
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Lại Trang
Để níu giữ niềm tin của khách hàng nơi sản phẩm về lâu dài, không chỉ lời khuyên của các chuyên gia nghiên cứu về kinh tế thị trường mà bằng kinh nghiệm trải nghiệm thực tế của người kinh doanh đều kết luận rằng, chất lượng sản phẩm chính là nhân tố hàng đầu. Bỏ qua các khâu từ Marketing đến quảng cáo, có thể làm quá trình tiếp cận của khách hàng với mặt hàng của doanh nghiệp chậm hơn song chỉ cần một khâu sơ suất trong quản trị về chất lượng sản phẩm có thể ảnh hưởng trực tiếp đến sự phát triển và tồn vong của doanh nghiệp. Trong bối cảnh, các sản phẩm đều được ưu tiên chất lượng lên hàng đầu thông qua các tiêu chuẩn về kiểm định chất lượng, vai trò của những người tham gia trực tiếp vào quá trình này có vị trí quan trọng. Một trong những vị trí đó gọi tên QMR. Nhưng bạn đã hiểu QMR là gì? MQR có vai trò và yêu cầu như thế nào? Chúng ta hãy cùng timviec365.vn tìm ngay câu trả lời trong bài viết sau nhé.
QMR là gì, thực chất không phải là câu hỏi quá hóc búa nếu bạn là dân kinh tế, đặc biệt là những người đã có kinh nghiệm làm việc trong ngành quản trị chất lượng lâu năm. QMR ra đời cùng với những phiên bản về tiêu chuẩn chất lượng ra đời như ISO 9000 hay mới nhất là ISO 9000:2015. Là quá trình xác lập quy chuẩn và khẳng định về chất lượng của sản phẩm và thương hiệu của doanh nghiệp càng đặt ra nhu cầu về điều hành, đo lượng các quy chuẩn về lượng. IOS (International organization for standard) là tổ chức tiêu chuẩn hóa quốc tế được thành lập vào năm 1947 nhằm mục đích các quốc gia thành viên có khả năng cung cấp ổn định các sản phẩm đáp ứng các yêu cầu về chất lượng của khách hàng. Việt Nam tham gia tổ chức này vào năm 1977 ngay sau 2 giải phóng miền Nam thống nhất đất nước, thời kỳ đất nước bước vào xây dựng và phát triển nền kinh tế từ nền tảng khó khăn nhưng luôn để để cao tiêu chí “ hợp pháp hóa” các tiêu chí về chất lượng sản phẩm. Muốn thúc đẩy sự phát triển về vấn đề tiêu chuẩn nhằm tạo điều kiện thuận lợi cho việc trao đổi hàng hóa, dịch vụ trên phạm vị quốc tế. Đây là bộ tiêu để đảm bảo được quá trình này vận hành một cách suôn sẻ, doanh nghiệp của bạn bắt buộc phải có người chuyên trách đảm nhiệm quá trình vận hành, báo cáo lại hiệu suất hay thúc đẩy yêu cầu của khách hàng. Họ chính là những QMR. Hiện nay các doanh nghiệp sản xuất sản phẩm theo tiêu chuẩn ISO nên việc nhân viên ISO là cần thiết để làm các kế hoạch, đề xuất giải pháp cho doanh nghiệp. Đương nhiên khi kiểm tra giám sát chất lượng sản xuất cũng dựa trên những tiêu chí là mức chất lượng có thể chấp nhận được (AQL).
Vậy QMR là gì? Thực ra, QMR bản chất là cụm từ viết tắt của Quality Management Representative. Trong tiếng Việt được hiểu là người đại diện về chất lượng hay quản lý về chất lượng. Tại một số tập đoàn hay công ty lớn QMR còn được gọi là giám đốc chất lượng.Trong bộ tiêu chuẩn về chất lượng mới nhất ISO 9000, việc kiểm soát chất lượng, quá trình vận hành, điều hành các giai đoạn để đảm bảo chất lượng của sản phẩm ngày càng ngặt nghèo. Vai trò của QMR ngày càng có sức nặng trong tổ chức. chúng ta hãy cùng theo các vai trò cụ thể của QMR trong những nội dung sau đây nhé.
QMS là viết tắt của Quality management system là hệ thống quản trị chất lượng, đây là tập hợp các yếu tố có liên quan và có mối quan hệ tương tác qua lại nhằm định hướng và kiểm soát chất lượng của một cơ quan, doanh nghiệp tổ chức về chất lượng. Cụ thể hơn, đây là một hệ thống quản trị có rạch ròi về các trách nhiệm, quyền hạn của từng thành viên trong doanh nghiệp nhằm đạt được hiệu quả ổn định của các hoạt động hướng đến các chức năng về chất lượng. Vậy hệ thống chất lượng toàn diện (total quality management) thì khác như thế nào với QMS. Hệ thống chất lượng toàn diện là hệ thống quản lý tập trung và chất lượng, dựa trên sự tham gia của các thành viên trong tổ chức, với mục đích hướng tới sự thành công lâu dài nhờ vào việc thỏa mãn khách hàng
Là đại diện của chất lượng của doanh nghiệp, các QMR sẽ có vai trò là duy trì và vận hành các hệ thống chất lượng. Cụ thể, QMR sẽ thực hiện việc xem xét và lập các kế hoạch như xem xét và kiểm tra các kế hoạch kiểm toán trong nội bộ doanh nghiệp, tiến hành thảo luận với các chủ doanh nghiệp về quy trình này đồng thời xem xét các quá trình quản lý trực tiếp để duy trì đúng cách.
Không chỉ chỉ đạo các quá trình xem xét kiểm tra quá trình hoạt động, MMR thực tế còn có vai trò quan trọng trong việc lên những kế hoạch chất lượng cao gắn với quá trình xây dựng mục tiêu chất lượng, thay đổi cho nhân sự hay những kế hoạch triển khai theo dõi, giám sát, tổ chức đào tạo về chất lượng sản phẩm. Nếu như Designer là những người vạch ra ý tưởng trực tiếp cho sản phẩm, thì trong các hoạt động về chất lượng, QMR giữ vai trò là nhà thiết kế các hoạt động liên quan đến chất lượng của tổ chức.
Xem thêm: PQC là gì? Nhân viên kiểm soát chất lượng đòi hỏi những gì
Vai trò cuối cùng của một QMR là chắc chắn rằng những yêu cầu của khách hàng về chính là mục tiêu của toàn bộ doanh nghiệp. Tiêu chuẩn lớn nhật trong quy chuẩn về hệ thống quản lý quản lượng ISO 9000 là sự hài lòng của khách hàng. Để một doanh nghiệp có thể phát triển mạnh mẽ, nắm được nhu cầu của khách hàng là tất yếu. Nhiệm vụ của QMR trong hoạt động này chính là đưa ra những hệ thống kế hoạch để nâng cao sự am hiểu của nhân viên với khách hàng và thấu hiểu khách hàng.
Chỉ khi nào, doanh nghiệp nắm được khách hàng cần gì, điều gì khách hàng mong muốn sản phẩm cải thiện thì doanh nghiệp mới có thể bán được sản phẩm và thực hiện tròn khẩu hiệu “ khách hàng là thượng đế của mình”. Khi các QMR thúc đẩy hệ thống quản lý khách hàng đi lên (cải thiện sự hài lòng của khách hàng về sản phẩm, nghĩa là ai cũng có trách nhiệm thúc đẩy nhu cầu của khách hàng trong công ty và QMR chính là người đầu tàu thực hiện điều này.
Việc làm Thẩm định - Giám thẩm định - Quản lý chất lượng tại Hà Nội
Những QMR không chỉ có vai trò quan trọng trong doanh nghiệp, mà với những mối quan hệ bên ngoài, QMR trở thành một cầu nối mà khách hàng và doanh nghiệp đối tác liên hệ nếu có nhu cầu về khiếu nại về các vấn để chất lượng doanh nghiệp. Nhưng trên thực tế, ở nhiều doanh nghiệp, sẽ có một bộ phận chuyên trách để giải quyết khiếu nại hay các vấn đề liên quan đến doanh nghiệp và khách hàng. Các hoạt động thẩm định, kiểm tra chất lượng sản phẩm đương nhiên cũng xảy ra sai sót và QMR sẽ là người phụ trách xử lí các vấn đề này. Khi hàng hóa lưu thông ngoài thị trường cần giấy chứng nhận hợp quy để đảm bảo sự an toàn quyền lợi cho người tiêu dùng.
Chất lượng của sản phẩm tùy nhu cầu của khách hàng hay ở mỗi thời kì khác nhau sẽ có một quy chuẩn khác nhau. Biểu hiện là sự thay đổi của tiêu chuẩn về đánh giá kiểm định về chất lượng. Ngay nay, khi nhu cầu của khách hàng ngày càng cao, xã hội phát triển mạnh...chất lượng sẽ thường xuyên được đánh giá đi song song cùng giá thành và tuân theo quy luật ngang giá. Tuy nhiên, không phải QMR nào cũng sáng suốt để quy định ra một mức giá chuẩn cho sản phẩm vừa hợp với thị trường, phù hợp với nhu cầu của người tiêu dùng. Kinh doanh là ngành sinh lợi. Những mối quan hệ về lợi ích nếu không kiểm tra chặt chẽ sẽ “phá giá”của thị trường.
Một số trường hợp khác lại nhằm bảo vệ và thúc đẩy sự phát triển về chất lượng của mình doanh nghiệp mình lại nỡ để khai thác những thông tin bất lợi cho doanh nghiệp khác. Đó gọi là văn hóa doanh nghiệp. Văn hóa doanh nghiệp sẽ tác động trực tiếp lên nhận thức của đại bộ phận khách hàng và ảnh hưởng đến số lượng những sản phẩm bán ra. Để đảm bảo về chất lượng của sản phẩm lẫn uy tín của doanh nghiệp. QMR phải quản lý trực tiếp trong việc theo dõi về doanh thu đầu vào,đầu ra, chi phí sản xuất...để quy định giá cá cho hợp lý.
Việc làm Thẩm định - Giám thẩm định - Quản lý chất lượng tại Hồ Chí Minh
Có lẽ bạn sẽ quan tâm yếu tố, sản phẩm đó có tốt không, khách hàng phản hồi như thế nào về sản phẩm của công ty hay văn hóa chất lượng để nói về của sản phẩm hay khả năng quản lý của QMR. Nhưng có lẽ bạn đã bỏ qua một nhân tố cực kỳ quan trọng chịu sự giám sát trực tiếp của QMR, đó là nguồn nhân lực của doanh nghiệp. Doanh nghiệp yếu hay mạnh phụ thuộc vào chất lượng nhân lực của doanh nghiệp đó như thế nào.
Nhân lực cũng là người trực tiếp tìm hiểu tâm lý, nhu cầu của khách hàng, đồng thời cũng là người sử dụng những thông tin về khai thác được của khách hàng để để xuất ý kiến đổi mới, nâng cao chất lượng sản phẩm hoặc thay đổi cho phù hợp với thị hiếu của khách hàng hay xu hướng phát triển của xã hội. Nhân lực trong công ty cũng là lực lượng thi hành văn hóa chất lượng đầu tiên...do đó, QMR trong doanh nghiệp phải là người hiểu thế mạnh của nguồn nhân lực ở đâu để hỗ trợ vị trí làm việc phù hợp nhất với họ, biết đặt ra những tiêu chuẩn của doanh nghiệp cho phù hợp và tuyển chọn nhân lực theo định hướng phát triển của công ty. Từ đó để đạt được các mục tiêu về chất lượng đã đề ra. Giống như nhân viên kiểm soát chất lượng (nhân viên kcs) được làm việc ở vị trí giám sát, làm thế nào để phát huy tối đa được năng lực và chuẩn bị xử lí các tình huống phát sinh.
Để có thể đảm nhiệm được vị trí QMR nói riêng và quản lý doanh nghiệp nói chung, ngoài trình độ chuyên môn về chất lượng sản phẩm doanh nghiệp sâu sắc, kỹ năng quản lý, kinh nghiệm quản lý, kỹ năng, tư duy linh hoạt không máy móc...do đó, việc những buổi chia sẻ kinh nghiệm và kiến thức về QMS là cực kỳ quan trọng cho bạn nếu đang mong muốn bước vào ngành.
Trong bối cảnh tỷ lệ các doanh nghiệp ISO 9000 mới chỉ chiếm 1% trong tổng số doanh nghiệp Việt trong khi chất lượng là tiêu chuẩn hàng đầu mà mọi doanh nghiệp hướng đến, đây chính là cơ hội nghề nghiệp lớn cho những ai có năng lực quản trị. Hiện tại, các doanh nghiệp, từ các sản phẩm công nghệ đến thực phẩm...đều có nhu cầu tuyển dụng nguồn nhân sự vị trí quản lý liên quan đến chất lượng. Đối với những ai có kinh nghiệm quản lý trên 25 tuổi, kiến thức về 5S, tiêu chuẩn chất lượng ISO 9001:2015, ISO 27001:2012 kết hợp với kỹ năng giao tiếp tốt..có thể dễ dàng tìm được vị trí QMR tương ứng tại nhiều doanh nghiệp tuyển dụng trên địa bàn cả nước.
Việc làm trưởng phòng quản lý chất lượng
Đối với vị trí trưởng phòng quản lý chất lượng có mức lương trung bình tại thị trường Hà Nội và tp. Hồ Chí Minh dao động từ 10 -15 triệu đồng. Một địa chỉ uy tín mà bạn có thể “chọn mặt gửi vàng” đó là trang web timviec365.vn. Tại website, bạn có thể cập nhật tin mới nhất về tuyển dụng QMR trên mọi tỉnh thành, so sánh lương kết hợp với tạo CV và gửi trực tiếp đến nhà tuyển dụng để ứng tuyển vị trí QMR ưa thích nhất với giá 0 đồng. Đừng quên truy cập TImviec365.vn để đọc các bài viết: assessor, due diligence, SGS là gì,... bổ ích tại đây.
Hi vọng những thông tin trên đây về QMR là gì của timviec365.vn thực sự hữu ích với bạn.
Chia sẻ
Bình luận