Timviec365.vn Cung Cấp

236000 Tài liệu miễn phí

Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT đầy đủ

Đăng bởi Timviec365.vn - 3027 lượt xem

Bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế là những quyền lợi cơ bản mà mỗi người lao động có quyền được hưởng khi tham gia đóng đầy đủ. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin xung quanh bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế và mẫu danh sách đơn vị bảo hiểm xã hội đang quản lý chưa tham gia đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế đầy đủ cho người lao động.

Việc làm bảo hiểm

1. Các khái niệm

các khái niệm

1.1. Bảo hiểm xã hội là gì?

Bảo hiểm xã hội là loại bảo hiểm đảm bảo thay thế bù đắp một phần thu nhập cho người lao động trong các trường hợp sau.

- Người lao động đã mất

- Người lao động bị giảm thu nhập do bệnh tật, thai sản, tai nạn lao động và bệnh nghề nghiệp. tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất.

Bảo hiểm xã hội dựa trên cơ sở một quỹ tài chính được đóng góp bởi các bên tham gia bảo hiễm xã hội và có sự bảo hộ của Nhà nước theo quy định pháp luật.

Bảo hiểm xã hội ra đời với mục đích đảm bảo an toàn cho đời sống người lao động và gia đình của họ, đồng thời nó cũng là phương tiện đảm bảo an toàn xã hội. Đây có thể coi là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi quốc gia.

Xem thêm: Đối chiếu biên lai thu tiền đóng bhxh tự nguyện, bhyt

1.2. Bảo hiểm y tế là gì?

Bảo hiểm y tế (hay còn có tên gọi khác là bảo hiểm sức khỏe) là loại bảo hiểm dùng để chi trả một phần hoặc toàn bộ chi phí khám chữa bệnh cho người bảo hiểm, việc chi trả sẽ được cơ quan bảo hiểm thực hiện.

Bảo hiểm y tế giúp cho những người có hoàn cảnh khó khăn, không đủ điều kiện tài chính chi trả cho việc khám chữa bệnh. Đối với những người mắc các căn bệnh mãn tính, cần điều trị lâu dài như bệnh về thận, bệnh tan máu bẩm sinh, các loại bệnh ung thư... thì bảo hiểm y tế sẽ giúp họ giảm bớt gánh nặng về chi phí khám chữa bệnh.

Xem thêm: Biên bản làm việc về việc đóng bhxh, bhyt - mới nhất 2024

2. Các thông tin liên quan đến bảo hiểm xã hội

bảo hiểm xã hội

2.1. Phân loại bảo hiểm xã hội

- Bảo hiểm xã hội bắt buộc: là loại bảo hiểm xã hội mà người làm hợp đồng lao động và người sử dụng lao động bắt buộc phải tham gia, do Nhà nước tổ chức. Bảo hiểm xã hội bắt buộc gồm các chế độ: ốm đau, đơn xị nghỉ việc thai sản, tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp, hưu trí tử tuất, bảo hiểm thất nghiệp

- Bảo hiểm xã hội tự nguyện: là loại bảo hiểm mà người tham gia được phép lựa chọn mức đóng phù hợp với thu nhập hàng tháng, do Nhà nước tổ chức và hỗ trợ một phần tiền đóng bảo hiểm xã hội tự nguyện. Bảo hiểm xã hội tự nguyện giúp người tham gia được hưởng hai chế độ là hưu trí và tử tuất.

Xem thêm: Báo cáo tình hình thu bhxh, bhyt chuẩn nhất

2.2. Sổ bảo hiểm xã hội

Đây là cuốn sổ ghi chép lại toàn bộ quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội. Sổ bảo hiểm xã hội là căn cứ cho người tham gia bảo hiểm theo quy định của pháp luật.

Sổ bhxh có cấu tạo như sau

- Trên vỏ bìa sổ: điền thông tin của những người tham gia bảo hiểm xã hội, bao gồm số sổ bảo hiểm hoặc mã số bảo hiểm xã hội.

- Phần tờ rời: ghi lại quá trình tham gia đóng bảo hiểm xã hội. Ngoài ra cũng có phôi sổ bhxh, thẻ bhyt

Xem thêm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bhxh – bhyt doanh nghiệp

2.3. Mức đóng bảo hiểm xã hội bắt buộc

- Đối với người lao động

+ Người lao động Việt Nam có tổng mức đóng là 10,5%, bao gồm: quỹ hưu trí, tử tuất 8%; quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1%; quỹ bảo hiểm y tế 1,5%

+ Người lao động nước ngoài chỉ phải đóng quỹ bảo hiểm y tế 1,5%

- Đối với người sử dụng lao động

+ Sử dụng người lao động Việt Nam (tổng mức đóng là 21,5%) bao gồm: quỹ hưu trí, tử tuất 14%; quỹ ốm đau – thai sản 3%; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp 0,5%; quỹ bảo hiểm thất nghiệp 1%; quỹ bảo hiểm y tế 3%

+ Sử dụng người lao động nước ngoài (tổng mức đóng là 6,5%) bao gồm: quỹ ốm đau – thai sản 3%; quỹ tai nạn lao động – bệnh nghề nghiệp 0,5%; quỹ bảo hiểm y tế 3%

Việc làm nhân viên an toàn lao động

3. Các thông tin liên quan đến bảo hiểm y tế

bảo hiểm y tế

3.1. Đối tượng phải mua bảo hiểm y tế

Theo Nghị định 146/2024/NĐ-CP, có 6 đối tượng sau phải mua bảo hiểm y tế:

- Nhóm do người lao động và người sử dụng lao động đóng

- Nhóm do cơ quan bảo hiểm xã hội đóng

- Nhóm do ngân sách Nhà nước đóng

- Nhóm được ngân sách Nhà nước hỗ trợ mức đóng

- Nhóm tham gia bảo hiểm y tế theo hộ gia đình

- Nhóm do người sử dụng lao động đóng.

Xem thêm: Tờ khai tham gia, điều chỉnh thông tin bhxh-bhyt

3.2. Địa điểm mua bảo hiểm y tế

- Đối với học sinh, sinh viên sẽ mua bảo hiểm y tế tại cơ sở giáo dục đang học

- Với các gia đình, nếu tham gia bảo hiểm y tế, có thể mua tại ủy ban nhân dân xã, phường, thị trấn hoặc đại lý thu tại địa phương.

- Đối với các cá nhân nằm ngoài hai nhóm trên sẽ được doanh nghiệp, cơ quan, tổ chức và người được Nhà nước đóng, hỗ trợ mức đóng được mua bảo hiểm y tế tại chính đơn vị nơi đang làm việc hoặc tại chính cơ quan bảo hiểm xã hội tại địa phương.

Xem thêm: Tờ khai đơn vị tham gia, điều chỉnh bhxh, bhyt

3.3. Giá mua bảo hiểm y tế

Giá mua bảo hiểm y tế được quy định cụ thể tại Nghị định 146/2024/NĐ-CP như sau:

- Theo từng đối tượng, mỗi người tham gia bảo hiểm y tế sẽ phải nộp 4,5% mức lương cơ sở, tiền lương hàng tháng hoặc tiền trợ cấp hàng tháng.

- Nếu mua bảo hiểm theo diện hộ gia đình thì sẽ có mức đóng như sau

+ Người thứ nhất đóng 4,5% mức lương cơ sở

+ Từ người thứ hai đến người thứ tư sẽ lần lượt đóng bằng 70%, 60%, 50% mức đóng của người thứ nhất

+ Từ người thứ năm trở đi trong gia đình sẽ đóng 40% mức đóng của người thứ nhất

Khi tham gia bảo hiểm y tế, người tham gia khám chữa bệnh sẽ được hưởng từ 40% đến 100% tùy thuộc vào mỗi đối tượng khác nhau.

Xem thêm: Danh sách lao động tham gia bhxh, bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn

4. Mẫu danh sách đơn vị bảo hiểm xã hội đâng quản lý chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các chế độ khác cho người lao động.

4.1. Mục đích của việc lập danh sách

Mẫu D04b-TS: Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BNTNLĐ, BNN cho người lao động được lập ra để theo dõi, đôn đốc đơn vị đóng chưa đủ số người thuộc diện tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN.

- Trách nhiệm lập: Trung tâm CNTT/ Phòng CNTT

- Thời gian lập: khi có phát sinh.

- Căn cứ lập:

+ Dữ liệu của cơ quan thuế;

+ Dữ liệu của cơ quan BHXH đang quản lý;

+ Kết quả thanh tra, kiểm tra của cơ quan liên quan và cơ quan BHXH;

+ Các nguồn khác.

Mẫu danh sách đơn vị bảo hiểm xã hội đâng quản lý chưa tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế, và các chế độ khác cho người lao động.

Mẫu D04b-TS Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BNTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động.doc

4.2. Một số lưu ý khi lập Biểu mẫu D04b-TS: Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BNTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động

* Chỉ tiêu hàng ngang:

- Dòng 1: ghi rõ tên đơn vị, mã số đơn vị do cơ quan BHXH cấp, mã số do cơ quan thuế cung cấp.

* Chỉ tiêu hàng dọc:

- Cột A: ghi số thứ tự từ nhỏ đến lớn theo từng mục.

- Cột B: ghi rõ tên đơn vị, họ tên người lao động.

- Cột 1: ghi mã số do cơ quan thuế cung cấp của người lao động.

- Cột 2: ghi ngày tháng năm sinh của người lao động.

- Cột 3: ghi giới tính của người lao động.

- Cột 4: ghi chức danh, nghề nghiệp của người lao động (nếu có).

- Cột 5: ghi ngày tháng vào làm việc tại đơn vị.

- Cột 6: ghi mức khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

- Cột 7: ghi thời điểm bắt đầu khấu trừ BHXH, BHYT, BHTN của người lao động.

- Cột 8: ghi chú.

Hy vọng bài viết trên đã giúp bạn có cái nhìn khái quát về bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế. Timviec365.vn xin gửi tới quý độc giả tài liệu Mẫu D04b-TS: Danh sách đơn vị BHXH đang quản lý chưa tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BNTNLĐ, BNN đầy đủ cho người lao động. Cảm ơn độc giả đã quan tâm và sử dụng tài liệu! Ngoài ra bạn đọc tìm hiểu thêm về danh sách cấp thẻ bhyt, kế hoạch thu bhxh. bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn, danh sách các đơn vị đề nghị thanh tra đột xuất

Cần tìm việc làm gấp

Tác giả: Timviec365.vn