Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Market share là gì? Cách để gia tăng Market share cho doanh nghiệp

Tác giả: Hồng Nguyễn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 04 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Hiện nay, với sự phát triển mạnh mẽ và cạnh tranh cao của nền kinh tế thì việc đánh giá về một doanh nghiệp dựa vào thị phần (Market share). Tuy nhiên, để hiểu rõ về khái niệm Market share là gì thì không hẳn ai cũng biết. Vậy thì hôm nay, hãy cùng theo chân Timviec365.vn đi tìm lời giải đáp cho những vấn đề trên nhé!

1. Market share là gì?

“Market share” là thuật ngữ chỉ thị phần của doanh nghiệp – một khái niệm rất quan trọng và cần thiết trong lĩnh vực Marketing mà đối với những người trong nghề cần phải nắm rõ. Thị phần chính là đại diện cho tỷ lệ phần trăm của một ngành nào đó hay là tổng doanh thu trên thị trường và được đo lường bởi một doanh nghiệp cụ thể ở một thời gian cụ thể.

Market share là gì
Market share là gì?

Thị phần của một doanh nghiệp chính là một phần nào đó trong tổng doanh thu và có liên quan đến thị trường hay ngành mà nó đang hoạt động. Thị phần được tính bằng việc lấy doanh thu của doanh nghiệp đó ở một giai đoạn để chia cho tổng doanh thu của ngành đó theo thời kỳ. Những số liệu về thị phần sẽ được doanh nghiệp sử dụng để đưa ra những chiến lược hiệu quả nhất có liên quan đến thị trường cùng các đối thủ cạnh tranh của doanh nghiệp đó.

2. Vai trò của market share đối với doanh nghiệp

Ngày nay, sự tăng giảm của thị phần trong doanh nghiệp thường được các nhà đầu tư cũng như các nhà phân tích theo dõi và đánh giá một cách cẩn thận, kỹ lượng bởi nó cho thấy được khả năng cạnh tranh của các sản phẩm, dịch vụ của một doanh nghiệp nào đó. Và khi có cơ hội trên thị trường cho một sản phẩm hay dịch vụ nào đó tăng lên thì có nghĩa là doanh nghiệp đó có thị phần duy trì sự ổn định cũng sẽ tăng lên theo mức doanh thu tương ứng, tỉ lệ thuận với mức tăng của cơ hội đó. Đối với một công ty tham gia tăng thị phần thì sẽ tăng doanh thu một cách nhanh hơn so với các đối thủ cạnh tranh ngay tại thời điểm đó.

Vai trò của market share đối với doanh nghiệp
Vai trò của market share đối với doanh nghiệp

Thị phần của doanh nghiệp có thể tăng lên và giúp cho doanh nghiệp đạt được hiệu quả cao trong hoạt động kinh doanh, đồng thời phát triển với quy mô lớn hơn trong hoạt động của mình, cải thiện nguồn doanh thu, lợi nhuận. Các doanh nghiệp có thể cố gắng trong việc mở rộng thị phần của mình bằng những phương pháp, chiến lược Marketing hay giới thiệu các sản phẩm mới một cách khác biệt, Bên cạnh đó, doanh nghiệp cũng có thể làm gia tăng thị phần của mình bằng những cách thu hút sự quan tâm của các đối tượng khách hàng mục tiêu hay các nhóm nhân khẩu học khác có liên quan.

Và việc tính toán thị phần hiện nay thường được áp dụng cho các quốc gia cụ thể như thị phần chỉ có ở Việt Nam hay chỉ có ở Anh. Các nhà đầu tư có thể dễ dàng thu thập được các dữ liệu thị phần từ rất nhiều các nguồn độc lập như các nhóm thương mại, các cơ quan quản lý và hầu hết là từ chính doanh nghiệp nhưng vãn có một số ngành khá khó khăn để đo lường thị phần.

Xem thêm: Automation marketing là gì và quy trình triển khai hiệu quả nhất

Tuyển giám đốc Marketing

3. Làm sao để xác định được thị phần của một doanh nghiệp?

Làm sao để xác định được thị phần của một doanh nghiệp
Làm sao để xác định được thị phần của một doanh nghiệp?

Để có thể tính toán một cách chính xác và nhanh chóng nhất về thị phần của một doanh nghiệp thì điều đầu tiên cần phải làm chính là phải xác định được khoảng thời gian để kiểm tra. Đây có thể là một quý về tài chính, theo năm hay nhiều năm. Tiếp theo là việc tính tổng doanh số của doanh nghiệp cũng trong chính khoảng thời gian đó. Và sau đó cần phải tìm hiểu về tổng doanh thu của các ngành hàng trong công ty rồi chia cho tổng doanh thu của doanh nghiệp cho tổng doanh thu của các ngành.

Những nhà đầu tư có thể thu thập được những dữ liệu của thị phần từ nhiều nguồn độc lập, riêng biệt khác nhau như các nhóm thương mại, các cơ quan quản lý, rất có thể từ chính các doanh nghiệp đó. Ví dụ như việc bạn muốn tính toán thị phần cho các nhà sản xuất về thời trang trong vòng một năm, nhà sản xuất thời trang có tổng doanh thu là 30 triệu USD và ngành sản xuất về thời trang phụ kiện có tổng doanh thu là 300 triệu USD/ năm thì thị phần sẽ là 30/300 và kết quả thị phần sẽ là 10%.

Việc làm Marketing tại Hồ Chí Minh

4. Cách để gia tăng Market share cho doanh nghiệp

4.1. Làm mới các sản phẩm của doanh nghiệp

Một trong những phương án để có thể giành được thị phần cho doanh nghiệp là phải phát hiện được những xu hướng mới lạ, độc đáo trước các đối thủ cạnh tranh trên thị trường. Đây được xem là một chiến lược hiệu quả nhất để có thể tăng thị phần của các sản phẩm cho doanh nghiệp. Đồng thời, doanh nghiệp cũng cần phải lắng nghe và nghiên cứu thật kỹ lưỡng những gì mà khách hàng tiềm năng cần. Việc đáp ứng được những nhu cầu ngày càng tăng của các đối tượng người tiêu dùng (consumer) sẽ giúp doanh nghiệp tạo ra được những thay đổi tích cực và tạo sự khác biệt cho doanh nghiệp với các đối thủ cạnh tranh khác trên thị trường.

Và đối với các sản phẩm, dịch vụ thường chính là chiến lược mạo hiểm và còn khá tốn kém, đòi hỏi các doanh nghiệp cần phải tính toán thật cẩn thận về nhu cầu của thị trường mục tiêu, của các đối tượng khách hàng sao cho phù hợp nhất với các khoản đầu tư.

4.2. Quan tâm đến các đối tượng khách hàng cũ

Quan tâm đến các đối tượng khách hàng cũ
Quan tâm đến các đối tượng khách hàng cũ

Để tăng thị phần cho doanh nghiệp, bạn cũng có thể áp dụng phương pháp là giành lại các đối tượng khách hàng cũ tiềm năng. Và để có thể làm được điều này, các doanh nghiệp cần phải hiểu rõ được lý do tại sao những đối tượng khách hàng đó lại không quay trở lại nữa. Hãy liên hệ với những đối tượng khách hàng cũ của doanh nghiệp và cung cấp đến cho họ những thông tin ưu đãi tốt nhất, giảm giá, chiết khấu cho các sản phẩm để tạo lại sự tin tưởng đối với sản phẩm và nâng cao uy tín của doanh nghiệp. Hãy tạo các bản khảo sát, nghiên cứu và đưa ra những câu hỏi để biết được tại sao họ lại từ bỏ và không lựa chọn sản phẩm của doanh nghiệp nữa và tìm ra phương pháp, chiến lược phù hợp để gia tăng khách hàng. Sau khi làm khảo sát bạn nên có một bản báo cáo khảo sát thị trường để dễ dàng phân tích.

4.3. Thực hiện đa dạng hóa các kênh truyền thông đến khách hàng mục tiêu

Việc đa dạng hóa các kênh truyền thông khác nhau và hướng tới các đối tượng khách hàng mục tiêu sẽ giúp doanh nghiệp có thể gia tăng thị phần lên. Ví dụ như bạn đang sử dụng một tài khoản email Marketing để thực hiện các chiến thuật cho việc tiếp thị sản phẩm của doanh nghiệp thì bên cạnh đó cũng nên sử dụng thêm một số kênh truyền thông khác như trên truyền hình, phát sóng trực tiếp hay trên radio,... Đây là những kênh phổ biến nhất để có thể tiếp cận được nhiều đối tượng khách hàng và người tiêu dùng. Ngoài ra, một số kênh chuyên về bán lẻ, tạp hóa, kinh doanh online cũng giúp cho mạng lưới của doanh nghiệp phát triển mạnh mẽ hơn và tạo được nhiều mối quan hệ hơn cho doanh nghiệp.

4.4. Hướng mục tiêu đến các phân khúc thị trường mới

Hướng mục tiêu đến các phân khúc thị trường mới
Hướng mục tiêu đến các phân khúc thị trường mới

Việc thay đổi chiến thuật kinh doanh và hướng tới những mục tiêu và phân khúc thị trường mới cũng được xem là một cách để gia tăng thị phần cho doanh nghiệp hiện nay. Ví dụ như doanh nghiệp của bạn hiện đang hướng đến các đối tượng là phụ nữ độ tuổi từ 40 – 45 và không thường xuyên sử dụng các ứng dụng công nghệ thì có thể thay đổi và mở rộng quy mô mục tiêu khách hàng lớn hơn và hướng đến cả những phụ nữ ở độ tuổi 30 có sử dụng công nghệ một cách thường xuyên. Doanh nghiệp cần phải sử dụng nhiều kênh khác nhau để tiếp thị cũng như tạo sự thu hút từ nhiều phân khúc khác nhau bởi những người biết đến công nghệ và thường xuyên sử dụng các ứng dụng thì sẽ có khả năng tiếp cận cũng như tương tác với các kênh quảng cáo nhiều hơn.

4.5. Đa dạng hóa các sản phẩm và dịch vụ

Trong hoạt động kinh doanh của các doanh nghiệp, để tạo được thương hiệu và phát triển mạnh mẽ hơn nữa thì việc đa dạng hóa các sản phẩm, dịch vụ, những ý tưởng mới mẻ trong phân khúc thị trường là điều hết sức quan trọng, giúp cho thị phần doanh nghiệp có thể tăng mạnh lên. Điều quan trọng nhất cần phải chú ý ở đây chính là những rủi ro có thể gặp phải trong các chiến lược và khá tốn kém, do đó, cần hết sức chú ý, quan tâm để tạo ra được các chiến lược sản phẩm tốt nhất và đáp ứng được tối đa nhu cầu của khách hàng và người tiêu dùng.

Tìm việc

Hy vọng với những chia sẻ trên đây của Timviec365.vn, các bạn sẽ hiểu về Market share là gì cùng tầm quan trọng của Market share đối với doanh nghiệp cũng như cách để làm gia tăng thị phần cho doanh nghiệp, từ đó áp dụng thật tốt vào hoạt động kinh doanh và mang lại hiệu quả cao cho doanh nghiệp.

Xem thêm: Giải đáp thắc mắc Interactive marketing là gì và cách sử dụng nó

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;