ, bác sĩ có thể yêu cầu bệnh nhân co cơ bằng cách nâng hoặc lên hạ xuống hoặc thực hiện một số động tác để cơ hoạt động. Khi kích hoạt điện, thông tin về khả năng đáp ứng của cơ khi các dây thần kinh bị kích thích sẽ hiện ra dưới dạng của sóng. Sẽ có ngày càng nhiều sợi cơ được kích hoạt, tạo ra tiềm năng hành động. 

Tìm việc làm

1.2. Cần đo điện cơ (EMG) khi nào?

Một bác sĩ thường sẽ yêu cầu EMG khi bệnh nhân có biểu hiện thần kinh hoặc rối loạn cơ. Những triệu chứng này có thể bao gồm biểu hiện dễ thấy như: ngứa ran, tê, yếu cơ, co giật hoặc chuột rút và một số tình trạng khác xuất hiện không rõ nguyên nhân. Sau khi đo EMG, kết quả cho ra có thể giúp bác sĩ phát hiện các chứng bệnh rối loạn cơ, rối loạn ảnh hưởng đến sự kết nối giữa các dây thần kinh và cơ bắp, rối loạn thần kinh cũng gây ảnh hưởng đến hoạt động của cơ.

Xem thêm: Bác sĩ chuyên khoa 1 là gì và những thông tin về bác sĩ chuyên khoa

2. Kết quả đo điện cơ (EMG) có thể chuẩn đoán tình trạng bệnh nhân như thế nào? 

kết quả chuẩn đoán sau khi emg là gì
Kết quả đo điện cơ (EMG) có thể chuẩn đoán tình trạng bệnh nhân như thế nào? 

Bác sĩ sẽ xem xét kết quả ngay sau khi phương pháp điện cơ kết thúc. Tuy nhiên trong một số cơ sở chăm sóc sức khỏe hạn chế về điều kiện mua sắm trang thiết bị y tế, mỗi kho có bệnh nhân cần đo điện cơ họ có thể thuê dịch vụ. Trong trường hợp này bạn sẽ không được biết kết quả ngay lập tức mà phải chờ đợi một cuộc hẹn lấy kết quả khác. Vì vậy trong trường hợp cấp bách hoặc bạn có điều kiện kinh tế khá giả hơn thì có thể tìm đến những cơ sở y tế hiện đại, có điều kiện hơn về trang thiết bị để tiến hành đo điện cơ (EMG) biết ngay kết quả. 

Kết quả sau khi đo EMG có thể bình thường hoặc bất thường. Nếu bác sỹ kết luận cơ của bạn hoạt động bình thường thì tất nhiên sẽ chẳng có gì đáng lo ngại. Nhưng nếu kết qua cho ra bất thường thì rất có thể cơ của bạn bị một trong những vấn đề dưới đây: 

- Rối loạn cơ bắp như: Viêm cơ, viêm đa cơ, viêm da cơ địa, bệnh teo cơ, loạn dưỡng cơ mặt, loạn dưỡng thắt lưng, loạn trương lực cơ, bệnh cơ trung tâm và bệnh cơ lạp thể

- Rối loạn thần kinh: Hội chứng ống cổ tay, bệnh thần kinh Ulnar ở khuỷu tay, viêm dây thần kinh phế quản, bệnh thần kinh đái tháo đường, bệnh thần kinh liên quan đến rượu, bệnh thần kinh dinh dưỡng,...

- Rối loạn đám rối: Bệnh tăng trương lực thần kinh, chấn thương cánh tay,…

- Rối loạn chức năng thần kinh cơ: Bệnh nhược cơ, hội chứng nhược cơ, tăng đông máu, hạ canxi 

- Bệnh thần kinh vận động: Teo cơ xơ cứng cột bên, siêu vi trùng Tây sông Nile, viêm đa cơ, hội chứng Kennedy,… 

Kết quả EMG có thể được giải thích bởi một cá nhân trực tiếp điều trị cho bệnh nhân, am hiểu về tình trạng sức khỏe của bệnh nhân và kết hợp với kết của kiểm tra để chuẩn đoán. Ngoài ra, các bệnh nhân nếu có sức khỏe yếu nên thường xuyên đến thăm khám theo quy định khám sức khỏe định kỳ.

Xem thêm: Bác sĩ phẫu thuật học ngành gì? Một số cơ sở đào tạo Y đa khoa

Tìm việc làm nhân viên y tế học đường

3. Trước khi đo điện cơ bệnh nhân cần thực hiện những gì?  

trước khi EMG cần thực hiện những gì
Trước khi đo điện cơ bệnh nhân cần  thực hiện những gì? 

Thường khi đến khám bệnh nhân sẽ không được tiến hành đo điện cơ (EMG) ngay lập tức mà bác sĩ sẽ thường cho họ một lịch hẹn để bệnh nhân có thể chuẩn bị thể trạng thật tốt trước khi tiến hành phương pháp. Bệnh nhân trước khi thực hiện đo phải đảm bảo đã được bác sĩ thông báo về việc sử dụng những loại thuốc không kê đơn hoặc thuốc kê đơn theo toa bạn đang dùng đó là việc có cần ngưng sử dụng nó trước khi khám hay không? Nếu bạn đang dùng một loại thuốc họ là Mestinon, bạn có thể hỏi cụ thể xem có nên ngừng sử dụng thuốc này để kiểm tra hay không? 

Vì phương pháp kiểm tra được tiến hàng trực tiếp trên da bởi vậy để tránh kết qua không chính xác do xuất hiện những chất trên da gây cản trở việc đo điện cơ (EMG) thì bệnh nhân nên tắm ngay trước khi khám để loại bỏ dầu trên da và bụi bẩn. Tuyệt đối không được dùng bất cứ loại kem nào để bôi lên da khi khám như kem chống nắng, kem dưỡng da,… Ngoài ra còn một số điều cần lưu ý khác trước khi thực hiện đo điện cơ (EMG), chẳng hạn: 

- Không hút thuốc ít nhất trước 3 giờ khi đo điện cơ 

- Mặc quần áo thoải mái để da và cơ được được thở nhất là vùng cơ bác sĩ cần tiến hành kiểm tra bởi khi mặc quần áo quá chật cơ và da của bạn chắc chắn phải hoạt động thu nhỏ lại để vừa với kích cỡ đó. Vì thế khi đến bệnh viện bạn có thể thay áo viện trước khi tiến hành kiểm tra cơ mà bạn vẫn có thể mặc bộ mình thích đến bệnh viện. Tuy nhiên để bảo vệ cơ việc mặc quần áo quá chật là không nên. 

do điện cơ (emg) là gì
Bác sĩ phải biết rõ các chứng bệnh trước đó để điện cơ an toàn 

Còn trong trường hợp bạn mắc một số bệnh lý khác cần phải sử dụng đến: 

- Máy tạo nhịp tim hoặc bất cứ thiết bị y tế điện nào khác 

- Uống thuốc làm loãng máu 

- Bị băng huyết, rố loại đông máu gây chảy máu kéo dài 

Bạn phải nói ngay với bác sĩ trị liệu hoặc y tá đo điện cơ để họ có biện pháp phòng chống hoặc rất có thể bạn không đủ điều kiện đo cơ bởi nó sẽ nguy hiểm đến tính mạng.

Xem thêm: Bảng mô tả công việc điều dưỡng và vấn đề xung quanh nghề

Tìm việc làm kỹ sư thiết bị y tế

4. Những gì diễn ra trong quá trình điện cơ 

trong khi đo điện cơ những gì sẽ diễn ra
Những gì diễn ra trong quá trình điện cơ 

Trong quá trình đo điện cơ, trước hết bác sĩ sẽ yêu cầu bạn thực hiện tư thế thoải mái và phù hợp nhất để đảm bảo quá trình đo điện cơ được tiến hành hiệu quả. Bạn có thể ngồi và ngả lưng ra một chiếc ghế tựa hoặc nằm trên bàn kiểm tra sao đó tư thế lựa chọn thoải mái nhất.  Bác sĩ tiến hành phương pháp đặt bề mặt điện cực tại các vị trí khác nhau trên da tùy thuộc vị trí bạn gặp phải các triệu chứng. Hoặc cách khác là bác sĩ có thể chèn điện cực kim ở các vị trí khác nhau tùy thuộc vào triệu chứng của bạn. Tiếp đó các bác sĩ có thể bắt bạn di chuyển cho cơ hoạt động trong suốt quá trình điều này sẽ mang lại hiệu quả khi đo điện cơ 

Khi thực hiện phương pháp điện cơ (EMG) bệnh nhân phải trải qua hai phần đó là: Nghiên cứu dẫn truyền thần kinh và EMG kim. Khi nghiên cứu được tiến hành các điện cực bề mặt đôi khi sẽ truyền một dòng điện nhỏ mà bạn có thể cảm thấy như bị xoắn hoặc co thắt. Rất có thể các điện cực kim sẽ khiến bạn đau và khó chịu tuy nhiên cơn đau sẽ không kéo dài và ngay khi điện cực được rút cơn đau sẽ chấm dứt. 

Còn phần thứ hai là EMG kim, bác sĩ thần kinh sẽ đánh giá liệu có bất kỳ hoạt động điện tự phát nào khi cơ bắp được nghỉ ngơi - hoạt động không có trong mô cơ khỏe mạnh - và mức độ hoạt động khi bạn hơi co cơ. Bác sỹ sẽ cung cấp cho bạn hướng dẫn về chế độ và cách nghỉ ngơi hợp lý đối với cơ bắt trong thời điểm vừa tiến hành đo điện cơ (EMG). Tùy thuộc vào cơ bắp và dây thần kinh mà nhà thần kinh học đang kiểm tra có thể yêu cầu bạn thay đổi vị trí trong kỳ thi. Nếu bạn lo lắng về sự khó chịu hoặc đau đớn bất cứ lúc nào trong quá trình đo, bạn có thể đề nghị với bác sĩ thần kinh về việc nghỉ ngơi ngắn rồi mới tiếp tục thực hiện lại. 

trả kết quả kiểm tra sau khi đo điện cơ
Kết quả bạn sẽ được bác sỹ chính giải thích kỹ ngay sau quá trình 

Sau quá trình kiểm tra bạn có thể gặp một số vết bầm nhỏ tạm thời, nơi điện cực kim được đưa vào cơ bắp của bạn. Vết bầm này sẽ mờ dần trong vài ngày. Nếu nó vẫn còn, liên hệ với bác sĩ chăm sóc chính của bạn. Còn kết quả bạn sẽ được bác sĩ chính giải thích kỹ ngay sau quá trình và chuẩn bị một hồ sơ bệnh án. Bạn sẽ nhận được ngay kết quả hoặc bác sỹ sẽ hẹn gặp bạn để trao đổi kết quả của bạn chi tiết hơn. 

Vì trong lúc thực hiện phương pháp đo điện cơ người bệnh đôi lúc có cảm giác đau hoặc ở phần EMG kim các cảm biến được đưa trực tiếp vào mô cơ nên việc lo lắng về rủi ro trong quá trình thực hiện là dễ hiểu. Tuy nhiên EMG là một thiết bị có rủi ro thấp và các biến chứng rất hiếm gặp. Chỉ có một rủi ro nhỏ là sẽ chảy máu, nhiễm trùng và tổn thương thần kinh khi đặt điện cực kim. Khi các cơ dọc theo thành ngực được kiểm tra bằng điện cực kim, có một rủi ro rất nhỏ là nó có thể khiến không khí rò rỉ vào khu vực giữa phổi và thành ngực, khiến phổi bị xẹp (tràn khí màng phổi). 

Trên đây là một số thông tin mà timviec365.vn cung cấp tới bạn đọc sau khi tìm hiểu “EMG là gì?”. Hy vọng toàn bộ những thông tin trên đều hữu ích và đáp ứng nhu cầu kiến thức của mọi người. Bạn có thể đọc thêm các bài viết khác: anatomygiám định y khoakỹ thuật y sinh,... tại đây. Đừng quên truy cập timviec365.vn để cập nhật tin tức bổ ích mỗi ngày nhé!

Việc làm y tế - dược tại Hà Nội

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;