Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thủ tục là gì? Thủ tục trong hoạt động quản lý hành chính

Tác giả: Vi Linh

Lần cập nhật gần nhất: ngày 13 tháng 05 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Nhắc đến từ thủ tục chúng ta thường nghĩa đến các giấy tờ quy trình trong một công việc hay lĩnh vực nào đó. Hãy tìm hiểu xem thủ tục là gì và được dùng trong những nội dung nào từ bài viết tham khảo về thủ tục sau đây nhé.

Sự cần thiết của thủ tục trong lĩnh vực hành chính

Thủ tục là gì?

Cũng giống như những quy định khác, khi làm một công việc nhất định chúng ta hay cần đến những thủ tục nhất định. Vậy thủ tục được hiểu theo nghĩa như thế nào? Nó có thể được hiểu là cách sắp xếp các công việc theo một trình tự nhất định, đồng thời thực hiện một công việc có tính chất chính thức. Hãy nói một cách dễ hiểu hơn rằng thủ tục là quá trình sắp xếp công việc theo thứ tự để hoàn thành chúng một cách hiệu quả và đạt được kết quả tốt nhất.

Trong lĩnh vực hành chính, hành chính công chúng ta rất hay bắt gặp cụm từ nói về thủ tục, đối với lĩnh vực thủ tục hành chính là gì? Có thể được hiểu là tất cả những quy định bắt buộc phải tuân theo trong hoạt động của cơ quan, tổ chức. Thủ tục là gì? Đó có thể là các trình tự về thay đổi, giải thể, hay những phạm vi hoạt động của các tổ chức, được thực hiện đúng tiêu chuẩn và quy định khi ban hành các văn bản hành chính hoặc đối với người dân khi thực hiện kê khai hoặc tiến hành các công việc liên quan đến hành chính.

Thủ tục là gì?

Có thể coi đây là một trong những trình tự không thể thiếu khi giải quyết một công việc nào đó và ảnh hưởng trực tiếp đến từng công việc cụ thể của từng cá nhân. Do vậy thủ tục rất cần thiết đối với đất nước ta.

>>> Bạn có thể tìm hiểu thêm hành chính là gì để áp dụng làm thủ tục hành chính thuận lợi nhất. Tìm hiểu ngay tại Timviec365.vn!

Nguyên tắc về việc thực hiện thủ tục

Tất cả các quy trình thủ tục trong lĩnh vực hành chính được nhà nước quy định một cách cụ thể và rõ ràng. Việc thực hiện thủ tục phải đảm bảo những yêu cầu về nguyên tắc như sau:

1. Phải đảm bảo tất cả các thủ tục được công khai, minh bạch kể cả các thủ tục hành chính đang được thực hiện hoặc đã được thực hiện.

2. Việc thực hiện dựa trên nguyên tắc khách quan, công bằng đối với tất cả mọi người, cá nhân, đơn vị trong thực hiện thủ tục hành chính.

3. Dựa trên các nguyên tắc về độ liên thông, đúng hạn, chính xác, không ảnh hưởng hoặc gây phiền toái trong khi thực hiện các lĩnh vực liên quan đến thủ tục hành chính

4. Khi thực hiện giải quyết các thủ tục phải dựa trên việc tiếp thu những ý kiến đóng góp của nhân dân được phản ánh, những kiến nghị của cá nhân, tổ chức đối với việc thực hiện các hoạt động liên quan đến chế độ, giải quyết các thủ tục

5. Dựa trên nguyên tắc đề cao trách nhiệm, tinh thần và ý thức của đội ngũ cán bộ, công chức trong giải quyết những thủ tục cho cá nhân, tổ chức, cơ quan, đơn vị,...

>> Xem thêm: Mẫu đơn đề nghị giúp đỡ

Vai trò của thủ tục trong hoạt động quản lý hành chính

Khi nhắc đến các quy trình này, chúng ta cũng hiểu rằng đây là một trong những nhiệm vụ vô cùng quan trọng trong mọi lĩnh vực. Đối với các thủ tục hành chính nó có vai trò vô cùng quan trọng trong việc giải quyết công việc tại các cơ quan tổ chức, doanh nghiệp.

Thủ tục là gì? Trong lĩnh vực public administration nó thể hiện một vai trò quan trọng trong đời sống xã hội, ảnh hưởng trực tiếp đến hoạt động và toàn bộ đời sống của nhân dân. Thông qua những thủ tục đó, các cá nhân, tổ chức thực hiện được quyền lợi, nghĩa vụ của mình, đồng thời những cơ quan hành chính cũng thực hiện chức năng nhiệm vụ của mình được hoàn thiện và dễ dàng hơn.

Thủ tục cũng là một trong những cách đảm bảo cho việc thực hiện các quy định của nhà nước, là một nội dung quan trọng không thể thiếu trong quá trình thực hiện quy phạm pháp luật hành chính, là phương tiện để đưa các quy phạm chuẩn mực vào đời sống một cách hữu hiệu nhất.

Việc thực hiện thủ tục theo đúng với quy trình còn có thể đảm bảo đúng thẩm quyền của cơ quan quản lý nhà nước, thực hiện được quyền lợi và nghĩa vụ của cá nhân, tổ chức.

Thủ tục là cách thức để thực hiện các quy định. Nếu như không có những thủ tục nhất định thì việc quản lý cũng rất khó khăn, dễ mất trật tự và gây rối đối với nhà nước cũng như công việc thực hiện các thủ tục hành chính.

Vai trò của thủ tục trong hoạt động quản lý hành chính

Thủ tục có vai trò quan trọng trong việc chứng minh về giá trị hiệu lực của quy định pháp luật với đời sống dân sinh, phản ánh ý thức tuân thủ pháp luật của nhân dân đối với chính quyền địa phương và nhà nước. Đây có thể coi là cơ sở để đảm bảo chấp hành nghiêm kỷ luật, kỷ cương nâng cao quá trình quản lý trong các hoạt động hành chính của nước ta hiện nay.

Thông qua những tìm hiểu về thủ tục là gì, đặc biệt là những thủ tục hành chính của cơ quan nhà nước, cán bộ, công chức có thể kiểm tra, giám sát việc giải quyết những thủ tục hành chính của cơ quan, cán bộ, công chức nhà nước; đồng thời thúc đẩy việc giải quyết công việc và hoạt động hành chính từ cơ quan trung ương đến địa phương một cách nhanh nhất. Chăm lo đời sống tinh thần cho mọi người để đạt được những hiệu quả và năng suất cao nhất, chất lượng nhất trong công việc.

>>> Bạn đang tìm công việc hành chính nhà nước, hay ứng tuyển vào các cơ quan hành pháp, luật pháp nước ta thì có thể tìm những công việc liên quan bằng việc tham gia thi tuyển nhân viên luật hoặc ứng tuyển qua những thông tin đăng tuyển cập nhật thường xuyên. Tại Timviec365.vn bạn cũng có thể dễ dàng tìm thấy điều này.

Hoạt động công bố thủ tục trong quản lý hành chính

Chúng ta biết rằng thủ tục được thực hiện một cách công khai, minh bạch nhưng bên cạnh đó mục đích khi công khai thủ tục để làm gì liệu bạn đã rõ. Vậy thì hãy tìm hiểu nội dung này nhé.

- Công bố thủ tục trong quản lý hành chính giải nhằm để giải quyết công việc một cách đầy đủ, chính xác nhất. Tiến hành đồng bộ, thống nhất, công khai và minh bạch những quy định về thủ tục, từ đó tạo điều kiện cho cơ quan nhà nước có thẩm quyền giám sát và thực hiện quản lý nhà nước một cách tốt nhất có thể.

- Khi quản lý hành chính thì những thủ tục phải được công bố bởi các quyết định của những người có thẩm quyền như: Bộ trưởng, người đứng đầu là thủ trưởng cơ quan ngang bộ, Chủ tịch Ủy ban nhân dân cấp tỉnh,... được các cơ quan nhà nước cấp trên giao nhiệm vụ hoặc ủy quyền ban hành bằng cách soạn thảo văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục cho các đối tượng là cá nhân, cơ quan, tổ chức theo đúng với quy trình về giải quyết lĩnh vực liên quan đến công tác hành chính.

- Thủ tục được công bố phải theo quy trình, đúng thẩm quyền, đảm bảo chính xác, đầy đủ, đúng thời hạn quy định, có độ tin cậy cao và kịp thời theo quy định của pháp luật.

- Thủ tục được công bố bởi các quyết định của những người có thẩm quyền nên được thực hiện một cách bảo đầy đủ, chính xác theo đúng với các văn bản quy phạm pháp luật và đúng với trình tự thời hạn quy định.

- Quyết định công bố của Tổng Giám đốc cơ quan như: Bảo hiểm xã hội Việt Nam, Ngân hàng thì phải tiến hành thực hiện một cách đầy đủ, bảo đảm chính xác nội dung, đồng thời thực hiện theo các văn bản hướng dẫn thực hiện thủ tục giải quyết công việc cho cá nhân, tổ chức; tiến hành thực hiện đối với toàn bộ hệ thống cơ quan trên cả nước. Đúng chính xác và theo những quy trình nội dung đã quy định, không được làm trái với quy định của nhà nước ban hành.

>>> Xem thêm: Khiếu kiện là gì? So sánh khiếu kiện và khiếu nại

Trách nhiệm thực hiện thủ tục về quản lý hành chính

Trách nhiệm của cơ quan thực hiện

Bên cạnh việc thực hiện đúng những quy định của nhà nước trong việc hiện giải quyết những thủ tục thì những cơ quan, đơn vị có thẩm quyền còn có những trách nhiệm thực hiện thủ tục như sau:

1. Tất cả những cơ quan đơn vị có thẩm quyền bố trí và bồi dưỡng cán bộ, công chức có phẩm chất đạo đức tốt, có những năng lực và chuẩn mực tốt, có đầy đủ các trình độ về chuyên môn, nghiệp vụ để thực hiện giải quyết các công việc có liên quan đến thủ tục trong lĩnh vực quản lý hành chính nhà nước.

2. Trách nhiệm trong việc cung cấp thông tin chính xác, đầy đủ, kịp thời về tất cả các loại thủ tục hành chính cho cá nhân, tổ chức có liên quan.

Trách nhiệm của cơ quan thực hiện

3. Cơ quan cần tiến hành cung cấp tất cả các hồ sơ liên quan đến thủ tục là gì, các giấy tờ, theo yêu cầu của các nhân hoặc đơn vị cần giải quyết thủ tục theo quy định của nhà nước.

4. Phải đảm bảo các công tác về bảo quản và giữ bí mật về hồ sơ tài liệu, những vấn đề bí mật về văn bản, biên bản, thông tin của cơ quan mà mình giải quyết theo quy định của pháp luật.

5. trong trường hợp không thực hiện giải quyết các thủ tục cho người đến làm, cần nêu rõ lý do bằng văn bản hành chính mẫu trong quy định của nhà nước hoặc nêu rõ cần bổ sung các loại giấy tờ gì, hay thiếu giấy tờ gì,...

6. Không tự đặt ra các yêu cầu về thủ tục hành chính, không tự ý trong việc yêu cầu thêm các thủ tục trong hồ sơ, giấy tờ ngoài quy định của pháp luật.

7. Phối hợp và làm việc với các đơn vị các nhân tổ chức trong quá trình giải quyết những thủ tục mà họ tiến hành làm.

8. Giúp đỡ những người có công với Tổ quốc, người cao tuổi, người tàn tật, người nghèo, phụ nữ mang thai,... và những người thuộc chế độ chính sách theo quy định của nhà nước trong thực hiện và giải quyết tất cả các thủ tục liên quan.

9. Thực hiện cơ chế một cửa và áp dụng các cơ chế một cửa liên thông lĩnh vực thực hiện thủ tục hành chính.

10. Tiến hành tiếp nhận, xử lý các kiến nghị của cá nhân, tổ chức khi họ có những quan điểm và ý kiến góp ý trong việc thực hiện giải quyết các thủ tục.

11. Thực hiện áp dụng ứng dụng các tiến bộ khoa học về công nghệ thông tin và kỹ thuật trong các nghiệp vụ thực hiện liên quan đến giải quyết các thủ tục hành chính để được chính xác và hiệu quả nhất.

12. Bên cạnh đó cần thực hiện tất cả các quy định khác của pháp luật theo đúng với tiêu chuẩn mà nhà nước ban hành. Như vậy các cơ quan có thẩm quyền cần thực hiện nhiệm vụ trên và theo đúng quy định của nhà nước trong phạm vi quy định về nhiệm vụ và chức năng của mình.

>>> Xem thêm các bài viết chia sẻ về cách tạo khung trong word trên trang Timviec365.vn để bạn có thể trau dồi thêm nhiều kiến thức cơ bản về word giúp ích được cho bạn khi đi xin việc cũng như trong quá trình làm việc. 

Trách nhiệm của công dân, tổ chức, doanh nghiệp

Không chỉ những đơn vị chức năng thực hiện giải quyết các nhiệm vụ về thủ tục của nền hành chính nhà nước mới có trách nhiệm thực hiện.

1. Tất cả mọi công dân, cá nhân, hay bất kể một đơn vị nào khi có nhu cầu được giải quyết thủ tục hành chính phải tôn trọng cơ quan giải quyết các thủ tục hành chính bằng cách khai đầy đủ, đúng các nội dung theo mẫu và nộp đủ hồ sơ theo quy định được ban hành.

2. Khi mọi người, các đối tượng muốn giải quyết các vấn đề liên quan đến thủ tục cần phải xuất trình những yêu cầu về giấy tờ như sau:

+ Chứng minh thư nhân dân, nếu trường hợp bị mất có thể thay thế bằng Hộ chiếu hoặc các giấy tờ chứng thực cá nhân hợp pháp theo quy định;

Trách nhiệm của công dân, tổ chức, doanh nghiệp

+ Đối với các đại diện cho tổ chức, doanh nghiệp phải xuất trình giấy giới thiệu hoặc giấy ủy quyền khi tiến hành nộp hồ sơ giải quyết các thủ tục;

+ Tiến hành điền đầy đủ những nội dung liên quan vào trong phiếu trả lời khi nộp bổ sung hồ sơ;

+ Sau khi đã nhận kết quả giải quyết thủ tục hành chính cần xuất trình phiếu giao nhận hồ sơ của cơ quan đơn vị vừa phát hành.

3. Các đối tượng khi đến giải quyết các thủ tục hành chính cần nộp phí, lệ phí một cách đầy đủ theo quy định.

4. Khi đến các cơ quan thực hiện giải quyết thủ tục cần thực hiện và chấp hành nghiêm chỉnh nội quy, quy chế của cơ quan.

5. Không được gây mất trật tự nơi công sở, không hút thuốc lá trong khu vực cấm. Trang phục của mọi người phải lịch sự, gọn gàng, có ý thức bảo vệ và giữ gìn vệ sinh chung;

6. Thực hiện đúng quy định văn hóa công sở. Cấm đối với các trường hợp mang mang vũ khí, chất dễ cháy, các chất độc hại, tài liệu bất hợp pháp hay vô căn cứ vào cơ quan để xin vào mục đích truyền đạt những tư tưởng phản động, sai trái, vi phạm về các quy định của nhà nước và pháp luật.

Vì thế, các quy định và quy định của chính phủ trong việc thực thi các thủ tục là gì đã được cung cấp đến bạn đọc qua bài viết trên. Mong rằng bạn sẽ áp dụng các thông tin này vào trong những trường hợp khi đi giải quyết các thủ tục một cách hiệu quả nhất.

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết thành công trong công việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Câu chuyện nghề nghiệp-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Tài liệu gia sư-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Danh mục văn thư lưu trữ-Tài Sản Doanh Nghiệp-KPI Năng Lực-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Chuyển văn bản thành giọng nói-Giới Thiệu App Phiên Dịch-Quản Lý Kênh Phân Phối-Đánh giá nhân viên-Quản lý ngành xây dựng-Hóa đơn doanh nghiệp-Quản Lý Vận Tải-Kinh nghiệm Quản lý mua hàng-Danh thiếp cá nhân-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;