Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả

Câu hỏi tuyển dụng

236000 Tài liệu miễn phí

Danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất - Mới nhất 2018

Đăng bởi Timviec365.vn - 3863 lượt xem

Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024

Việc làm bảo hiểm

1. Thanh tra là gì?

thanh tra là gì

Thanh tra là sự xem xét, đánh giá và xử lý theo trình tự, thủ tục pháp luật quy định của cá nhân, cơ quan nhà nước có thẩm quyền đối với việc thực hiện các chính sách, pháp luật, thực thi nhiệm vụ, quyền hạn của cơ quan, tổ chức, cá nhân. Đây là hoạt động nhằm phục vụ cho các hoạt động quản lý nhà nước, bảo vệ lợi ích nhà nước, quyền và lợi ích hợp pháp các cá nhân, tổ chức.

Thanh tra nhà nước bao gồm 2 dạng là thanh tra hành chính và thanh tra chuyên ngành:

- Thanh tra hành chính là hoạt động thanh tra về chấp hành chính sách, pháp luật, nhiệm vụ, quyền hạn được giao đối với các cá nhân, cơ quan, tổ chức trực thuộc

- Thanh tra chuyên ngành là hoạt động thanh tra về chấp hành pháp luật chuyên ngành, các quy tắc, quy định thuộc lĩnh vực được thanh tra.

Xem thêm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bhxh – bhyt doanh nghiệp

2. Những điều cần biết về hoạt động thanh tra

2.1. Đối tượng thanh tra là những ai?

Đối tượng thanh tra là tổ chức, cá nhân thuộc quyền quản lý nhà nước của tổ chức mình.

2.2. Nội dung thanh tra bao gồm những gì?

Nội dung thanh tra là xem xét, đánh giá việc thực hiện pháp luật thuộc phạm vi quản lý nhà nước.

Xem thêm: Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bhxh tự nguyện; cấp sổ bhxh

2.3. Ai là người có quyền được tiến hành thanh tra?

người có quyền được tiến hành thanh tra

Cơ quan có trách nhiệm thực hiện nhiệm vụ thanh tra là cơ quan quản lý nhà nước theo từng ngành, lĩnh vực, bao gồm:

- Tổng cục

- Cục thuộc bộ

- Chi cục thuộc sở

Người được giao nhiệm vụ thanh tra là công chức được phân công, chỉ định, công tác tại cơ quan thực hiện chức năng thanh tra.

Theo Điều 5 Luật Thanh tra 2024, các cơ quan thanh tra trong phạm vi nhiệm vụ, quyền hạn của mình thực hiện và hỗ trợ các cơ quan nhà nước có thẩm quyền thực hiện quản lý nhà nước về công tác thanh tra, giải quyết khiếu nại, tố cáo, chống tham nhũng theo quy định pháp luật.

Xem thêm: Kết quả đóng bhxh- bhyt theo tháng

2.4. Nguyên tắc hoạt động của thanh tra

- Hoạt động của thanh tra cần đảm bảo tuân theo pháp luật, chính xác, khách quan, trung thực, công khai, dân chủ, kịp thời.

- Hoạt động thanh tra không được phép trùng lặp về: phạm vi, đối tượng, nội dung, thời gian thanh tra giữa các cơ quan chức năng thực hiện nhiệm vụ thanh tra, tuyệt đối không làm cản trở hoạt động bình thường của cơ quan, tổ chức, cá nhân là đôi tượng thanh tra.

Xem thêm: Thông báo đóng bhxh, bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn của người lao động

2.5. Mục đích hoạt động thanh tra

Mục đích hoạt động thanh tra được quy định tại Điều 2, Luật Thanh tra 2024 như sau:

- Phát hiện sơ hở trong cơ chế quản lý, chính sách, pháp luật để kiến nghị với cơ quan nhà nước có thẩm quyền biện pháp khắc phục.

- Phòng ngừa, phát hiện và xử lý hành vi vi phạm pháp luật.

- Giúp cơ quan, tổ chức, cá nhân thực hiện đúng quy định pháp luật

- Phát huy các nhân tố tích cực để góp phần nâng cao hiệu lực, hiệu quả hoạt động quản lý nhà nước

- Bảo vệ lợi ích của Nhà nước, bảo vệ quyền và lợi ích hợp pháp của các cơ quan, tổ chức, cá nhân.

Việc làm quản lý hành chính

3. Thanh tra đột xuất

thanh tra đột xuất

Thanh tra đột xuất là một hình thức thanh tra được tiến hành khi cơ quan, tổ chức, cá nhân bị phát hiện có dấu hiệu vi phạm pháp luật, theo yêu cầu của việc giải quyết khiếu nại, tố cáo, phòng chống tham nhũng hoặc do Thủ trưởng cơ quan quản lý nhà nước có thẩm quyền giao. Có thể nói, thanh tra đột xuất là hình thức thanh tra nhằm phục vụ nhiệm vụ chính trị, yêu cầu cấp thiết của công tác quản lý trong thời điểm nhất định, có tính thời sự và nằm ngoài kế hoạch thanh tra đã vạch ra ban đầu.

Thanh tra đột xuất thường được tiến hành khi các thanh tra tiếp nhận được các nguồn tin như: dư luận xã hội, phản ánh từ các phương tiện truyền thông, do yêu cầu từ lãnh đạo Đảng, Nhà nước…Từ các nguồn tin kể trên, thanh tra sẽ tiến hành nghiên cứu, thu thập, tổng hợp tài liệu để đề xuất Thủ trưởng cơ quan cho tiến hành thanh tra đột xuất.

Thanh tra đột xuất có 3 hình thức như sau:

- Thứ nhất là thanh tra toàn diện các mặt công tác của cơ quan, tổ chức

- Thứ hai là thanh tra việc chấp hành quy định pháp luật về hoạt động cụ thể của cơ quan, tổ chức, cá nhân khi thực hiện nhiệm vụ theo quy định của pháp luật.

- Thứ ba là xác minh kết luận nội dung tố cáo.

Trong những năm qua, thanh tra đột xuất đã thực sự có hiệu quả trong việc phát hiện và xử lý các trường hợp sai phạm (trong đó có sai phạm có dấu hiệu phạm tội hình sự), thực hiện tốt yêu cầu giải quyết khiếu nại, tố cáo về phòng, chống tham nhũng.

Xem thêm: Bảng kê thông tin mẫu d01-ts theo quyết định 595

4. Biểu mẫu danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

4.1. Căn cứ lập danh sách

Căn cứ vào Tiết a, Điểm 2.2, Khoản 2, Điều 34 về việc lập danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất đối với việc đóng Bảo hiểm xã hội, Bảo hiểm y tế, Bảo hiểm  thất nghiệp theo quy định:

Sau thời gian 03 tháng kể từ ngày gửi Thông báo về việc đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN cho người lao động (Mẫu số D04e-TS) lần đầu, danh sách đơn vị thuế đang quản lý chưa tham gia bhxh, bhyt  hay danh sách đơn vị bhxh đang quản lý chưa tham gia bhxh, bhyt đầy đủ thì phối hợp Phòng Thanh tra - Kiểm tra/Tổ kiểm tra lập Mẫu số D04m-TS để ra quyết định thành lập thanh tra chuyên ngành đóng BHXH, BHYT, BHTN theo quy định hoặc phối hợp với cơ quan quản lý lao động, cơ quan Thuế thành lập đoàn thanh tra liên ngành.

* Mẫu B04m - TS: Danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

Trách nhiệm lập: Ban Thu.

- Thời gian lập: hằng quý.

- Căn cứ lập:

      + Dữ liệu của các cơ quan quản lý nhà nước (thuế, kế hoạch - đầu tư);

      + Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

      + Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

      + Các nguồn khác.

mẫu danh sách đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

Mẫu B04m -TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH

D04m-TS.docx

4.2. Một số lưu ý khi lập Mẫu B04m - TS: Danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi tên đơn vị.

- Cột 1: ghi mã số BHXH do cơ quan BHXH cung cấp

- Cột 2: ghi địa chỉ đơn vị đóng trụ sở.

- Cột 3: ghi tổng số người lao động đang làm việc tại đơn vị, doanh nghiệp (bao gồm cả người lao động đã tham gia và chưa tham gia BHXH, BHYT).

- Cột 4: ghi số người lao động đang tham gia BHXH, BHYT của đơn vị.

- Cột 5: ghi tổng số người lao động chưa tham gia BHXH, BHYT của đơn vị.

- Cột 6: ghi tổng số tiền nợ của đơn vị đến thời điểm hiện tại.

- Cột 7: ghi tổng số tháng nợ của đơn vị đến thời điểm hiện tại.

- Cột 8: ghi chú

Bài viết trên đây đã cung cấp các thông tin cơ bản về thanh tra, các thông tin cần biết và thanh tra, thanh tra đột xuất và cung cấp mẫu danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất để các độc giả có thể tham khảo và sử dụng. Độc giả tìm hiểu thêm về bhxh, bhyt qua các bài đối chiếu biên lai thu tiền đóng bhxh tự nguyện, bhyt, biên bản làm việc về việc đóng bhxh, bhyt - mới nhất 2024báo cáo tình hình thu bhxh, bhyt chuẩn nhất nếu chúng hữu ích nhé.

Tìm việc làm nhanh