Mẫu quy trình thử việc mới nhất - Tải miễn phí!
Đăng bởi Timviec365.vn - 15512 lượt xem
Lần cập nhật gần nhất: 1714639561
1. Tại sao phải cần thiết lập quy trình thử việc?
Như đã nói ngay từ đầu, lập kế hoạch tuyển dụng hoạt động tuyển dụng nhân sự được diễn ra một cách thường xuyên và phổ biến ở bất kỳ doanh nghiệp, công ty, tổ chức hay cơ quan, đơn vị nào đấy khi họ có nhu cầu bổ sung hay phát triển lao động cho mình. Và để làm được điều này, các doanh nghiệp sẽ tiến hành đăng tin tuyển dụng, sử dụng nhiều kênh quảng cáo qua nhiều hình thức khác nhau để có thể tiếp cận được với các ứng viên tiềm năng.
Khi quy trình tuyển dụng kết thúc, là lúc doanh nghiệp sẽ tiếp nhận nhân sự mới. Và trên thực tế, nhân viên mới này chưa thể vào vị trí là một nhân viên chính thức của doanh nghiệp. Mà để trở thành nhân viên chính thức, họ cần trải qua một khoảng thời gian thử thách, còn gọi là thử việc. Thường thì thời gian này sẽ có thể rơi vào 1 đến 3 tháng. Thử việc nhân viên mới chính là một căn cứ và một cơ sở để doanh nghiệp có thể nhìn nhận, quan sát và từ đó đánh giá đúng năng lực, trình độ thực tế của nhân viên mới. Từ đó, có thể quyết định giữ lại hay không giữ lại cá nhân nhân viên mới làm việc.
Thử việc không chỉ đơn giản là tiếp nhận nhân viên vào làm, mà nó còn rất nhiều hoạt động khác. Chính vì thế, quy trình thử việc là một văn bản hữu hiệu được sử dụng ngay lúc này. Quy trình thử việc sẽ giúp cho doanh nghiệp có thể cụ thể hóa các hoạt động theo đúng thời gian, thời điểm, cái gì cần làm, cá nhân nào cần thực hiện,...
>> Click tại đây để tải miễn phí: Mẫu báo cáo quá trình thử việc chuẩn nhất
Quy trình thử việc đóng vai trò như là một kịch bản mô tả các bước sẽ được và phải triển khai đối với nhân sự thử việc. Khi doanh nghiệp áp dụng quy trình thử việc, doanh nghiệp sẽ biết rõ trình tự các công việc cần phải thực hiện, tránh gặp các thiếu sót nhất định, mặt khác cũng là để quá trình này được thuận lợi, dễ dàng hơn trong việc triển khai, dễ dảng hơn trong việc kiểm tra, giám sát.
2. Quy trình thử việc được lập như thế nào?
Sau đây, chúng tôi xin gửi tới bạn đọc các thông tin và kiến thức để lập một bản kế hoạch về quy trình thử việc.
Mọi công tác liên quan đến nhân sự như tuyển dụng hay hướng dẫn nhân sự các công tác, thủ tục liên quan đến công việc đều do bộ phận quản lý nhân sự, phòng ban thuộc khối hành chính nhân sự thực hiện. Cụ thể, các nhân viên hay cán bộ làm việc trong bộ phận nhân sự sẽ được phân công để lập quy trình thử việc. Và mỗi bước bên trong quy trình thử việc cũng do bộ phận này thực hiện.
>> Lần đầu thiết kế CV? Tham khảo ngay bí quyết tạo cv xin việc đẹp nhất tại Timviec365.vn.Trúng tuyển ngay từ khi gửi cv.
Một bản quy trình thử việc bao gồm 10 bước như sau:
1) Quyết định tiếp nhận nhân viên: sau khi có thông tin kết quả phỏng vấn, cán bộ nhân sự cùng với quản lý trực tiếp bộ phận có nhân sự mới sẽ phối hợp để thực hiện bước này.
2) Hợp đồng thử việc: cán bộ nhân sự sẽ soạn thảo và hướng dẫn nhân viên mới thực hiện theo đúng quy định bước này.
3) Chuẩn bị cơ sở vật chất và bàn giao tài sản cho nhân viên mới: cán bộ nhân sự cùng với phòng hành chính tiến hành chuẩn bị các cơ sở vật chất liên quan trước khi nhân sự mới đến nhận việc, bao gồm: bố trí chỗ làm việc, văn phòng phẩm, bàn ghế, máy tính,...
Xem thêm: Mẫu phiếu đề nghị tiếp khách
4) Giới thiệu nhân sự: cán bộ nhân sự chịu trách nhiệm tiếp nhận nhân viên sẽ tiến hành giới thiệu nhân viên mới với toàn thể công ty, hay có thể trong nội bộ bộ phận mà nhân viên mới chuẩn bị làm việc. Giới thiệu cho nhân viên mới về bộ phận, phòng ban , công việc cũng như quy định của doanh nghiệp trong buổi đầu đi làm của nhân viên mới.
Xem thêm: Mẫu phiếu thăng chức
5) Việc xử lý hồ sơ nhân viên sẽ do cán bộ nhân sự chịu trách nhiệm tiếp nhận nhân viên và đôn đốc nhân viên mới nạp lại hồ sơ nhân viên, bao gồm các thủ tục và giấy tờ cần thiết, trong thời gian buổi đi làm đầu tiên hoặc chậm nhất trong vòng 1 tuần từ khi nhận việc.
6) Mã số thuế thu nhập cá nhân, số sổ BHXH: cán bộ nhân sự sẽ đề nghị nhân viên mới cung cấp hai loại mã số này (nếu có) hay đề nghị hỗ trợ nhân viên mới thủ tục làm hai loại giấy tờ này (nếu chưa có).
7) Bàn giao công cụ tài sản: cán bộ nhân sự tiếp nhận nhân viên mới sẽ bàn giao lại các phương tiện, cơ sở vật chất đã chuẩn bị cho nhân viên mới.
8) Giao việc: cán bộ nhân sự phối hợp với quản lý bộ phận, nơi nhân sự mới làm việc để gaio việc cho họ.
9) Học nội quy, quy chế: cán bộ nhân sự cho trách nhiệm phổ biến các nội quy, quy chế làm việc cho nhân viên mới.
10) Bảng đánh giá kết quả thử việc: sau khi kết thúc thời gian thử việc của nhân viên mới, cán bộ nhân sự sẽ có trách nhiệm lập bảng đánh giá kết quả thử việc theo đúng quy trình và thông báo lại với nhân viên mới.
>> Tìm việc làm thêm ở đâu uy tín, chất lượng mà lại không mất phí? Tham khảo ngay độc chiêu tìm việc làm từ Timviec365.vn, vừa nhanh lại tiện lợi.
Cuối cùng, gơi ý bạn đọc tìm hiểu thêm về mẫu quy trình nghỉ việc, mẫu quản lý con dấu trong doanh nghiệp và biểu mẫu về quản lý và sử dụng văn phòng phẩm vì chúng rất hữu ích đấy. Trên đây là những thông tin về kiến thức lập bảng quy trình thử việc cho phòng hành chính nhân sự của các doanh nghiệp. Hy vọng bạn đọc sẽ tải về miễn phí mẫu quy trình thử việc qua link dưới đây!
Tài liệu mới
Tài liệu mới