
Tạo CV online có ngay việc làm mơ ước
[3500+] mẫu CV "tuyệt đẹp", chỉnh sửa dễ dàng trong 3 phút
Trang việc làm ứng dụng sâu AI
Tạo cv – tìm việc làm
Mã QR đăng nhập App NTD
Tác giả: Phương Anh Nguyễn
Với các bạn học sinh lớp 10 thì việc thi cuối học kì môn hóa sẽ là một kỳ thi quan trọng. Và để có thể đạt được kết quả tốt nhất thì việc ôn tập và tổng kết lại các dạng bài tập hóa 10 là rất cần thiết. Bài viết dưới đây sẽ là tổng hợp các dạng bài tập hóa 10 chi tiết các bạn có thể tham khảo.
Tổng hợp kiến thức về các dạng bài tập hóa học lớp 10 cùng với các dạng bài tập khác như cách đọc bảng tuần hoàn hoá học, chất có nhiệt độ sôi cao nhất, bài tập về nguyên tử lớp 8, bài ca hoá trị, các phương trình hoá học lớp 8 cần nhớ, bài tập hoá đại cương, bài tập về tốc độ phản ứng, các phương trình hoá học lớp 9 cần nhớ, bài tập cân bằng phương trình hoá học,... sẽ giúp các em có một quá trình ôn luyện tốt hơn, dễ dàng hơn và có sự chuẩn bị tốt nhất cho kỳ thi của mình. Sau đây sẽ là các dạng bài tập hóa 10 gửi tới các bạn.
Dạng bài tập đầu tiên mà các bạn sẽ gặp trong chương trình hóa học lớp 10 chính là tính độ hòa tan ở trong dung dịch của một chất bất kỳ. Và để làm được bài tập này thì những công thức sau đây sẽ là điều các bạn cần ghi nhớ và nắm bắt.
- Công thức để tính nồng độ phần trăm: C% = (m ct / m dd) x 100%
- Công thức để tính độ hòa tan: S = (m ct / m dm H20) x 100%
- Công thức để tính nồng độ mol: CM = nct / Vdd
- Công thức thể hiện mối liên hệ giữa nồng độ phần trăm và độ hòa tan như sau:
C% = 100S / (100 + S) hoặc S = 100C / (100 - C)
- Công thức về mối liên hệ giữa nồng độ phần trăm và nồng độ mol:
CM = 10C%D / M
Sau khi đã tìm hiểu những công thức có thể vận dụng vào dạng bài tập này thì các bước giải sẽ là những điều cần nhớ tiếp theo với các bạn. Phương pháp giải dạng bài tập tính độ hòa tan của một chất ở trong dung dịch như sau:
- Thực hiện việc tính khối lượng của chất tan ở trong tinh thể dạng thể ngậm nước.
- Thực hiện việc tính khối lượng của tinh thể.
- Tiếp đến là tính khối lượng của chất tan.
- Sử dụng quy tắc tam suất để tiến hành lập luận và đưa ra đáp án phù hợp nhất, thỏa mãn đề bài đã cho.
>> Xem thêm: Trung tâm luyện thi đại học
Trước khi bắt tay vào việc tìm hiểu phương pháp giải và giải bài tập thì các bạn cần chú ý tới những kiến thức quan trọng sau đây để việc làm bài tập được dễ dàng và thuận tiện nhất.
- Số oxi hóa của các đơn chất và hợp chất sẽ bằng 0.
- Số oxi hóa của ion sẽ bằng chính điện tích của ion đó.
Với trường hợp là các ion đa nguyên tử thì số oxi hóa của hiđro và kim loại kiềm sẽ là +1, còn của oxi sẽ là -2.
- Một vài trường hợp đặc biệt như như:
+ S sẽ có số oxi hóa là -1 trong các chất FeS2, H2S2.
+ Oxi sẽ có số oxi hóa là -1 trong các chất peoxit, Na2O2, H2O2.
+ Số oxi hóa của sắt sẽ là +8/3 trong Fe3O4.
- Một vài lưu ý ở dạng bài tập này như sau:
+ Số oxi hóa về bản chất không phải là hóa trị mà là một số về điện tính hình thức. Chính vì thế mà số này có thể âm, có thể dương và có thể nguyên hoặc không nguyên.
+ Ở một vài trường hợp đặc biệt thì số oxi hóa với giá trị tuyệt đối sẽ bằng với giá trị của hóa trị.
+ Số oxi hóa dương có giá trị cực đại sẽ chính là số thứ tự nhóm của nguyên tố đó ở trong bảng tuần hoàn hóa học.
Đây là những lưu ý sẽ giúp các bạn có thể xác định được số oxi hóa của những chất có trong các hợp chất với sự phức tạp trong quá trình tìm số oxi hóa.
- Quy tắc trong việc cân bằng như sau:
+ Trước khi tiến hành việc cân bằng số oxi hóa thì các bạn cần chắc chắn mình đã cân bằng nguyên tử ở phương trình hóa học.
+ Trong trường hợp một hợp chất tồn tại nhiều nguyên tố có sự thay đổi về số oxi hóa thì ta sẽ tiến hành tính toán về sự tăng hay giảm số oxi hóa đó ở từng nguyên tố. Sau đó sẽ tiến hành ghép lại để xác định sự tăng hay giảm số oxi hóa của cả hợp chất ban đầu.
+ Khi đã tiến hành việc cân bằng số oxi hóa xong thì các bạn có thể sử dụng phương pháp là thăng bằng electron, tức là cân bằng điện tích ở 2 vế của phương trình.
+ Với một hợp chất hữu cơ thì chỉ có những thành phần có sự thay đổi về số oxi hóa thì mới tính số oxi hóa. Khi đó, để dễ cân bằng thì các bạn có thể lập sơ đồ về việc nhường và nhận electron để nhận thấy sự thay đổi chính xác hơn.
Dạng bài tách một chất ra khỏi hỗn hợp về cơ bản chính là việc dựa vào tính chất riêng biệt của các chất để phân biệt được chất đó với những chất còn lại. Do vậy mà các kiến thức về việc nhận biết các chất sẽ là điều mà các bạn cần nắm bắt.
Cụ thể như:
- Các phản ứng hóa học đặc biệt của một chất.
- Các trạng thái của chất có trong các điều kiện môi trường khác nhau.
- Các phương trình phản ứng và kết hợp với các phương thức như sử dụng nhiệt độ, cô cạn dung dịch,...
Điều quan trọng ở dạng bài tập này chính là việc các bạn sẽ phải ghi nhớ tất cả các kiến thức từ vật lý cho tới hóa học của chất đó. Bất cứ kiến thức nào cũng có thể được áp dụng vào nhằm tìm ra được sự khác biệt duy nhất và tiến hành tách chất đó ra khỏi được hỗn hợp.
>> Xem thêm: Cách sử dụng máy tính Casio fx 570ms
Với bài tập về tính hiệu suất thì các công thức tính hiệu suất theo từng loại sẽ là những kiến thức mà các bạn không thể quên. Cụ thể những công thức đó như sau:
- Công thức tính hiệu suất dựa theo sản phẩm:
H = (lượng sản phẩm thực tế / lượng sản phẩm lý thuyết) x 100%
- Công thức tính hiệu suất dựa theo nguyên liệu:
H = (lượng nguyên liệu ở lý thuyết tính thông qua phản ứng / lượng nguyên liệu thực tế) x 100%
- Công thức tính hiệu suất theo chuỗi các quá trình:
A → a%B → b%C → c%D……
Từ đó, ta có: H = a% x b% x c% x d%.....
Dựa trên những công thức này các bạn có thể tiến hành làm bài tập và tùy theo yêu cầu mà ta sẽ có thể có sự áp dụng phù hợp nhất.
Đây chính là 4 dạng bài tập hóa học lớp 10 mà các bạn sẽ phải ghi nhớ. Và để việc ôn tập được hiệu quả hơn thì các bài tập vận dụng tương ứng dưới đây sẽ là tài liệu phù hợp mà các bạn có thể tham khảo cho mình.
Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay Tải xuống ngay
Một vài chia sẻ dưới đây sẽ giúp các bạn chinh phục các dạng bài tập hóa 10 tốt hơn.
- Luôn ôn tập lại lý thuyết trước khi làm bài tập
Để làm được bài tập thì lý thuyết là điều các bạn cần phải nắm vững trước tiên. bạn sẽ chẳng thể nào giải quyết được một phương trình nho nhỏ nếu như không nhớ được hóa trị hay cách cân bằng phương trình cả. Vì thế mà việc ôn tập lý thuyết luôn luôn cần được ưu tiên trước khi tiến hành làm các bài tập vận dụng.
- Phân biệt đúng các dạng và các chất
Hóa học là môn học mà các chất sẽ có những sự biến đổi dựa trên nhiều điều kiện và yếu tố khác nhau. Các dạng bài tập cũng sẽ có sự linh hoạt trong cách giải tùy thuộc vào sự thay đổi của các chất. Vì thế mà việc xác định đúng dạng bài tập và đúng chất là điều quan trọng để định hướng cách giải tốt nhất.
- Cẩn thận trong từng bước tính toán
Hóa học không đơn giản là bạn tính các con số về khối lượng mà bạn có thể sẽ phải tính nhiều loại số khác nhau, như số mol, số e, hóa trị hay số nguyên tử để cân bằng,... Vì thế mà mỗi một công đoạn tính toán đều cần được chính xác tuyệt đối, bỏi nếu bạn sai 1 chỗ thôi, có thể rất nhỏ thì khả năng sai cả bài của bạn cũng sẽ rất lớn.
- Thường xuyên luyện tập để thành thạo hơn
Sẽ không có cách nào giúp bạn ghi nhớ và có thêm nhiều kiến thức cũng như thành thạo các quy trình giải bài tập hóa 10 bằng cách luyện tập thường xuyên. Việc làm nhiều sẽ giúp bạn hình thành được phản ứng nhanh hơn với các dạng bài tập tương tự.
Trên đây chính là tổng hợp các dạng bài tập hóa 10 gửi tới các bạn. Mong rằng bài viết đã giúp bạn có thể ôn tập thành công môn hóa học lớp 10.
Tham khảo lộ trình ôn thi vào lớp 10 môn tiếng Anh
Tiếng Anh là một trong những bộ môn sẽ có mặt trong kỳ thi vào 10. Vì vậy việc ôn thi vào 10 môn tiếng Anh sẽ cần được đầu tư nhiều thời gian. Để hỗ trợ hiệu quả quá trình ôn luyện của học sinh đối với bộ môn tiếng Anh, bài viết này sẽ cung cấp cho bạn gợi ý về lộ trình và bài tập ôn thi vào 10 môn tiếng Anh.
Bài viết liên quan
Từ khóa liên quan
Chuyên mục
Chia sẻ
Bình luận