Nhận hồ sơ và dữ liệu ghi quá trình đóng BHXH, BHYT...
Đăng bởi Timviec365.vn - 3309 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024
- Mẫu C02-TS: Phiếu trả hồ sơ áp dụng đối với nhiều lĩnh vực
- Thông báo đóng BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN của người lao động
Bảo hiểm xã hội và bảo hiểm y tế cùng một số loại bảo hiểm khác là quyền lợi cơ bản của người lao động. Bài viết sau đây sẽ cung cấp các thông tin về các chế độ bảo hiểm người lao động được hưởng, quá trình đóng bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cho người lao động và mẫu các bản tổng hợp người danh sách lao động tham gia bhxh, bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn.
1. Các khái niệm liên quan
1.1. Bảo hiểm là gì?
Bảo hiểm là những quan hệ kinh tế gắn liền với sự hình thành, phân phối và sử dụng một quỹ tập trung, hay còn gọi là quỹ bảo hiểm. Bảo hiểm nhằm xử lý các rủi ro, biến cố, đảm bảo cho quá trình tái sản xuất và đời sống được diễn ra ổn định, bình thường.
Bảo hiểm có thể được xem là biện pháp chia sẻ rủi ro của một hoặc một nhóm người có thể gặp phải cùng một rủi ro nhờ vào việc mỗi cá nhân của cộng đồng góp một số tiền nhất định vào quỹ chung – quỹ bảo hiểm để bù đắp thiệt hại nếu rủi ro xảy ra.
Xem thêm: Đăng ký, đăng ký lại, điều chỉnh đóng bhxh tự nguyện; cấp sổ bhxh
1.2. Bảo hiểm xã hội
Bảo hiểm xã hội là một loại bảo hiểm dùng để phục vụ nhu cầu vật chất cho người lao động và nhân thân của họ khi xảy ra các rủi ro như sau:
- Người lao động đã qua đời
- Người lao động bị giảm thu nhập, tiền công do: ốm đau, xin nghỉ thai sản, tai nạn lao động, tàn tật, thất nghiệp, tuổi già, tử tuất
Bảo hiểm xã hội dựa trên cơ sở một quỹ tài chính được đóng góp bởi các bên tham gia bảo hiểm xã hội và có sự bảo hộ của Nhà nước theo quy định pháp luật.
Bảo hiểm xã hội ra đời với mục đích đảm bảo an toàn cho đời sống người lao động cùng với gia đình của họ, đồng thời nó cũng là phương tiện đảm bảo an toàn xã hội. Đây có thể coi là trụ cột chính trong hệ thống an sinh xã hội ở mỗi quốc gia.
Đối tượng tham gia bảo hiểm xã hội là: Người làm việc theo hợp đồng (hợp đồng lao động, hợp đồng làm việc) xác định hoặc không xác định thời hạn, theo mùa vụ, theo một công việc nhất định có thời hạn từ đủ 3 đến dưới 12 tháng; người quản lý doanh nghiệp hoặc hợp tác xã có hưởng lương; người thuê hoặc sử dụng lao động theo hợp đồng.
Bảo hiểm xã hội gồm 2 loại là bảo hiểm xã hội bắt buộc và bảo hiểm xã hội tự nguyện. Người lao động khi tham gia đóng bảo hiểm xã hội sẽ được cấp sổ bảo hiểm xã hội để làm căn cứ chứng minh quá trình làm việc, đóng và hưởng bảo hiểm xã hội.
Xem thêm: Đăng ký đóng, cấp thẻ bhyt đối với người chỉ tham gia bhyt
1.3. Bảo hiểm y tế
Bảo hiểm y tế là loại bảo hiểm sử dụng quỹ bảo hiểm được huy động từ sự đóng góp của các cá nhân tham gia bảo hiểm nhằm chi trả các chi phí khám chữa bệnh cho người được hưởng bảo hiểm khi gặp rủi ro về sức khỏe, ốm đau, tai nạn.
Đối tượng của bảo hiểm y tế là sức khỏe của những cá nhân được bảo hiểm. Bảo hiểm y tế cũng có hai hình thức là tự nguyện và bắt buộc.
Phạm vi của bảo hiểm y tế bao gồm:
+ Bảo hiểm y tế là chính sách xã hội do chính phủ tổ chức và thực hiện, điều này khá phổ biến ở khắp nơi trên thế giới với mục đích huy động sự đóng góp của cộng đồng để thanh toán chi phí y tế cho những ai tham gia bảo hiểm
+ Bảo hiểm y tế sẽ thanh toán chi phí cho người tham gia ở nhiều mức độ khác nhau tại các cơ sở y tế
+ Bảo hiểm y tế sẽ không phải chi trả cho một số loại bệnh mà người bệnh được nhà nước chi trả theo quy định pháp luật
Bảo hiểm y tế được hình thành từ ngân sách nhà nước; tài trợ của các tổ chức xã hội, từ thiện; phí bảo hiểm y tế do bảo hiểm xã hội đóng góp của người tham gia bảo hiểm, người hưu trí, mất sức và phí bảo hiểm của tổ chức, cơ quan sử dụng lao động.
Quỹ bảo hiểm y tế sẽ được sử dụng để thanh toán chi phí y tế cho người tham gia bảo hiểm theo định mức; chi dự trữ, dự phòng; chi cho đề phòng hạn chế tổn thất; chi phí quản lý và chi trợ giúp cho hoạt động nâng cấp cơ sở y tế.
Xem thêm: Kết quả đóng bhxh- bhyt theo tháng
2. Quy trình tiếp nhận, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính bảo hiểm xã hội bảo hiểm y tế
Quy trình này được quy định tại Quyết định 999/QĐ-BHXH như sau
- Đối tượng áp dụng:
+ Công chức, viên chức bảo hiểm xã hội tỉnh, huyện có liên quan trong quá trình tiếp nhận hồ sơ, giải quyết và trả kết quả thủ tục hành chính bảo hiểm xã hội
+ Các cá nhân, tổ chức có yêu cầu giải quyết thủ tục hành chính bảo hiểm xã hội
+ Các tổ chức I-VAN các các tổ chức dịch vụ bưu chính có liên quan
Bộ phận tiếp nhận và trả kết quả: tổ chức và quản lý từ cấp trung ương đến địa phương
+ Trung ương: Công thông tin điện tử Bảo hiểm xã hội Việt Nam
+ Tỉnh/thành phố: Phòng Tiếp nhận và Trả kết quả thủ tục hành chính đặt tại trụ sở bảo hiểm xã hội tỉnh/thành phố
+ Quận/huyện: Tổ Tiếp nhận và quản lý hồ sơ đặt tại trụ sở bảo hiểm xã hội huyện
Xem thêm: Danh sách người tham gia đến hạn phải đóng bhxh tự nguyện, bhyt
- Nguyên tắc thực hiện:
+ Đảm bảo sự phối hợp bảo hiểm xã hội các cấp trong quá trình thẩm tra, xác minh hồ sơ
+ Không được phép yêu cầu cá nhân, cơ quan, tổ chức thực hiện các công việc thuộc trách nhiệm của cơ quan bảo hiểm xã hội
+ Yêu cầu bổ sung hồ sơ chỉ được thực hiện 1 lần duy nhất khi giải quyết hồ sơ
- Các hình thức tiếp nhận và trả hồ sơ:
+ Giao dịch điện tử
+ Dịch vụ bưu chính
+ Trực tiếp tại Bộ phận tiếp nhận hồ sơ và trả kết quả
3. Các bản mẫu tổng hợp danh sách người lao động tham gia bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế
Biểu mẫu D02a-TS: Tổng hợp danh sách lao động tham gia BHXH, BHYT, BHTN, BHTNLĐ, BNN
Mẫu D02a -TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH
Biểu mẫu D03a-TS: Tổng hợp danh sách người chỉ tham gia BHYT
Mẫu D03a -TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH
Biểu mẫu D05a-TS: Tổng hợp danh sách người tham gia BHXH tự nguyện
Mẫu D05a -TS ban hành kèm theo Quyết định 595/QĐ-BHXH
Mong rằng bài viết trên đã giúp bạn hiểu rõ về thông tin về bảo hiểm và bảo hiểm xã hội, bảo hiểm y tế cũng như các mẫu tổng hợp danh sách người lao động tham gia bảo hiểm. Ngoài ra hãy tìm hiểu thêm về kế hoạch thu bhxh. bhyt, bhtn, bhtnlđ, bnn, danh sách cấp sổ, danh sách cấp thẻ bhyt
Tài liệu mới
Tài liệu mới