Tải bảng phân bổ vật nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Đăng bởi Timviec365.vn - 5419 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: ngày 25 tháng 04 năm 2024
- Biên bản kiểm kê vật tư, công cụ, sản phẩm, hàng hoá mới nhất!
- Phiếu báo vật tư còn lại cuối kỳ mới nhất - Tải miễn phí!
1. Những thông tin cần biết để lập bảng phân bổ vật nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ chính xác
1.1. Đặc điểm
- Nguyên liệu, vật liệu:
Nguyên vật liệu được sử dụng để phục vụ, tham gia vào quá trình sản xuất, kinh doanh để tạo ra thành phẩm, sản phẩm; và là đối tượng lao động được các doanh nghiệp tự chế biến, dự trữ được hoặc mua về. Khi tham gia vào quá trình sản xuất, các nguyên liệu sẽ trải qua sự thay đổi về trạng thái và hình dáng, chúng không giữ nguyên được hình thức ban đầu. Và nguyên vật liệu chỉ tham gia một chu kỳ sản xuất kinh doanh; giá trị được sử dụng làm căn cứ cơ sở để tính giá thành.
- Công cụ, dụng cụ:
Dựa theo chế độ hiện hành thì những tư liệu lao động nào không đạt tiêu chuẩn để xếp vào tài sản cố định ( giá trị và thời gian sử dụng ) và có giá trị < 30 triệu đồng, thời gian sử dụng ≤ 1 năm thì sẽ được xếp vào công cụ dụng cụ. Khác với nguyên vật liệu; công cụ dụng cụ mang đầy đủ những đặc điểm giống với tài sản cố định hữu hình đó là: giữ nguyên hình thái vật chất ban đầu đến lúc hư hỏng; giá trị bị hao mòn dần trong quá trình sử dụng; tham gia nhiều chu kỳ sản xuất kinh doanh.
>> Xem thêm: Mẫu về việc mua tài sản, trang thiết bị
1.2. Phân loại
- Nguyên liệu, vật liệu trong quá trình tham gia hoạt động sản xuất được phân loại như sau:
• Nguyên liệu, vật liệu chính: Là những loại nguyên liệu và vật liệu trực tiếp cấu thành thực thể vật chất, thực thể chính để tạo ra sản phẩm, thành phẩm trong quá trình hoạt động sản xuất. Tuy nhiên đối với các doanh nghiệp kinh doanh thương mại, dịch vụ… sẽ không phân biệt vật liệu chính với vật liệu phụ.
• Vật liệu phụ: Là những loại vật liệu có thể kết hợp với vật liệu chính trong quá trình hoạt động sản xuất làm thay đổi hình thái (màu sắc, mùi vị, hình dáng ) hoặc tăng thêm chất lượng hoặc tạo điều kiện thuận lợi cho quá trình làm ra sản phẩm được thực hiện suôn sẻ, nhanh hơn bình thường, cũng có thể sử dụng để đáp ứng yêu cầu về công nghệ, kỹ thuật, phục vụ, bảo quản đóng gói trong quá trình hoạt động sản xuất.
• Nhiên liệu: Là thứ (thể lỏng, thể rắn và thể khí) cung cấp nhiệt lượng tạo điều kiện cho quá trình hoạt động sản xuất kinh doanh làm ra sản phẩm được diễn ra thuận lợi.
• Hàng thay thế: Tương tự như tên của nhóm sản phẩm, đây là loại hàng được sử dụng để sửa chữa hoặc thay thế (cho phương tiện giao thông, dụng cụ sản xuất, máy móc thiết bị, ...).
Ngoài ra nguyên vật liệu còn được phân loại khác như: Nguyên liệu, vật liệu mua ngoài; Nguyên vật liệu tự chế biến, gia công; Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho sản xuất, kinh doanh; Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho công tác quản lý; Nguyên vật liệu trực tiếp dùng cho các mục đích khác.
- Công cụ, dụng cụ: Dựa theo những quy định đã được hiện hành thì những vật sau đây vẫn luôn được coi là công cụ, dụng cụ mà không cần quan tâm đến giá trị và thời gian sử dụng: Các loại bao bì tính tiền riêng bán cùng hàng hóa, có tính giá trị hao mòn để trừ dần giá trị của bao bì trong quá trình bảo quản hàng hóa vận chuyển trên đường và dự trữ trong kho; các đà giáo, công cụ, dụng cụ, ván khuôn, gá lắp chuyên dùng; đồ nghề bằng thủy tinh, sành, sứ; phương tiện quản lý, đồ dùng văn phòng; quần áo, giày dép chuyên dùng để làm việc.
• Loại phân bổ 1 lần (100% giá trị): Như ở trên chúng tôi cũng đã nhắc đến thì công cụ dụng cụ có giá trị nhỏ và thời gian sử dụng ngắn thì sẽ phân bổ 1 lần duy nhất.
• Loại phân bổ nhiều lần: bao gồm công cụ, dung cụ có giá trị lớn, thời gian sử dụng dài hơn và những công cụ, dụng cụ chuyên dùng.
Trên đây là hai loại công cụ dụng cụ được phân loại dựa trên sự phân bổ và nó phục vụ cho quá tình lập bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ một cách dễ dàng, chính xác. Ngoài ra công cụ dụng cụ được phân chia khá nhiều loại khác nữa, một trong số đó là: Công cụ, dụng cụ dùng cho sản xuất kinh doanh; Công cụ, dụng cụ dùng cho quản lý và Công cụ, dụng cụ dùng cho mục đích khác. …
>> Xem thêm: Biểu mẫu về việc sửa tài sản, trang thiết bị
2. Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ
Có thể nói đây là một loại văn bản, tài liệu bổ trợ cho quá trình hạch toán các nghiệp vụ phát sinh của các kế toán viên. Hay nói một cách cụ thể thì bảng này dùng để nói lên được tổng giá trị nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ phát sinh trong tháng (xuất kho) trong tháng; dựa theo giá thực tế cũng như giá hạch toán của nguyên vật liệu, công cụ, dụng cụ xuất dùng hàng tháng ( Tức là các kế toán viên sẽ tiến hành Ghi Có TK 152, TK 153, Nợ các tài khoản liên quan). Ngoài ra khi sử dùng một lần có giá trị lớn được dùng 1 lần, thời gian sử dụng trên dưới một năm phản ánh trên TK 242.
2.1. Mẫu bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Hiện nay, có hai loại mẫu bảng được nhiều doanh nghiệp áp dụng để phân bổ nguyên vật liệu và công cụ dụng cụ; do vậy Timviec365.vn sẽ cung cấp cả hai mẫu để các bạn có thể tham khảo và tải về để sử dụng.
Mẫu số 07 - VT: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, công cụ - Theo TT133
Phân bổ nguyên liệu, vật liêu, dụng cụ 07-VT.docx
Mẫu số 07 - VT: Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, dụng cụ, công cụ - Theo TT200
Bảng-phân-bổ-NVL-CCDC-mẫu-07-VT-Thông-tư-200.doc
2.2. Một vài lưu ý khi lập bảng phân bổ nguyên vật liệu, công cụ dụng cụ
Nếu là người chưa có kinh nghiệm hoặc đã từng sử dụng với các loại bảng như bảng kê mua hàng, mẫu bảng mô tả công việc, bảng kế thông tin mẫu d01-ts theo quyết định 595, bảng phân bố tiền lương và bhxh, bảng thanh toán tiền thưởng, bảng thanh toán tiền lương, bảng chấm công làm thêm giờ, bảng xác nhận thời gian làm việc,... thì khó có thể viết một cách chính xác và nhanh chóng, chính vì vậy chúng tôi sẽ đưa ra một vài gợi ý giúp các bạn hoàn thành một cách hiệu quả nhất có thể.
Cột dọc: giá trị cột này được điền dựa theo giá hạch toán và giá thực tế, thể hiện các loại nguyên vật liệu và công cụ, dụng cụ được phát sinh xuất dùng trong tháng.
Để điền đầy đủ và chính xác được các thông số cũng như thông tin cần thiết của bảng thì các kế toán viên sẽ phải căn cứ vào các chứng từ kế toán như phiếu xuất kho vật liệu cùng với hệ số chênh lệch giữa giá hạch toán và giá thực tế để từ đó tính được giá thực tế nguyên liệu, vật liệu, công cụ đã được xuất kho.
Những giá trị nguyên vật liệu, công cụ - dụng cụ xuất kho trong tháng được căn cứ theo giá thực tế đã được phản ánh trong Bảng theo từng đối tượng sử dụng và được ghi vào bên Có các Tài khoản 152, 153, 242 của các Bảng kê, Nhật ký – Chứng từ và sổ kế toán liên quan (Sổ Cái hoặc Nhật ký – Sổ Cái TK 152, 153,…). Và sau khi đã hoàn thành bảng thì các kế toán viên sẽ lưu trữ lại và sẽ sử dụng để tập hợp, cộng dồn vào thành chi phí tính giá thành sản phẩm, dịch vụ.
Trên đây là những thông tin liên quan đến mẫu Bảng phân bổ nguyên liệu, vật liệu, công cụ, dụng cụ; mong các bạn đã tải và lập thành công!
Tài liệu mới
Tài liệu mới