Tìm việc làm nhanh & Tuyển dụng hiệu quả
0Chat
Quay lại

Hạ gục NTD bằng CV thực tập sinh marketing chuyên nghiệp nhất!

Tác giả: Lại Trang

Lần cập nhật gần nhất: ngày 15 tháng 04 năm 2024

Theo dõi timviec365 tại google new

Đã từ lâu, CV thực tập marketing tốt đã được ví với một thứ vũ khí lợi hại giúp những sinh tân Marketing năm cuối có một vị trí tốt để học nghề và rèn nghề, đồng thời mở rộng cơ hội để tìm kiếm một cơ hội việc làm Marketing cho mình sau ngày cánh cổng đại học khép lại. Tuy nhiên, với mác là CV thực tập, không phải ai cũng đủ kinh nghiệm để tự tạo ra cho mình một bản CV thực tập marketing thuyết phục. Nếu bạn đang tìm kiếm cho mình một vị trí thực tập Marketing tốt, hãy theo dõi ngay bài viết sau đây, nơi giúp bạn sở hữu một bản dạo đầu hoàn hảo.

Tạo CV xin việc

1. Vai trò của một bản CV thực tập Marketing

Vai trò của CV thực tập Marketing
Vai trò của CV thực tập Marketing 

Được xếp vào tốp những nghề năng động và khát nguồn nhân lực bậc nhất với sự bùng nổ của kinh doanh, Marketing thu hút được đông đảo những tín đồ đăng ký ứng tuyển. Không ít những Fan của Marketing sở hữu cho mình một chỗ đứng chắc chắn trong doanh nghiệp kinh doanh, công ty truyền thông, đơn vị sự nghiệp với năng lực tiếp thị đáng nể ngay khi còn ngồi trên giảng đường đại học.

Tuy vậy, trong bối cảnh người người học marketing, tính cạnh tranh cao, buộc những ai đang theo đuổi ngành này có một bước chuẩn bị hoàn hảo nhất cho mình ngay khi còn là sinh viên. Cuộc chiến để sở hữu một vị trí việc làm marketing tốt không dừng lại ở việc trau dồi những kiến thức suông trên giảng đường mà còn bằng trải nghiệm môi trường làm việc thực tế. Vì lý do này, mà một bản CV thực tập Marketing hoàn hảo được đánh giá rất cao và là cơ hội tốt để bạn rút ngắn quãng thời gian xin việc của mình.

Khác với một bản CV xin việc marketing sau khi bạn đã tốt nghiệp, mục đích lớn nhất của CV thực tập Marketing là thuyết phục nhà tuyển dụng đồng ý có bạn thực hành nghiệp vụ Marketing tại công ty để rèn nghề, khi quá trình học tập tại trường chưa hoàn thiện, với những “thế yếu” về cả kinh nghiệm và chưa đầy đủ về học vấn cũng như tình trạng làm việc chưa chính thức, muốn CV đạt hiệu quả cao nhất, bạn cần trau dồi cho mình một số kỹ năng cần thiết sau đây.  

Xem thêm: A/B Testing là gì? Thử nghiệm một lần hiệu quả nhân đôi.

2. Trong một CV thực tập Marketing, cần những nội dung cần thiết nào? 

 Trong một CV thực tập Marketing, cần những nội dung cần thiết nào
 Trong một CV thực tập Marketing, cần những nội dung cần thiết nào

Theo các chuyên gia về tuyển dụng, một bản CV thực tập Marketing được xác định là đầy đủ thông tin và có khả năng thuyết phục cao nhất được đội ngũ tuyển dụng của công ty, cần đến những yếu tố sau đây:

2.1. Thông tin cá nhân đầy đủ

Được ví là cửa ngõ của CV, thông tin cá nhân trong CV - giới thiệu bản thân trong CV chính là phần nội dung đầu tiên của ứng viên thu được sự chú ý của nhà tuyển dụng. Tuy vậy, thành tố mà họ để ý, không phải là độ thuyết phục hay thông tin hay, nổi bật mà chính là tính chuẩn xác và đầy đủ về bản thân mình để họ tiện liên hệ sau khi xác nhận hồ sơ cũng như giúp họ nắm được bạn là ai, bạn trông như thế nào, bạn sinh năm bao nhiêu, ở đâu và học gì. Nhiệm vụ của những sinh viên mà phải làm thật nổi bật những thông tin cơ bản nhất của bản thân, trình bày chúng một cách khoa học để nhà tuyển dụng dễ dàng tiếp cận nhất. Những nội dung trong phần thông tin cá nhân bạn cần trình bày trong CV bao gồm: Họ và tên, năm sinh, quê quán, số điện thoại trong CV, email và vị trí ứng tuyển.

Bên cạnh đó, bạn cũng có thể dùng cách chèn ảnh vào CV một chiếc ảnh đại diện CV. Tuy nhiên, khâu chọn ảnh nên được chú trọng. Hãy chỉ nên lựa chọn cho mình một bức ảnh sáng, nghiêm túc để tạo cảm giác bạn đã trưởng thành. Tránh dùng những bức ảnh quá mờ hay photoshop quá đà hoặc quá “trẻ trâu” vì nó tạo ra một ấn tượng không tốt trong nhà tuyển dụng về màn mở đầu. Để đảm bảo tính khoa học, các thông tin được trình bày theo từng gạch đầu dòng cho dễ nhìn. Hơn nữa, bạn có thể điền vào một số thông tin thêm trong CV như sở thích trong CVngười tham chiếu,... liên quan đến nghề marketing.

Trước khi làm hồ sơ xin thực tập, bạn cũng nên chuẩn bị cho mình một email chuyên nghiệp, tránh những email có dạng quá “sinh viên” hay được giữ lại từ hồi cấp 2, cấp 3 như: trangchuoi@gmail.com, changngokdatik@yahoo.com…nhé. Bởi lẽ nó là một trong các lỗi hay mắc phải khi viết CV xin việc và khi nhà tuyển dụng nhìn vào, họ có thể đoán định năng lực học việc và làm việc của bạn còn non nớt.

2.2. Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng
Mục tiêu nghề nghiệp rõ ràng

Bên cạnh thông tin cá nhân rõ ràng, thì một bản CV thực tập Marketing thuyết phục và hấp dẫn không thể thiếu đi phần mục tiêu nghề nghiệp. Mục đích lớn nhất của một của một tân cử nhân hay những ai đang mong muốn dấn thân vào con đường marketing chuyên nghiệp đều là kiếm một môi trường làm việc tốt và gia tăng cơ hội làm việc chính thức tại đơn vị mà mình công tác cũng như bổ sung thêm những kinh nghiệm từng trải quý giá. Không phải kinh nghiệm mà mục tiêu nghề nghiệp sẽ chứng minh điều này với nhà tuyển dụng hộ bất kì một lời nào. Các bạn có thể tham khảo mục tiêu nghề nghiệp Marketing để viết sao cho đầy đủ và rõ ràng phần này.

Bởi lẽ, tuy không thể show được những lợi thế của bạn về kinh nghiệm làm việc trong CV, trình độ học vấn trong CV, trình độ chuyên môn như những người từng trải, song nó giúp nơi nhận thấu hiểu được ý chí tiến thủ, tinh thần làm việc nghiêm túc của bạn như thế nào. Mục tiêu nghề nghiệp cũng cho thấy được cách mà bạn làm chủ sự nghiệp tương lai của bạn qua những dự định kế hoạch cụ thể và chứng minh được rằng,sức mạnh tiềm năng của bạn rất phù hợp với vị trí một nhân viên chính thức tại cơ quan đơn vị, bạn đang thực tập.

Do vậy, bạn cần phải trang bị cho mình một mục tiêu nghề nghiệp Marketing thật cụ thể. Rõ ràng, Marketing được chia thành nhiều lĩnh vực. Hãy lựa chọn một lĩnh vực nhỏ bạn mong muốn theo đuổi để chọn lọc cho mình mục tiêu nghề nghiệp cụ thể nhất. Tốt hơn hết hãy chia ra cho mình mục tiêu dài hạn và mục tiêu ngắn hạn. 

Trong mục tiêu ngắn hạn, bạn có thể để cập đến việc làm quen với môi trường làm việc tại công ty, trau dồi những kiến thức, kinh nghiệm về tiếp thị từ cấp trên, anh chỉ hướng dẫn và thu về nhiều trải nghiệm làm việc thực tế và cách xử lý tình huống thật.

Về mục tiêu dài hạn, bạn có thể để cập đến việc trở thành nhân viên chính thức của tổ chức để đóng góp vào sự phát triển chung của công ty. 

Chắc chắn rồi, nếu bạn là người làm Marketing, bạn cũng nên biết cách quan sát mục tiêu của công ty, tổ chức nơi bạn thực tập để điều chỉnh hướng đi của mình sao cho phù hợp với họ. Bởi lẽ, không những công ty kinh doanh thông thường muốn tuyển nhân viên chính thức, ngay cả nhân viên marketing thực tập, họ cũng mong muốn đào tạo những người có mục tiêu nghề nghiệp trùng khớp với mục tiêu chung. 

Tuyển thực tập sinh Marketing

2.3. Kỹ năng trong CV marketing

 Kỹ năng trong CV marketing
 Kỹ năng trong CV marketing thực tập

Các kỹ năng trong CV quyết định khoảng 60% khả năng đậu khi gửi CV thực tập của những tín đồ Marketing vì đây là một trong những tiêu chí để xác định được năng lực nắm được công việc cũng như xử lý được công việc trong quá trình thực tập. Có thể học vấn và kinh nghiệm của bạn còn non nớt, tuy nhiên, những kỹ năng tiềm tàng trong marketing được bạn tôi luyện tại môi trường đại học hay năng lực thực tế sẽ giúp ích rất lớn trong việc tạo ấn tượng tốt với nhà tuyển dụng. Dĩ nhiên, những kỹ năng này không nên ôm đồm mà cần phải có chọn lọc. Những kỹ năng trong CV marketing thực tập chỉ hữu ích liên quan trực tiếp đến công việc marketing mà bạn lựa chọn. Cùng phần thông tin cá nhân, các kỹ cần được trình bày một cách khoa học bằng các dòng tách biệt và nên có thang đánh giá để nhà tuyển dụng nắm được mức độ thành thạo thực tế của bạn. Phần kỹ năng có thể được trình bày như sau:

- Giao tiếp

- Giải quyết vấn đề

- Tin học văn phòng

- Ngoại ngữ

- Năng lực quản trị thời gian

 Xem thêm: CV Marketing Assistant

2.4. Trình độ học vấn 

Trình độ học vấn trong CV marketing thực tập
Trình độ học vấn trong CV marketing thực tập

Với một tân cử nhân hay một thực tập sinh Marketing, bên cạnh những nội dung đã trình bày thì trình độ học vấn gần như không có vai trò quan trọng xếp hàng bậc nhất như một bản CV xin việc Marketing chính thức. Lý do dễ hiểu duy nhất cho điều này, đây là phần nội dung chưa hoàn thiện. Tương tự như một bản CV làm thêm hay công tác, nhà tuyển dụng chỉ nắm được thông tin cơ bản như tên trường, Khoa, chuyên ngành của bạn và trả lời câu hỏi, bạn là sinh viên năm thứ mấy.

Dù vậy, ngoài bổ sung thêm tính đầy đủ cho CV, nó vẫn có vai trò quan trọng với nhà tuyển dụng để đánh giá rằng, sinh viên này có đủ trình để họ đào tạo hay không. Nội dung mà bạn cần đảm bảo trong mục trình độ học vấn là: Tên trường, chuyên ngành, Năm học thứ. Đối với những sinh viên trường tốp và ngành Marketing hoặc liên quan, sinh viên sắp sửa tốt nghiệp đều là những thành tố giúp bạn ghi điểm tốt nhất trong mắt những nhà tuyển dụng vị trí thực tập sinh Marketing. Thông tin phần này khá ngắn gọn, do vậy, hãy trình bày một cách rõ ràng, khoa học, tránh ghi cùng một dòng hay dài lê thê.

Các bạn sinh viên ứng tuyển vào vị trí thực tập sinh đừng nghĩ rằng nhà tuyển dụng sẽ không yêu cầu kinh nghiệm gì từ bạn, đó có thể là các kỹ năng nhỏ và kiến thức mà bạn hiểu biết. Có thể bạn chưa có chút kinh nghiệm nhưng bạn phải hiểu được kiến thức liên quan đến công việc. 

2.5. Kinh nghiệm làm việc

 Kinh nghiệm làm việc
 Kinh nghiệm làm việc trong CV marketing thực tập

Điểm khác biệt duy nhất của một bản CV cho nhân viên Marketing chính thức và thực tập chính là ở kinh nghiệm làm việc. Trên thực tế, kinh nghiệm làm việc không phải thế mạnh của dân thực tập và Marketing không phải là một ngoại lệ. Bởi lẽ, theo thống kê của timviec365.vn, chỉ khoảng 10% sinh viên marketing hay người đã có ít nhiều kinh nghiệm chấp nhận thực tập khi đã nắm trong tay kinh nghiệm, trừ những ai mong muốn đầu quân cho những tập đoàn, công ty danh tiếng.

Tuy vậy, ngay cả trong điều kiện bạn chưa có quá nhiều kinh nghiệm thì, việc tận dụng những trải nghiệm hay thực hành kỹ năng của mình tại giảng đường cũng là một điểm cộng. Ví dụ như: Bạn từng là thành viên trong câu lạc bộ MC của trường, Ban từng liên hệ bảo trợ truyền thông và chạy sự kiện của câu lạc bộ trong trường, bạn có năng lực photoshop, chụp ảnh và từng chịu trách nhiệm trong mảng ảnh trong các sự kiện của học viên hay khoa...

Tất cả sẽ xóa mờ đi điểm yếu của một bản CV thực tập non trẻ và khẳng định với nhà tuyển dụng rằng...bạn hoàn toàn đủ năng lực để tiếp cận nội dung mà đơn vị, công ty đào tạo hướng dẫn bạn trong quá trình thực tập. Một lưu ý khi ghi kinh nghiệm làm việc là hãy ghi chú thật kỹ thời gian bạn thức hành bạn hành kinh nghiệm của mình và ghi theo thứ tự từ kinh nghiệm quan trọng nhất đến bình thường nhé. Dĩ nhiên là những kinh nghiệm này phải liên quan trực tiếp đến Marketing rồi.

Bên cạnh những nội dung cơ bản trên đây, bạn hoàn toàn có thể làm cho CV thực tập của mình thêm ấn tượng bằng cách trình bày thêm bằng cấp...để tăng thêm tính thuyết phục.

Tuyển dụng Marketing

3. Một số lưu ý khi làm CV thực tập Marketing

3.1. Nói không với lỗi chính tả

Một số lưu ý khi làm CV thực tập Marketing
Một số lưu ý khi làm CV thực tập Marketing

Cho dù là CV để đăng ký vị trí làm việc Marketing chính thức hoặc thực tập, việc này không nên bị bỏ sót. các lỗi chính tả trong CV bắt buộc bạn phải đảm bảo đầu tiên. Bởi lẽ, một bản CV thực tập thường tương đối ngắn, chỉ một lỗi chính tả rất nhỏ sẽ vô tình trở thành một hạt sạn to đùng trong bản CV. Điều này, sẽ áp đặt trong suy nghĩ của nhà tuyển dụng rằng, sinh viên mình sắp sửa đào tạo cho vị trí thực tập sinh là người thiếu cẩn thận. Do vậy, hãy đọc qua bản CV thực tập của mình vài ba lần để sửa lỗi chính tả. Nếu bạn tạo CV thực tập Marketing lần đầu tiên, hãy bảo người có chuyên môn đọc qua trước nhé.

Xem thêm: 10 sai lầm khi viết CV xin việc

3.2. Tránh lỗi quá dài dòng

Do thiếu kinh nghiệm làm CV thực tập và nỗi lo lắng vì sợ rằng, không được nhận thực tập đã tạo ra một tâm lý viết CV càng dài càng tốt. Tuy vậy, đây không phải là một ý hay, nội dung trong CV thực tập Marketing cũng khá đơn giản, việc cố gắng kéo dài chỉ làm cho bạn CV của bạn trở nên lan man, sáo rỗng và khiến cho CV của mình chứa nhiều những nội dung gây nhàm chán trong CV mà thôi. Để ý về dung lượng khoảng 1 -1,5 trang A4 và những nội dung được trình bày như trên nhé.

Tìm việc làm

Tạo CV xin thực tập Marketing chuẩn nhất!
Tạo CV xin thực tập Marketing chuẩn nhất!

Mong rằng, những hướng dẫn tạo CV thực tập Marketing trên đây của timviec365.vn sẽ thật sự hữu ích với tất cả các bạn. Chúc bạn thành công.

Xem thêm: Các hình thức trade marketing hiện đại thời 4.0 hiệu quả nhất

Mẫu CV xin thực tập và hướng dẫn cách viết chuyên nghiệp nhất

Ngoài CV thực tập Marketing, bạn cũng có thể tham khảo mẫu CV thực tập đủ loại của timviec365.vn trong bài viết sau nhé.

Mẫu CV xin thực tập và hướng dẫn cách viết chuyên nghiệp nhất

Từ khóa liên quan

Chuyên mục

Bí quyết viết CV-Tâm sự Nghề nghiệp-Cẩm Nang Tìm Việc-Kỹ Năng Tuyển Dụng-Cẩm nang khởi nghiệp-Kinh nghiệm ứng tuyển việc làm-Kỹ năng ứng xử văn phòng-Quyền lợi người lao động-Bí quyết đào tạo nhân lực-Bí quyết lãnh đạo-Bí quyết làm việc hiệu quả-Bí quyết viết đơn xin nghỉ phép-Bí quyết viết thư xin thôi việc-Cách viết đơn xin việc-Bí quyết tăng lương-Bí quyết tìm việc dành cho sinh viên-Kỹ năng đàm phán lương-Kỹ năng phỏng vấn-Kỹ năng quản trị doanh nghiệp-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hà Nội-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Đà Nẵng-Mẹo viết hồ sơ xin việc-Mẹo viết thư xin việc-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Kinh doanh - Bán hàng-Định hướng nghề nghiệp-Top việc làm hấp dẫn-Tư vấn nghề nghiệp lao động phổ thông-Tư vấn việc làm Hành chính văn phòng-Tư vấn việc làm ngành Báo chí-Tư vấn tìm việc làm thêm-Tư vấn việc làm ngành Bất động sản-Tư vấn việc làm ngành Công nghệ thông tin-Tư vấn việc làm ngành Du lịch-Tư vấn việc làm ngành Kế toán-Tư vấn việc làm ngành Kỹ thuật-Tư vấn việc làm ngành Sư phạm-Tư vấn việc làm ngành Luật-Tư vấn việc làm thẩm định-Tư vấn việc làm vị trí Content-Tư vấn việc làm ngành Nhà hàng - Khách sạn-Tư vấn việc làm quản lý-Kỹ năng văn phòng-Nghề truyền thống-Các vấn đề về lương-Tư vấn tìm việc làm thời vụ-Cách viết Sơ yếu lý lịch-Cách gửi hồ sơ xin việc-Biểu mẫu phục vụ công việc-Tin tức tổng hợp-Ý tưởng kinh doanh-Chia sẻ kinh nghiệm ngành Marketing-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Bình Dương-Kinh nghiệm tìm việc làm tại Hồ Chí Minh-Mẹo viết Thư cảm ơn-Góc Công Sở-Hoạt động đoàn thể-Tư vấn việc làm Biên - Phiên dịch-Tư vấn việc làm Ngành Nhân Sự-Tư vấn việc làm Ngành Xuất Nhập Khẩu - Logistics-Tư vấn việc làm Ngành Tài Chính - Ngân Hàng-Tư vấn việc làm Ngành Xây Dựng-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Mỹ thuật-Tư vấn việc làm Ngành Vận tải - Lái xe-Quản trị nhân lực -Quản trị sản xuất-Cẩm nang kinh doanh-Tư vấn việc làm Ngành Thiết kế - Nội thất-Mô tả công việc ngành Kinh doanh-Mô tả công việc ngành Bán hàng-Mô tả công việc Tư vấn - Chăm sóc khách hàng-Mô tả công việc ngành Tài chính - Ngân hàng-Mô tả công việc ngành Kế toán - Kiểm toán-Mô tả công việc ngành Marketing - PR-Mô tả công việc ngành Nhân sự-Mô tả công việc ngành IT - Công nghệ thông tin-Mô tả công việc ngành Sản xuất-Mô tả công việc ngành Giao nhận - Vận tải-Mô tả công việc Kho vận - Vật tư-Mô tả công việc ngành Xuất nhập khẩu – Logistics-Mô tả công việc ngành Du lịch - Nhà hàng - Khách sạn-Mô tả công việc ngành Hàng không-Mô tả công việc ngành Xây dựng-Mô tả công việc ngành Y tế - Dược-Mô tả công việc Lao động phổ thông-Mô tả công việc ngành Kỹ thuật-Mô tả công việc Nhà nghiên cứu-Mô tả công việc ngành Cơ khí - Chế tạo-Mô tả công việc bộ phận Quản lý hành chính-Mô tả công việc Biên - Phiên dịch-Mô tả công việc ngành Thiết kế-Mô tả công việc ngành Báo chí - Truyền hình-Mô tả công việc ngành Nghệ thuật - Điện ảnh-Mô tả công việc ngành Spa – Làm đẹp – Thể lực-Mô tả công việc ngành Giáo dục - Đào tạo-Mô tả công việc Thực tập sinh - Intern-Mô tả công việc ngành Freelancer-Mô tả công việc Công chức - Viên chức-Mô tả công việc ngành Luật - Pháp lý-Tư vấn việc làm Chăm Sóc Khách Hàng -Tư vấn việc làm Vật Tư - Kho Vận-Hồ sơ doanh nhân-Việc làm theo phường-Danh sách các hoàng đế nổi tiếng-Vĩ Nhân Thời Xưa-Chấm Công-Tài Sản Doanh Nghiệp-Nội Bộ Công Ty - Văn Hóa Doanh Nghiệp-Quản Lý Quan Hệ Khách Hàng-Quản Lý Công Việc Nhân Viên-Đánh giá nhân viên-Quản Lý Trường Học-Quản Lý Đầu Tư Xây Dựng-Kinh Nghiệm Quản Lý Tài Chính-Kinh nghiệm Quản lý kho hàng-Quản Lý Gara Ô Tô-Xem thêm gợi ý
;