Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường

Tác giả: Timviec365.vn

Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 03 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Cơ cấu việc làm của Việt Nam đang có những biến động lớn, sự phân bố nhân lực chưa hợp lý đã gây ra tình trạng thất nghiệp cho số lượng lớn người lao động. Đặc biệt đối với sinh viên, sau khi ra trường với tấm bằng trên tay, nhiều người hoang mang không biết đi đâu và về đâu. Vậy thực trạng việc làm sinh viên mới ra trường biểu hiện cụ thể ra sao? Nếu các bạn quan tâm xin hãy theo dõi nội dụng bài viết này của chúng tôi. Nó sẽ có ích cho bạn, cho những ai đang lăn tăn với câu chuyện việc làm.

Thực trạng việc làm của sinh viên mới ra trường 

Nếu cánh cổng đại học mở ra cho những tân sinh viên một bầu trời với những ước mơ, hoài vọng về một tương lai xán lạn thì tấm bằng tốt nghiệp và những bước chân đầu tiên bước đi lập nghiệp lại đưa bạn tới những câu hỏi: Làm gì và ở đâu? Theo những cuộc khảo sát thực trạng việc làm ở Việt Nam, có tới khoảng 70% sinh viên lo lắng về vấn đề việc làm khi mới bước chân ra khỏi cánh cổng trường đại học. 

Thực trạng sinh viên mới ra trường hiện nay

Nghề nghiệp mà họ theo đuổi dường như đã “hết chỗ” trong khi có vô vàn những nghề tay trái đón chào, họ lại không đủ kỹ năng, trình độ để đảm nhận. Có vẻ cơ cấu việc làm cho giới trẻ khá bất bình đẳng đúng không? Điều đó dẫn đến tình trạng, hơn nửa sinh viên ra trường rơi vào tình trạng thất nghiệp, số ít còn lại tuy có việc làm xong lại phải tìm việc trái với ngành nghề theo học.

Nguyên nhân khiến sinh viên thất nghiệp khi ra trường

Thiếu định hướng trong thời gian học tập 

Mục đích cuối cùng của việc học tập, lấy bằng cấp là để sau này có nghề nghiệp ổn định thế nhưng trên thực tế có ít sinh viên khi đi học nghĩ được điều đó. Dường như họ chẳng bao giờ nghĩ tới mối tương quan giữa việc học và đi làm trong tương lai hay vấn đề kỹ năng kiến thức với nghề nghiệp. 

Chính vì thế quá trình hướng nghiệp của các bạn diễn ra như một hình thức qua loa vậy. Bạn đã hướng nghiệp không phù hợp để rồi dẫn đến việc lựa chọn sai ngành học. Tại thị trường Việt Nam, thường có tới 40% việc định hướng nghề nghiệp phụ thuộc vào phụ huynh. Các bậc cha mẹ vẫn thường thiên về những ngành nghề an toàn hoặc “ăn sẵn” cho con. Khi định hướng, họ hướng con cái theo nghề họ thích mà không biết khả năng, sở thích của con nằm ở đâu. 

Không có định hướng về mục đích học tập

Một số khác được tự do lựa chọn ngành nghề thì lại chạy theo xu hướng ngành nghề hot dù biết đam mê hay sở trường của mình nằm ở đó. Nói chung, định hướng nghề nghiệp là bước đầu tiên quan trọng của sự nghiệp mỗi người. Hướng nghiệp mà sai một ly có thể khiến con người ta phải đi cả ngàn dặm để quay đầu mà không kịp.

Tham khảo: Tìm việc làm tại Hà Nội với hàng nghìn tin tuyển dụng hấp dẫn

Học tập một cách thụ động 

Có lẽ xuất phát từ việc định hướng nghề nghiệp sai lầm cho nên nhiều bạn sinh viên sẽ rơi vào tình trạng học tập thụ động. Có nghĩa là họ chỉ chờ đợi kiến thức từ giáo viên cung cấp, không bao giờ có ý thức chủ động chuẩn bị kiến thức, cộng với việc lười khám phá và áp dụng các lý thuyết học được vào thực tiễn cuộc sống. 

Với cách học thụ động như vậy, sinh viên không những trở nên mông lung trong mớ kiến thức cơ bản mà còn khiến bản thân ngày càng trở nên lười biếng hơn, không chủ động trong bất cứ hoạt động nào khác trong công việc sau này. Chính vì thế mà sau khi ra trường họ cũng mang theo tâm lý chờ việc, không biết cách chủ động tìm kiếm những cơ hội thực sự cho bản thân. Dù cho thị trường tuyển dụng tại Hà Nội, Hồ Chí Minh... vẫn luôn luôn sôi động và cạnh tranh mỗi ngày. Bởi vậy, họ tự đánh mất cơ hội cho bản thân mình khiến cho quá trình tìm việc trở nên khó khăn hơn và làm việc không đúng sở trường.

Không có vốn ngoại ngữ

Làn sóng thất nghiệp của cử nhân một phần xuất phát từ khả năng về ngoại ngữ, nhất là khả năng tiếng Anh. Trong thời buổi hội nhập quốc tế mạnh mẽ như hiện nay, dường như tiếng Anh chính là một tấm vé hạng sang để chúng ta hội nhập, đồng thời có cơ hội bước vào một vị trí nào đó trong tất cả các ngành nghề của xã hội. 

Không trau dồi ngoại ngữ

Đây có thể coi là một trong những tiêu chí đánh giá "cần phải có" của nhà tuyển dụng với ứng viên khi nộp đơn xin việc hay làm CV online ứng tuyển vào công ty. Các chương trình giáo dục đã phổ cập việc đào tạo tiếng Anh rộng khắp đến tất cả các trường học, cấp học, thậm chí còn đầu tư từ khi con người còn rất nhỏ.

Thế nhưng chính từ thái độ học tập thụ động, lại lười khám phá và không chịu áp dụng thực tế thì dù có được tiếp thu chương trình trong rất nhiều năm, các bạn trẻ vẫn không thể đáp ứng được vốn tiếng Anh cơ bản. Để rồi, đến khi ra trường, kiến thức và kỹ năng về ngoại ngữ của các bạn chỉ dừng lại ở một con số 0. 

Nói chung, việc học tiếng Anh đòi hỏi một quá trình, bạn không muốn phí thời gian và muốn có cơ hội tốt hơn cho tương lai sự nghiệp, từ khi còn học sinh, bạn cần phải cố gắng hết mình trong việc học nói chung và rèn luyện kỹ năng nói riêng, áp dụng kiến thức vào thực tế mới đạt được kết quả mong muốn.

Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm 

Kỹ năng cứng và kỹ năng mềm là hai yếu tố mà nhà tuyển dụng luôn hết sức chú trọng trong khâu tuyển dụng. Đặc biệt, kỹ năng mềm chính là yếu tố mà họ quan tâm hàng đầu. Bởi kỹ năng mềm giống như là phần chuôi dao vậy, chuôi dao có bền chắc thì mới sửu dụng được dao một cách hiệu quả. 

Không chú trọng nâng cao kỹ năng mềm

Kỹ năng mềm lại có thể được rèn luyện từ rất nhiều hoạt động trong học tập và trong cuộc sống, chỉ cần mỗi người ý thức hơn một chút, coi trọng việc học hỏi rèn luyện kỹ năng mềm hơn thì đến khi ra trường, bạn đã có được một hành trang vô cùng vững chắc để bước từng bước cẩn thận vào xã hội. Và môi trường làm việc đầy tính cạnh tranh và đòi hỏi năng động cao thì những điều đó sẽ là bí quyết mang đến sự thành công cho các bạn.

Trong khi đó, có rất nhiều bạn sinh viên chỉ “làm tròn” trách nhiệm đi học của mình là lên lớp, ngồi yên nghe thầy cô giảng bài. Chỉ cần như vậy, họ đã cho rằng mình “làm tròn” trách nhiệm học của mình. Thời gian còn lại, các bạn thường dành nhiều cho việc gặp gỡ bạn bè, chơi game, tán gẫu với bạn bè trên facebook,... Bởi vậy mà thời điểm ra trường cũng là thời điểm các bạn không biết gì về xã hội. Đồng thời còn phải gánh theo cảm giác vỡ mộng về những điều mình đã nghĩ trước đó.

Hậu quả khó lường cho tình trạng thiếu việc làm của sinh viên 

Không có năng lực làm việc 

Thiếu năng lực làm việc thực tế

Điều này là hệ quả của những sinh viên trong quá trình học tập rèn luyện tại giảng đường Đại học đã không nỗ lực hết mình. Họ coi việc đến  trường đại học là nghĩa vụ, đi học chỉ để điểm danh mà không có sự tư duy, học hỏi. Những trường hợp như vậy có sự hiểu biết rất hạn chế, kiến thức trong họ khá là mơ hồ. 

Do đó, khi đi xin việc, họ khó xác định được năng lực của mình ở đâu, liệu có đảm nhận được công việc này hay không. với những băn khoăn và tâm lý lo ngại như vậy cho nên họ đã hết lần này đến lần khác từ chối cơ hội việc làm đến với mình.

>>> Nhiều cơ hội việc làm dành cho sinh viên mới ra trường khi tìm kiếm thông tin tuyển dụng Bắc Giang với mức lương phù hợp và có được thêm nhiều kiến thức chuyên môn giúp bạn phát triển hơn trong tương lai sau này.

Xác định phương hướng nghề nghiệp không rõ ràng 

Tình trạng sinh viên làm trái ngành nghề diễn ra phổ biến trong xã hội chứng tỏ rằng, cơ hội việc làm vẫn có cho chúng ta. Tuy nhiên tại sao có người vẫn thất nghiệp? Tại sao họ không chọn một công việc trái ngành nghề để giải quyết thực trạng thất nghiệp của mình. Điều quan trọng đó là bạn không xác định nghiêm túc, rõ ràng mục tiêu nghề nghiệp.

Không biết cách lựa chọn nghề nghiệp phù hợp

Điều này được thể hiện qua nhiều yếu tố. Chẳng hạn như, sinh viên theo học một trường đại học đó mà không biết sau khi ra trường, công việc liên quan đến ngành học bao gồm những công việc gì; sinh viên đi học theo định hướng của cha mẹ, không có hứng thú với ngành học; sinh viên không xác định học xong ra trường sẽ theo đuổi ngành nghề đã học,... chính những yếu tố này làm cho họ không biết phải đi đâu về đâu ngay khi bước chân khỏi cánh cổng đại học.

Sinh viên mới ra trường với câu chuyện nghề nghiệp 

Sinh viên mới ra trường nên suy nghĩ thế nào về lương? 

Sinh viên mới ra trường cần nêu cao tinh thần học hỏi và tìm kiếm một mức lương hợp lý cho mình trước khi bước vào buổi phỏng vấn với nhà tuyển dụng với tiêu chí “học hỏi kinh nghiệm là chính”. Bạn là một sinh viên mới ra trường, kỹ năng bạn có nhưng chưa hề có kinh nghiệm trong lĩnh vực chuyên môn.

Chính vì vậy, khi tìm việc làm Vĩnh Long hay bất cứ nơi đâu bạn sẽ phải đưa ra mức lương hợp lí, hơn là bạn đưa ra những con số cao ngất ngưởng. Lúc đó, không chỉ nhà tuyển dụng sẽ để ý bạn mà còn choáng váng với con số bạn đưa ra đó.

Nhưng không phải vậy mà bạn không đưa ra được một mức lương cụ thể, bạn cần thẳng thắn trong vấn đề này, chỉ cần phù hợp với trình độ chuyên môn của bạn. Hoặc thậm chí bạn chấp nhận một mức lương cực kỳ thấp hay không lương để đổi lấy cơ hội học hỏi nhiều hơn thì cũng xứng đáng. 

Nhà tuyển dụng, họ cần nhân viên có năng lực. Sinh viên mới ra trường sẽ gặp phải vấn đề thiếu sót về mặt kinh nghiệm, điều bạn cần lúc này là thể hiện cho nhà tuyển dụng thấy được tinh thần học hỏi và cầu tiến của bạn, chấp nhận thử thách để chứng minh khả năng của bạn, thay vì chú trọng về lương.

Bởi khi bạn bắt đầu từ mức lương thấp sẽ dễ dàng trong việc “thỏa hiệp” với nhà tuyển dụng, họ sẽ đánh giá bạn trong quá trình làm việc và có những bình xét thỏa đáng, hơn là việc bạn đòi hỏi quá cao sẽ dễ bị từ chối ngay từ đầu.

>>> Tham khảo ngay: Bí quyết xin việc làm cho sinh viên thiết kế đồ họa

Sinh viên mới ra trường nên nghĩ thế nào về lương

Đâu mới thực sự là đam mê 

Thiết nghĩ, nếu đã là đam mê thì dù công việc, con đường theo đuổi đam mê có khó khăn đến đâu bạn cũng sẽ cố gắng vượt qua được. Và khi đã là đam mê chắc chắn không có gì là khó khăn cả. Nếu như chưa xác định được niềm đam mê ẩn giấu, bạn hãy tham gia thật nhiều chương trình cộng đồng, vừa khám phá thế giới rộng lớn ngoài kia, lại vừa khám phá chính bản thân mình. 

Làm việc với đam mê sẽ cho bạn động lực và sự hăng say nhất, từ đó mang lại hiệu quả cao. Thực tế có ít người mạnh dạn và quyết tâm theo đuổi đam mê, thay vào đó họ chọn lựa mức lương thưởng hay chế độ đã ngộ vì cuộc sống, vì nỗi lo bản thân gia đình. Tuy nhiên sống và làm việc với đam mê sẽ mang lại cho bạn giá trị cao, được tôn trọng và thành công với vị trí nhất định. 

Tìm việc càng sớm càng tốt 

Sau khi đã hiểu được niềm đam mê thực sự, hãy bắt tay vào một công việc thuộc vào đam mê đó. Tình trạng chung của nhiều người đó là quá trình đi xin việc, phỏng vấn,... diễn ra hàng tháng trời, dường như nó cứ kéo dài đến vô định nếu như bạn không xác định đúng mục tiêu nghề nghiệp. Nhưng nếu chỉ vì theo đuổi niểm đam mê của mình mà bạn chạy theo những cuộc phỏng vấn thì đừng bỏ cuộc nhé. Hãy kiên trì cho sự nghiệp được theo đuổi đam mê. Hãy cố gắng củng cố bản cv xin việc cho sinh viên mới ra trường của mình để nó trở nên thật "đẹp". Sau khi chuẩn bị một mẫu cv xin việc ấn tượng rồi, hãy nghĩ ngay đến việc tìm cho mình một công việc phù hợp. Nộp những bản topcv của mình, sau đó đợi chờ buổi phỏng vấn và cố gắng tìm được việc làm ưng ý. Vì vậy, các bạn sinh viên đang mong muốn tìm một công việc thực tập giúp bạn thân trau dồi kinh nghiệm và phát triển trong sự nghiệp tương lại thì hãy tìm kiếm những thông tin viec lam tai long an bởi có rất nhiều việc làm thêm dành cho sinh viên khi tìm kiếm.

Đừng chủ quan với những công việc làm thêm 

Trường hợp việc làm thêm thường thấy ở sinh viên năm cuối. Đây là thời điểm mỗi người đều khá là hoang mang về nghề nghiệp. Không biết chọn nghề gì hay làm gì sau khi tốt nghiệp. Nhưng đừng vì những băn khoăn đó mà bỏ qua việc làm thêm hiện tại nhé. Nếu may mắn và có năng lực, biết đâu công việc này sẽ đưa bạn tới một công việc phù hợp và ổn định trong tương lai. Hãy xây dựng mối quan hệ tốt từ những công việc đơn giản, nhỏ nhặt này. 

Hãy nhanh chóng tìm việc và đừng bỏ qua cơ hội việc làm thêm

Tận dụng kỳ thực tập một cách hiệu quả 

Chỉ cần bạn là sinh viên thì chắc chắn sẽ có những kỳ thực tập vui vẻ, thú vị. Kỳ thực tập sẽ là cơ hội để bạn có được kỹ năng nghề nghiệp và kiến thức chuyên ngành vững chắc hơn. Nếu như bạn thực sự làm tốt, nổi bật và được nhận xét thực tập tốt thì đương nhiên, đó là 1 dấu hiệu tốt để bạn ghi điểm tại cơ sở tham gia thực tập. Rất có thể sau khi ra trường, bạn có thể thử sức với những việc công việc tại nhà, bạn có thể tìm việc làm thêm tại nhà tại các website tuyển dụng việc làm trực tuyến, trên báo chí hay trên mạng xã hội. Những làm thêm tại nhà cũng mang đến cho bạn mức lương cao hơn sơ với lương của một người làm văn phòng đó.

Nhiều bạn sinh viên chủ quan với kỳ thực tập và cho rằng chỉ cần hoàn thành khóa luận là xong, nhưng những trải nghiệm mà khi đứng ở vai trò thực tập sinh bạn sẽ được tiếp xúc và có cơ hội học hỏi rất nhiều. Vì vậy hãy biết nắm bắt lấy cơ hội đó, đừng để mất đi những điều giá trị, chuẩn bị sẵn sằng các mẫu cv xin thực tập để có thể nộp ngay khi có cơ hội.

Giải pháp giúp sinh viên nhanh chóng tìm việc làm sau khi ra trường 

Giữ tinh thần thoải mái là việc làm đầu tiên bạn nên làm

Bạn đừng quá căng thẳng và tự tạo áp lực cho mình và hãy nghĩ ngày mai là một ngày khác, cố gắng bắt đầu ngày mới với sự thanh thản, đừng để cho tâm trạng của bạn bị đè nặng bởi những điều ngớ ngẩn. Bạn phải gạt bỏ hết những suy nghĩ như ra trường phải tìm việc nhanh nhất có thể. Thay vào đó, bạn nên giữ cho mình một tâm trạng lạc quan, thoải mái nhất có thể đến lúc nào bạn cảm thấy sẵn sàng thì hãy đi tìm việc.

Ngoài ra, bạn có thể kết hợp với những môn thể thao nhẹ nhàng như đi bộ, cầu lông… vừa tốt cho sức khỏe, vừa giúp tinh thần mình sảng khoái. Đừng bỏ lỡ cơ hội để theo đuổi những sở thích của mình khi bạn mới ra trường, vì thời gian này bạn có rất nhiều thời gian rảnh rỗi. Bạn có thể học nhảy, học thêm một ngôn ngữ mới hoặc đơn giản là tụ tập bạn bè để du lịch. Bạn cũng có thể chuẩn bị một bộ hồ sơ chuyên nghiệp để bắt đầu chinh phục con đường sự nghiệp.

Xem ngay các biểu mẫu đơn xin thực tập cho sinh viên

Lên một ý tưởng khởi nghiệp

Bạn muốn làm một cô(cậu) chủ nhỏ. Đây là lúc bạn để triển khai những ý tưởng mà bạn đã ấp ủ bấy lâu thời còn đi học. Có rất nhiều tấm gương khởi nghiệp thành công trong giai đoạn chờ việc.Tập hợp một team, lên một ý tưởng và thực hiện chúng.

Khởi nghiệp với tinh thần thoải mái, tự tin

Khởi nghiệp đòi hỏi rất nhiều yếu tố và kỹ năng để thành công, bạn còn trẻ và ước mơ hoài bão thì luôn đong đầy, đừng sợ thất bại mà hãy biến ước mơ của bạn trở thành sự thật. Đây là thời gian để “sai”, hãy cho phép mình sai để tích lũy và trưởng thành. Biết đâu, từ chính khoảng thời gian này, bạn sẽ tìm được đam mê của chính mình và rất có thể sẽ tạo nên những công ty lớn có giá trị hàng triệu đô la thì sao. Bạn cũng có thể tìm việc làm tại Bắc Ninh.

Thử sức mình với nhiều công việc tại các thành phố lớn

Tại các thành phố lớn có rất nhiều cơ hội cho bạn trải nhiệm với nhiều ngành nghề khác nhau, bạn có thể thỏa sức lực chọn việc làm nhanh phù hợp với chuyên môn của mình. Bạn hoàn toàn có thể tiến hành cách tạo hồ sơ xin việc trên 24h hoặc tạo hồ sơ trên các trang mạng uy tín để nhanh chóng tìm được công việc phù hợp trên các bản thông tin như tìm việc làm ở Tiền Giang, Cần Thơ, Long An,.... Thực tế công việc khác xa với những kiến thức đã học tại trường đại học. Nếu bạn đã hiểu rõ bản thân thích hợp với nghề nghiệp gì, hãy đừng chần chừ mà không thử sức với những công việc đó.

Bạn cũng đừng ngại thay đổi môi trường, bởi vì ở những thành phố lớn có rất nhiều việc làm nhanh để bạn làm và nhảy việc cho đến khi nào bạn thấy việc làm nhanh thật phù hợp với bạn.

Phát triển duy trì các mối quan hệ

Hãy cứ làm việc và đừng quên tạo dựng và duy trì các mối quan hệ, điều này sẽ giúp bạn có cơ hội trò chuyện tiếp xúc với những người xung quanh, lắng nghe tâm sự và học hỏi từ đó nhiều kiến thức xã hội. Có quan hệ với càng nhiều người ở những lĩnh vực khác nhau là rất tốt trên con đường sự nghiệp, họ sẽ là những người có khả năng tư vấn và giúp đỡ bạn trong lĩnh vực của họ, đặc biệt nếu bạn tự khởi nghiệp thì đây sẽ là một nguồn lực vô cùng lớn mà bạn có thể tìm đến cho dự án của mình. Hơn thế, từ các mối quan hệ này có thể giúp bạn tìm ra những cơ hội của riêng mình. Vì vậy không phải lo lắng rằng ra trường mà không tìm được việc làm nhanh. Chỉ cần bạn thường xuyên theo dõi các bản tin như là tim viec lam tai binh dinh và tận dụng tối đã các mối quan hệ mà bạn có được thì bạn sẽ nhanh chóng tìm được việc làm mà bạn mong muốn nhất hiện nay.

Duy trì và phát triển các mối quan hệ tốt đẹp

Tích lũy kinh nghiệm, vươn ra biển lớn

Bạn có thể tiếp tục học tiếp đó là sự lựa chọn của nhiều sinh viên vừa mới tốt nghiệp. Học tiếp để nâng cao kiến thức là điều cần thiết song với tình trạng thừa người, thiếu việc như hiện nay thì các bạn trẻ cần cân nhắc giữa việc học tiếp hay tìm kiếm một công việc để tích lũy kinh nghiệm. Các nhà tuyển dụng thường đánh giá cao năng lực hơn là bằng cấp chính vì vậy việc lựa chọn phương án vừa học vừa làm, đi làm lấy kinh nghiệm sau đó học tiếp cũng là một cách hay để vừa có kiến thức chuyên sâu và thực tiễn. 

Với những thông tin hữu ích trên đây, hy vọng rằng các bạn đã có những nhận định cho riêng mình, nếu bạn là sinh viên, hãy lưu ý để xác định mục tiêu ngay từ hôm nay để tương lai ra trường nhanh chóng có được công việc như mong muốn nhất cũng như xây dựng phương án tìm kiếm việc làm cho bản thân một cách thuận lợi, chẳng hạn như tìm việc làm tại Yên Bái với những thông tin tuyển dụng được cập nhật nhanh chóng trên trang Timviec365.vn - Địa chỉ hàng đầu bạn nên lựa chọn để tìm kiếm việc làm hiệu quả cho bản thân. Chúc các bạn gặp nhiều thành công trong cuộc sống!

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;