Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thiểu phát là gì? Phân biệt thiểu phát với lạm phát và giảm phát

Tác giả: Vũ Bích Phượng

Lần cập nhật gần nhất: ngày 11 tháng 06 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Có những vấn đề liên quan đến “sức khỏe” của nền kinh tế mà nhất định các chuyên gia kinh tế, những người hoạt động trong lĩnh vực này cần phải quan tâm. Thiểu phát là một trong số đó. Vậy thiểu phát là gì?

Tuy không phải là một người theo đuổi chuyên sâu trong lĩnh vực kinh tế thế nhưng Bích Phượng cũng khá hứng thú khi tìm hiểu về các vấn đề nội tại bên trong nền kinh tế. Khi còn ngồi trên ghế giảng đường, tôi đã có dịp được tìm hiểu đôi nét về thiểu phát và sẽ chia sẻ cùng bạn một vài nội dung cơ bản về khía cạnh này, hãy cùng tìm hiểu với Phượng và có thêm những chia sẻ hay bên dưới bình luận nhé.

1. Khái niệm thiểu phát là gì?

 

Thiếu phát là gì?
Thiếu phát là gì?

Xoay quanh việc đi tìm khái niệm thiểu phát là gì, có rất nhiều quan điểm được đưa ra không đồng nhất với nhau. Có nhà phân tích kinh tế thì cho rằng khi không có tiêu chí chính xác nào có thể xác định được tỷ lệ lạm phát bao nhiều phần trăm (%) từ một năm trở lại thì sẽ được gọi là thiểu phát. Trong khi đó, ở một số tài liệu kinh tế lại đưa ra lý luận cho vấn đề thiểu phát như sau: tỷ lệ lạm phát rơi ở mức 3 đến 4 % trong một năm trở lại thì sẽ được gọi là thiểu phát.

Ở các quốc gia có ngân hàng trung ương không hề ưa sự lạm phát giống như nước Đức hay Nhật Bản thì con số lạm phát 3 hoặc 4% trong vòng một năm được cho là mức độ quá đỗi trung bình, chưa thấp đến độ được coi là thiểu phát. Còn tại thị trường kinh tế Việt Nam, ngay từ những năm đầu thập kỉ XXI, chỉ cần con số lạm phát ở mức 3-4% thì đã được cho là thiểu phát rồi.

Trong hệ thống ngân hàng Việt Nam hiện nay, ngân hàng nhà nước là cơ quan có trách nhiệm cao nhất trong việc đảm bảo lưu thông tiền tệ (cash flow) và duy trì sự ổn định của thị trường tiền tệ (money market). Tiền do ngân hàng trung ương phát hành, thông qua hệ thống ngân hàng thương mại, đến tay người cần vốn (doanh nghiệp, hộ gia đình, tổ chức tín dụng, công ty FDI...). Thực hiện các chính sách tiền tệ phù hợp, hiệu quả là cách để kiểm soát tỉ lệ lạm phát của cả nền kinh tế.

2. Đặc trưng giúp xác định thiểu phát

Thiểu phát có những biểu hiện gif? Nắm bắt những biểu hiện rõ ràng, chính xác của thiểu phát sẽ giúp cho những người theo học chuyên ngành kinh tế phân biệt rõ hơn về sự thiểu phát.

Mặc dù thiểu phát có những đặc trưng không định lượng được thế nhưng chính nhờ những đặc trưng ấy mà chúng ta có thể xác định được thiểu phát. Vậy đó là những biểu hiện gì?

- Khi mức giá giảm với cường độ mạnh, liên tục và tăng trưởng GDP rơi vào mức âm thì nền kinh tế khi đó mới rơi vào thiểu phát.

Đặc trưng của thiếu phát
Đặc trưng của thiếu phát

- Hệ thống ngân hàng thương mại gặp phải những khó khăn trong quá trình cho vay vốn, lại có chính sách về lãi suất huy động tiết kiệm thấp (tức là thị trường tiền tệ được coi là rơi vào mức trì trệ). Khi mức lạm phát thấp  thì sẽ dẫn đến lãi suất thực tế cao, cho nên các nhà đầu tư (investor) khi vay vốn ngân hàng cũng phải dè dặt. Thực tế đó sẽ kéo theo sự ứ đọng tiền tệ của ngân hàng cho nên khiến cho huy động tiết kiệm bị giảm bằng cach hạ mức lãi suất huy động tiết kiệm xuống.

- Hoạt động sản xuất bị tác động mạnh trở nên kém sôi động. Thiểu phát sẽ là nguyên nhân làm cho tiền công chi trả thực tế cao hơn. Điều này mang đến lợi ích cho người lao động vì có thể giảm cung lao động và đồng thời được tăng thời gian nghỉ ngơi nhiều hơn. Ở phương diện khác, giá cả của các sản phẩm được sản xuất ra thấp cũng làm giảm đi động lực sản xuất.

Tùy vào diễn biến, đôi khi thiểu phát chính là tình trạng trước giảm phát.

3. Nguyên nhân và hậu quả của thiểu phát?

3.1. Nguyên nhân thiểu phát là gì?

- Do áp dụng những giải pháp trong hoạt động chống lạm phát quá liều, ví dụ như việc thắt chặt quá mức về tiền tệ, tài khóa và hạn chế cầu.

Nguyên nhân của thiếu phát
Nguyên nhân của thiếu phát

- Do sử dụng những biện pháp nhằm mục đích ngăn ngừa lạm phát nhưng sử dụng một cách quá cứng nhắc, chẳng hạn như trực tiếp kiểm soát giá của một số loại mặt hàng.

- Sai lầm của hoạt động điều hành vĩ mô.

3.2. Hậu quả của thiểu phát không phải ai cũng biết

Nếu bạn đã nghe nhiều đến lạm phát và cũng biết rõ lạm phát để lại những hậu quả nghiêm trọng ra sao thì thiểu phát cũng để lại những hậu quả nghiêm trọng không kém gì.

3.2.1. Mức độ nguy hiểm của thiểu phát

Theo lời chia sẻ của một chuyên gia tài chính ngân hàng: thiểu phát rất nguy hiểm, thiểu phát sẽ khiến cho nền văn minh của nhân loại không lên được. Nó có nghĩa là sang mức suy thoái rồi và không hề có sự tăng trưởng. Đặc biệt nền kinh tế sẽ bị ảnh hưởng lớn nếu lạm phát chuyển thành thiểu phát. Tại thị trường Việt Nam ở giai đoạn hiện tại thì thiểu phát vẫn chưa đáng sợ bằng lạm phát. Từ phía thương mại lo ngại có nên đặt ra vấn đề loại bỏ ưu tiên, “tiếp tục” của sự lạm phát mà chuyển qua chống suy thoái. Khi nền kinh tế thế giới đang suy giảm thì có nghĩa là thiểu phát cũng chính là nguy cơ lớn mà kinh tế Việt Nam sẽ phải đối mặt.

Hậu quả của thiếu phát
Hậu quả của thiếu phát

Vậy nên khi kinh tế đang ra sức giảm phát nhưng vẫn tích cực cho chính sách chống lạm phát, có thể nền kinh tế với quy mô vĩ mô sẽ trở nên xấu đi, sự tăng trưởng giảm, sự tăng trưởng giảm thì sẽ dẫn tới hậu quả nhiều người đối diện với thất nghiệp.

3.2.2. Những hậu quả của thiểu phát

Với mức đọ nguy hiểm vừa phân tích ở trên, có thể tổng kết lại, thiểu phát mang đến hai hậu quả lớn sau:

- Gây ra sự ảnh hưởng đối với lĩnh vực xuất khẩu bởi lẽ thiểu phát khiến cho hầu hết các thị trường lớn đều giảm nhu cầu.

- Sức tiêu thị trong nội địa không tăng lên lý do xuất phát từ tiền cung tiền tệ giảm đi, trong khi đó hoạt động xuất khẩu lại không có khởi sắc mà còn kém đi. Trường hợp xấu nhất có thể xảy ra đó chính là hàng hóa không thể xuất đi trong khi đó nhu cầu trong nước đã giảm trầm trọng, hàng hóa sẽ không tiêu thụ hết được, dẫn đến giá cả giảm, sản xuất vì thế mà bị đình đốn.

4. Phân biệt khái niệm Lạm phát – Giảm phát – Thiểu phát

Do trong quá trình sử dụng thuật ngữ, nhiều người thường nhầm lẫn giữa ba khái niệm Thiểu phát – Lạm phát – Giảm phát nên dẫn đến sự hiểu sai tính chất. Điều này có thể khiến cho những người hoạt động trong lĩnh vực kinh tế sẽ thực hiện không đúng các phương hướng đầu tư, phát triển.

4.1. Hiểu rõ về lạm phát

Đối với kinh tế học, lạm phát chính là sự tăng lên của mức giá chung theo thời gian. Ở trong một nền kinh tế, sự lạm phát chính là sự giảm xuống sức mua của đồng tiền hay sự mất đi giá trị của thị trường hàng hóa. Nếu đem lạm phát so sánh với các nền kinh tế khác thì sự lạm phát chính là một cách phá giá tiền tệ của một loại tiền so với những loại tiền khác..

Phân biệt thiểu phát với lạm phát
Phân biệt thiểu phát với lạm phát

Theo nghĩa đầu tiên, lạm phát của tiền tệ ở trong phạm vi quốc gia, theo nghĩa thứ hai, lạm phát tiền tệ ở trong phạm vi thị trường toàn cầu. Ngược lại với lạm phát chính là giảm phát.

Các nhà kinh tế học thường sử dụng 2 chỉ tiêu cơ bản sau để đo lạm phát:

- Thứ nhất là dựa vào một rổ các hàng hóa trong tiêu dùng (gọi là goods basket) cùng với giá của các loại hàng hóa này ở trong rổ xét ở hai thời điểm khác nhau.

- Thứ hai sẽ là dựa theo tất cả khối lượng hàng hóa, dịch vụ cuối cùng đã được sản xuất ở trong thời gian suốt một năm với giá ở hai thời điểm khác nhau.

Theo ngôn ngôn thống kê chúng ta sẽ gọi chúng la giá hiện hành và giá cố định.  Thực chất ở hai cách tính này không hề có sự khác biệt lớn. Ở phương pháp đo lạm phát thứ nhất tính được chính xác hơn theo đúng như những gì định nghĩa lạm phát đã biểu thị và chỉ chỉ tính trong khoảng thời gian một năm. Còn theo cách thứ hai thì cũng có được những ưu điểm nhất định đó là có thể tính toán được lạm phát ở trong bất kể thơì điểm nào dựa theo rổ hàng hóa.

4.2. GIảm phát nghĩa là gì?

Tình trạng mức giá chung của kinh tế bị giảm xuống một cách liên tục sẽ được gọi là giảm phát, nó trái ngược với lạm phát. Hoặc cách nói khác thú vị hơn về giảm phát: giảm phát chính là lạm phát… nhưng khi lạm phát mang theo giá trị âm.

Ở nhiều tài liệu kinh tế, khi các chuyên gia kinh tế đề cập tới sự giảm phát thì hầu hết họ vẫn sẽ đặt trước những con số một dấu âm trong mục tỷ lệ lạm phát. Khi nền kinh tế rơi vào trì trệ, đình đốn và suy thoái thì sẽ xuất hiện giảm phát.

Phân biệt thiểu phát với giảm phát
Phân biệt thiểu phát với giảm phát

Sự giảm phát có nghĩa là sự hạ thấp giá cả. Xét từ góc độ trực giác thì người tiêu dùng vẫn thích giảm phát hơn trong khi đó người sản xuất lại chẳng ưa gì hai chữ ấy. Nếu như giá cả đang có khuynh hướng giảm xuống thì người tiêu thị sẽ ngưng việc chi tiền ra và thực trang mua hàng rơi vào hai chữ “chờ đợi”, có nghĩa là người tiêu dùng sẽ chờ cho đến khi nào giá hàng hóa giảm xuống mới tiếp tục mua sắm. Khi ấy, nhà sản xuất sẽ không bán được hàng và buộc phải giảm giá thành sản phẩm xuống để chiều lòng khách.

Hành động giảm giá thành này sẽ kéo theo rất nhiều hệ lụy mà điều đầu tiên đó chính là sự giảm xuống về số nhân công làm việc. Những người thất nghiệp sẽ khó khăn trong chi tiêu nên họ cũng giảm đi nhu cầu mua hàng hóa. Càng như vậy thì hàng hóa sản phẩm càng rơi vào bế tắc, nhà sản xuất rơi vào một vòng luẩn quẩn khó thoát ra được. Điều này nghiễm nhiên sẽ nguy hiểm hơn sự lạm phát.

Giải pháp cần thực hiện cho giảm phát đó chính là nới lỏng tiền tệ, giảm múc lãi hoặc thuế suất mới có thể kích thích tiêu dùng.

Như vậy, qua hai khái niệm trên, bạn hoàn toàn có thể phân biệt được một cách rõ ràng với thiếu phát. Việc nhận diện rõ thiếu phát là gì hay phân biệt nó với lạm phát và giảm phát sẽ giúp nhà hoạt động kinh tế có thể đưa ra những phương án tối ưu giúp phát triển hoạt động kinh doanh, buôn bán nhằm cân bằng giữa sự tiêu thụ và sản xuất.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;