Tác giả: Nguyễn Nhung
Lần cập nhật gần nhất: ngày 26 tháng 07 năm 2024
Một trong những dạng bài tập quan trọng trong phần hóa học lớp 8 đó là dạng bài tập về nguyên tử. Đây là dạng bài cơ bản, không yêu cầu quá nhiều về việc vận dụng kiến thức. Để có thể ôn tập tốt dạng bài này, bạn hãy tham khảo những gợi ý sau đây của timviec365.vn nhé.
Nguyên tử là những hạt vô cùng nhỏ cấu tạo nên vật chất. Một nguyên tử thường cấu tạo bởi 2 phần là hạt nhân và lớp vỏ electron. Bên trong cùng của một nguyên tử là hạt nhân nguyên tử. Hạt nhân nguyên tử cấu tạo từ 2 loại hạt là neutron và proton. Các hạt proton mang điện tích dương và neutron không mang điện tích nên hạt nhân nguyên tử sẽ có điện tích dương. Còn lớp vỏ electron mang điện tích âm. Bởi vậy nên về bản chất, nguyên tử trung hòa về điện.
Cần lưu ý rằng vì khối lượng của electron rất nhỏ không đáng kể nên ta có thể coi khối lượng của hạt nhân chính là khối lượng nguyên tử.
Electron luôn di chuyển quanh hạt nhân. Chức năng của electron là giúp các nguyên tử liên kết với nhau.
Để có thể làm quen dần với các nguyên tử thì bạn nên học theo bài thơ nguyên tử khối, nó sẽ giúp các bạn học hoá hiệu quả hơn.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học
- Kích thước cơ bản của nguyên tử rất nhỏ. Đường kính của nguyên tử có kích thước khoảng 10-10m. Còn đường kính của hạt nhân nguyên tử có kích thước khoảng 10-14m. Đơn vị đo kích thước của nguyên tử là nano mét.
- Về khối lượng: đơn vị đo khối lượng của nguyên tử là đơn vị carbon (đvC). 1 đvC có khối lượng bằng 1/12 của một nguyên tử đồng vị carbon -12.
>> Xem thêm: Các dạng bài tập hoá 10
Đây là dạng bài kiểm tra những lý thuyết cơ bản bạn đã học được chẳng hạn như bài tập chất khí, chất có nhiệt độ sôi cao nhất, bài ca hoá trị, các phương trình hoá học lớp 8 cần nhớ, bài tập hoá đại cương, bài tập cân bằng phương trình hoá học,... Dạng bài này không quá khó nhưng đòi hỏi các bạn phải học thuộc khá nhiều với những con số dài. Hãy đọc thật kỹ và nắm chắc các kiến thức cơ bản là có thể làm được bài.
Một số ví dụ về dạng bài tập lý thuyết nguyên tử cơ bản
Câu 1: Cấu tạo hạt nhân nguyên tử gồm những hạt nào?
A. electron, proton và nơtron
B. proton và neutron
C. electron và neutron
D. electron và proton
=> Đáp án đúng là B
Câu 2: Khối lượng của 1 nguyên tử cacbon-12 là bao nhiêu?
A. 12u
B. 12 gam
C. 1 đvC
D. 1u
Đáp án đúng là A
Câu 3: Hạt nào mang điện tích âm trong nguyên tử
A. neutron và proton
B. neutron
C. proton và neutron
D. proton
=> Đáp án đúng là D
Câu 4: Khẳng định nào dưới đây KHÔNG đúng?
A. Hạt nhân nguyên tử được tạo thành từ các hạt proton, electron, neutron.
Trong nguyên tử, số hạt proton và số hạt electron bằng nhau.
C. Khối lượng của các hạt e gần như không đáng kể so với nguyên tử
D. Nguyên tử được cấu tạo nên bởi các hạt proton, electron, neutron.
=> Đáp án đúng là A.
>> Xem thêm: Các phương trình hoá học lớp 9 cần nhớ
Ở dạng này cần nắm chắc kiến thức cơ bản và đồng thời vận dụng bước đầu vào việc tính toán. Sau đây là một số ví dụ về dạng bài này. Một lưu ý trong bài này đó là các hạt proton và neutron có khối lượng xấp xỉ nhau và lớn hơn khối lượng của electron rất nhiều (khoảng 1836 lần). Có thể thấy rằng khối lượng các hạt e rất nhỏ nên có thể coi khối lượng của nguyên tử là khối lượng của hạt nhân nguyên tử.
Câu 1: Cho một nguyên tử X có khối lượng gấp 16 lần nguyên tử hidro. Hãy tính giá trị nguyên tử khối của nguyên tử X và cho biết nguyên tử X thuộc nguyên tố nào?
Hướng dẫn giải
Nguyên tử khối của hidro = 1 đvC
=> Nguyên tử khối của X = 1 x 16 = 16 (đvC)
=> nguyên tử X là nguyên tử thuộc nguyên tố oxi.
Câu 2: So sánh nguyên tử khối của oxi so với carbon
Oxi có chỉ số nguyên tử khối là 16 đvC
Carbon có chỉ số nguyên tử khối là 12đvC
=> Vậy nên nguyên tử oxi nặng hơn 16/12 = 1,33 lần nguyên tử carbon
Nhìn chung đây là dạng bài không khó, mức độ áp dụng kiến thức ở mức thấp. Bạn chỉ cần đọc kỹ tài liệu trước và sau đó học thuộc cũng như nắm vững những kiến thức cơ bản về bài học là có thể làm được. Phần này bắt đầu có sự yêu cầu về tính toán số liệu nên bạn cần tính toán thật cẩn thận để đưa ra được phương án cuối cùng sao cho chính xác nhất.
Cũng như dạng bài trên, ở dạng này chúng ta chỉ cần tính toán thật cẩn thận là được.
Sau đây là một số ví dụ về dạng bài này:
Câu 1: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố X là 40. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt. Hãy tìm số hạt proton có trong nguyên tử X?
Hướng dẫn giải:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 40.
Ta có phép tính 40 = p + e + n mà số p= số e
=> 2p + n = 40 (1)
Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 12 hạt
=> p + e – n = 2p – n = 12 (2)
Từ (1) và (2) ta giải được p = 13; n = 14
=> Số hạt proton có trong nguyên tử X là 13
Câu 2: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố Y là 50. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt. Hãy tìm số hạt neutron có trong nguyên tử Y?
Hướng dẫn giải:
Nguyên tử của nguyên tố X có tổng số hạt là 50.
Ta có phép tính 50 = p + e + n mà số p= số e
=> 2p + n = 50 (1)
Trong số đó, số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 10 hạt
=> p + e – n = 2p – n = 10 (2)
Từ (1) và (2) ta giải được p = 15; n = 20
=> Số hạt neutron có trong nguyên tử Y là 20.
Câu 3: Tổng số hạt trong nguyên tử của một nguyên tố Z là 35. Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 11 hạt. Hãy tìm số hạt electron có trong nguyên tử Z?
Hướng dẫn giải:
Nguyên tử của nguyên tố Z có tổng số hạt là 35.
Ta có phép tính 35 = p + e + n mà số p= số e
=> 2p + n = 35 (1)
Trong đó số hạt mang điện nhiều hơn số hạt không mang điện là 11 hạt
=> p + e – n = 2p – n = 10 (2)
Từ (1) và (2) ta giải được p = 23; n = 36
Mà số p = số e => e = 23
=> Số hạt electron có trong nguyên tử Z là 20.
Nhìn chung đây là dạng bài khá cơ bản. Dạng bài này chủ yếu cần tính toán thật cẩn thận là có thể làm được. Bạn cần nắm kỹ các kiến thức cơ bản để áp dụng được vào bài.
Dưới đây là một số tài liệu cũng như các dạng bài tập tham khảo để các bạn có thể đọc và thực hành thêm những dạng bài liên quan đến nguyên tử của lớp 8.
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (1).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (2).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (3).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (4).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (5).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (6).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (7).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (8).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (9).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (10).pdf
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (11).doc
bai-tap-nguyen-tu-hoa-hoc-8 (12).doc
Như vậy qua những kiến thức cũng như bài tập ví dụ vừa nêu trên, chắc hẳn bạn đã quen với dạng bài tập về nguyên tử trong hóa học lớp 8 rồi. Chúc các bạn làm bài hiệu quả, ôn tập thật tốt để giành được những điểm số cao trong học tập và trong kiểm tra thi cử nhé!
Bài thơ nguyên tử khối
Để có thể ghi nhớ các số liệu của nguyên tử khối dễ dàng hơn, thuận tiện cho việc tính toán trong bài tập nguyên tử, các bạn hãy tham khảo bài thơ về nguyên tử khối trong đường dẫn dưới đây
Về Timviec365
Dành cho ứng viên
Dành cho nhà tuyển dụng
Việc làm theo khu vực
Việc làm theo ngành nghề
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
App CV365
App JobChat365
Công ty TNHH MTV JOB365
Nơi cấp: Sở Kế hoạch và Đầu tư tỉnh Hưng Yên
Địa chỉ: Thôn Thị Trung, Xã Đình Dù, huyện Văn Lâm, Hưng Yên.Hotline: 0979.524.615
Liên hệ telegram: @timviec365
Email: timviec365.vn@gmail.com
TẢI APP ĐỂ TÌM VIỆC SIÊU TỐC
Tải app để tìm việc siêu tốc Tạo CV đẹp với 365+ mẫu CV xin việc